Tại sao bà bầu không nên nằm võng? [Giải đáp thắc mắc]
18 Th 11, 2020Nguyễn Thị Luyện
1715Có thể bạn chưa biết: sự đung đưa nhẹ nhàng của chiếc võng không chỉ giúp con người đi nhanh vào giấc ngủ mà còn mang đến một ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ và trí nhớ theo đó cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nằm võng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể tại sao bà bầu không nên nằm võng? Làm thế nào để mẹ bầu có giấc ngủ ngon? Tất cả sẽ được bật mí cụ thể trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện – Nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, hiện công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Tại sao bà bầu không nên nằm võng?
Đối với các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, một tư thế nằm chuẩn không chỉ đảm bảo một giấc ngủ ngon cho mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Những nghiên cứu của chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) – Sophie Schwartz đã chỉ ra rằng: những rung lắc nhẹ nhàng khi đưa võng sẽ giúp con người nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ, và ngủ sâu hơn so với khi nằm trên giường. Bằng cách đo điện não đồ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, chuyên gia phát hiện ra rằng, không chỉ ngủ nhanh hơn, nằm võng còn có thể thay đổi bản chất giấc ngủ, đồng thời có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ. Bởi vậy, chuyên gia hy vọng rằng, nghiên cứu của mình có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, như chứng mất ngủ chẳng hạn. Tuy nhiên, những điều này liệu có đúng với phụ nữ mang thai?
Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng việc nằm võng đung đưa khiến mẹ dễ ngủ hơn những đôi khi cũng lo lắng vì nếu có ngã sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Mặc dù có thể tác động tích cực đến giấc ngủ và giúp cho mẹ bầu ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế lại không khuyến khích việc chúng ta nằm ngủ trên võng, nhất là chị em phụ nữ nằm võng khi mang thai. Theo chuyên gia y tế khuyến cáo thì trong thời điểm mang thai, mẹ bầu không nên nằm võng để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Vậy, cụ thể tại sao bà bầu không nằm võng?
Thực tế, mặc dù việc ngủ khi nằm võng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc nằm ngủ trên võng, nhất là nằm võng khi mang thai. Nguyên do là bởi khi nằm trên võng, cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao nhưng ngực bị ép, khiến bạn rất dễ bị suy hô hấp. Mặt khác, việc nằm với tư thế đầu ở quá cao sẽ khiến cơ thể bạn khó khăn hơn trong quá trình lưu chuyển máu lên não. Hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Một nguy cơ rất rõ ràng có thể dễ dàng xảy đến đối với các mẹ bầu khi nằm võng đó là té ngã, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Đó là lý do tại sao bà bầu không nên nằm võng. Điều này được rất nhiều chuyên gia y tế đưa ra khuyến cáo, đặc biệt là giai đoạn càng về cuối của thai kỳ không nên nằm ngủ trên võng. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng người về bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu. Đồng thời, tư thế nằm nghiêng trái cũng giúp máu lưu thông và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến thai nhi tốt hơn.
>>>Tìm hiểu thêm: Tại sao bà bầu không nên với tay cao?
Những ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm võng
Để làm rõ hơn về vấn đề tại sao bà bầu không nên nằm võng, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo về những ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm võng trong thai kỳ, cụ thể như sau:
Mẹ bầu nằm võng ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Tư thế nằm trên võng thường là đầu và chân cao, phần thân dưới thấp và hơi gập. Điều này khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bà bầu bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim. Thêm vào đó, nếu đầu nằm quá cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn, có tác động không tốt lên toàn bộ tim mạch.
Mẹ bầu nằm võng ảnh hưởng đến cột sống
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có đến 90% người thói quen nằm võng đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc bị thoát vị đĩa đệm.
Khi người càng lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, canxi không đủ cung cấp cho hệ xương dẫn tới bị giòn và dễ gãy hơn, những mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh cột sống gây đau đớn.
Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng là nguyên nhân gây ra các tổn thương lớn như bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, bị tê liệt tứ chi.
Chèn ép lên thai nhi
Để có một tư thế thoải mái giúp bà bầu và thai nhi luôn mạnh khỏe, võng không thể là giải pháp tối ưu vì nằm võng bà bầu không thể lật mình, không thể điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nhất là việc nằm nghiêng trên võng sẽ chèn ép lên bào thai, gây sự khó chịu hay bức bối ở thai nhi.
Tăng nguy cơ bị ngã
Với bà bầu, việc bụng có chu vi ngày càng lớn, cồng kềnh, di chuyển thường khó khăn hơn, trong quá trình đứng lên, ngồi xuống võng dễ bị ngã. Do đó, các mẹ không nên nằm võng trong thời gian mang thai.
Bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào là chuẩn?
Tốt nhất là các mẹ nên nằm ở những nơi có không gian thoải mái và bằng phẳng như giường và nệm. Ngoài ra, những tư thế sau đây sẽ giúp mẹ bầu được điều chỉnh giấc ngủ dễ dàng hơn qua từng giai đoạn thai kỳ.
Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng đầu thai kỳ:
Lúc này, bụng mẹ không quá lớn. Mẹ có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, thậm chí ở cả tư thế nằm ngửa cũng không đáng ngại. Mặc dầu vậy, cần hạn chế nằm ở tư thế sấp bởi nó không tốt cho sức khỏe của người bình thường, phương chi mẹ lại đang trong giai đoạn bầu bí.
Tư thế nằm chuẩn trong ba táng giữa thai kỳ
Mặc dầu vẫn chưa đến mức “bụng to vượt mặt” nhưng việc bảo vệ chiếc bụng lấp ló cũng là điều hết sức quan trọng. Từ lúc này, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.
Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng cuối thai kỳ
Do lúc này tử cung của mẹ đã bắt đầu xoay theo hướng phải nên các chuyên gia khuyên mẹ nghiêng về phía trái trong lúc ngủ nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người khiến em bé trong bụng chịu áp lực.
Bí quyết giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon
Mặc dù không nên nằm võng trong thời gian mang thai, các mẹ vẫn có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn giúp mình đi vào giấc ngủ nhanh hơn như sau:
+ Nghe nhạc, đọc sách: Dành một khoảng thời gian trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.
+ Dinh dưỡng: Nên ăn uống đúng giờ, không ăn bữa tối quá trễ. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ không được khuyến khích trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine như trà, café. Một ly sữa ấm sẽ giữ cho mẹ bầu không cảm thấy đói và ngủ ngon suốt đêm.
+ Không gian ngủ: Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ thì mẹ bầu mới có thể ngủ ngon.
+ Tạo giờ giấc thức – ngủ đồng bộ: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày. Dần dần, cơ thể sẽ quen với những thời điểm đó, việc đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.
+ Massage: Massage vùng lưng và chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê, hãy nhờ ông xã massage giúp vợ dễ ngủ.
+ Tập thể dục hàng ngày: Tuy việc này sẽ ngày càng khó khăn vì cơ thể nặng nề nhưng bạn không thể bỏ qua nó. Cố gắng vận động với các bài tập phù hợp giúp giảm đau lưng và dễ ngủ.
Việc nằm võng trong thai kỳ suy cho cùng cũng chỉ để giải quyết triệt để chứng mất ngủ mà nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Thế nhưng, vẫn còn nhiều giải pháp an toàn hơn để mẹ bầu có thể ru mình vào giấc ngủ thay vì các giải pháp khá “mạo hiểm” là ngủ võng. Những giải pháp mẹ bầu có thể áp dụng đó là:
- Mẹ có thể chọn mua cho mình một chiếc gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người quá mức khiến cho em bé trong bụng chịu nhiều áp lực.
- Tránh thức uống chứa chất caffeine như: cà phê, sôcôla, trà đen,… Vì đây chính là những thức uống “để thức chứ không phải để ngủ”, sự tỉnh táo quá mức sẽ gây phiền toái cho mẹ bầu đấy.
- Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, mẹ bầu nên ăn uống nhẹ: 1 cốc sữa ấm, ngũ cốc, 1 miếng phomai,…
- Uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn
- Ban ngày uống đủ nước, giảm uống nước lại vào ban đêm. Nếu không, việc đi tiểu đêm sẽ ‘quấy rầy” giấc ngủ của mẹ bầu.
- Trước lúc lên giường đi ngủ, hãy tắm qua với nước ấm.
- Nếu muốn, mẹ bầu có thể quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng, đây cũng là một cách để cho mẹ dễ đi vào giấc ngủ.
- Luôn giữ cho phòng ngủ ở nhiệt độ vừa phải, mát mẻ.
- Massage toàn thân trước lúc ngủ hoặc có thể tập một vài động tác hít thở sâu để cho cơ thể được thoải mái, thư giãn hơn.
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày giúp cho máu lưu thông tốt hơn và mẹ bầu cũng dễ ngủ hơn.
- Sau cùng, cần tránh xa các nguyên nhân “thường trực” gây mất ngủ cho mẹ bầu như ngủ trưa quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm và gia vị cay nóng, ăn quá no hoặc để quá đói trước khi đi ngủ, bật đèn quá sáng và ngủ tùy tiện, không theo một giờ giấc nhất định.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề tại sao bà bầu không nên nằm võng. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 599 – 0836 633 399 hoặc ấn vào ĐÂY để được giải đáp và tư vấn cụ thể.
+ Nguồn tham khảo:
- Is It Safe to Lay in a Hammock While Pregnant? https://www.thefoothammock.com/is-it-safe-to-lay-in-a-hammock-while-pregnant/ Truy cập ngày: 18/11/2020
- Does laying in a hammock count as laying on my back? https://www.reddit.com/r/BabyBumps/comments/261dp4/does_laying_in_a_hammock_count_as_laying_on_my/ Truy cập ngày: 18/11/2020
Ngày sửa: 04-05-2021
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]