Ăn bánh khảo có béo không?
26 Th 10, 2020Giao Thị Kim Vân
2955Bánh khảo là loại bánh ngọt truyền trống của người dân miền Bắc Bộ nước ta, đặc biệt ở Cao Bằng. Cách làm không quá khó nhưng mất khá nhiều thời gian. Để tìm hiểu thêm về loại bánh này đồng thời biết ăn bánh khảo có béo không, cách làm cụ thể ra sao, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Bánh khảo – Hương vị Tết của người Cao Bằng
Ngoài bánh chưng ra thì người Cao Bằng còn làm nhiều loại bánh khác, trong đó có bánh khảo. Cứ khoảng 20, 21 tháng Chạp là các nhà trong bản đã sửa soạn để làm bánh vì cách làm bánh tuy đơn giản nhưng mất nhiều khâu, nhiều thời gian.
Bánh có vị ngọt thanh, bùi bùi, thơm mùi bột nếp, dạng chữ nhật với kích thước to nhỏ dày mỏng tùy người làm.
Các đôi vợ chồng trẻ đưa nhau về bên ngoại ngày mồng hai Tết sẽ mang theo cặp bánh chưng, con gà trống thiến, chai rượu và cả bánh khảo. Nếu không có bánh khảo sẽ không được coi là đủ bộ. Khách đến nhà chơi Tết bao giờ cũng được mời bánh khảo để ăn. Mọi người vừa hàn huyên câu chuyện vừa nhấm nháp miếng bánh ngọt ngọt bùi bùi, thêm chút nước trà tận hưởng đầu xuân năm mới. Còn với những người con của bản làng đi học, đi làm xa thì sau khi ăn Tết xong sẽ được gia đình bọc bánh khảo cất trong túi để mang đi, vừa ăn vừa tặng bạn bè.
Ăn bánh khảo có béo không?
Để biết ăn bánh khảo có béo không, bạn cần hiểu hơn về cách làm bánh.
Cụ thể, một mẻ bánh khảo sẽ được tạo ra bởi bột nếp (khoảng 500g).
Gạo nếp sau khi vo sạch, đãi kỹ để ráo nước rồi đem rang trong chảo với lửa liu riu vừa phải. Rang tới khi gạo chín đều, hạt vàng nhạt, mười hạt như mười, cắn thấy giòn tan là được. Chú ý không ra quá lửa vì sẽ khiến hạt gạo bị cháy mà trong vẫn sống. Bên cạnh đó, mỗi mẻ chỉ rang khoảng một 1 – 2 bát gạo thôi. Gạo sau khi rang xong đem xay mịn (bột càng mịn bánh càng ngon) rồi rải bột lên giấy báo hoặc giấy bản, lấy giấy khác phủ lên trên rồi dùng nong đậy kín lại. Đợi khoảng 4 – 6 ngày, bột hút đủ độ ẩm là có thể đem ra làm bánh.
Ngoài ra, chúng ta cần thêm:
- 500g đường cát trắng giã mịn
- 150 ml nước lọc
- 2 muỗng café nước hoa bưởi
- ¼ muỗng café nước chanh tươi
- 200g đậu xanh không vỏ
- 100g mứt bí xắt hạt lựu
Cách thực hiện như sau:
+ Bước 1: Ngâm đậu xanh khoảng 4 tiếng rồi rửa lại bằng nước, cho vào xửng hấp. Khi đậu mềm thì vớt ra, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
+ Bước 2: Cho đậu xanh với 200g đường vào chảo sên đến khi không còn dính tay thì cho mứt bí vào.
+ Bước 3: Đun nướng chảo, để lửa nhỏ rồi cho bột nếp vào đảo đều tay đến khi có mùi thơm thì tắt bếp, đổ bột ra tô lớn hoặc khay nhôm.
+ Bước 4: Cho 300g đường và 150 ml nước vào chảo, đun tan nước đường đến khi nước sánh chuyển màu vàng nhạt thì cho thêm nước chanh, nước hoa bưởi, khuấy đều rồi tắt bếp.
+ Bước 4: Đổ nước đường vào bột đảo đều rồi đeo găng tay nilong bóp cho đều bột.
+ Bước 5: Cho bột vào ½ khuôn, cho nhân vào đậu xanh mứt bí vào giữa rồi cho tiếp một lớp bột nữa lấp đầy khuôn.
+ Bước 6: Dùng tay nén chặt bánh xuống rồi đậy nắp khuôn lại. Để khoảng 30p là có thể dùng được.
+ Bước 7: Bánh làm xong được phong thành từng phong bằng giấy màu. Phong bánh hình chữ nhật, to nhỏ dày mỏng tùy người làm, dậy mùi thơm bột nếp, ngậy ngậy mỡ lợn quện vị ngọt thanh của đường.
Với một mẻ bánh khảo 1,5 kg như vậy sẽ chứa hơn 2.000 calo. Trong đó:
- 500g bột gạo nếp chứa 485 calo.
- 500g đường cát trắng giã mịn chứa 667 calo.
- 200g đậu xanh không vỏ chứa 656 calo.
- 100g mứt bí xắt hạt lựu chứa 278 calo.
Còn mỗi 100g bánh khảo sẽ chứa khoảng 133 calo. Lượng calo này được xem là không cao so với lượng calo trung bình mỗi ngày cơ thể cần để hoạt động (2.000 calo). Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều bánh khảo vì vừa dễ gây tích trữ mỡ thừa vừa không tốt tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, khi ăn bánh khảo, bạn cần chú ý:
- Không ăn sau 7 giờ tối: Tối là khoảng thời gian cơ thể ít vận động nên dễ tăng cân nếu ăn đồ ngọt.
- Không ăn khi quá đói: Cơ thể quá đói sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Các chất trong đồ ăn cũng dễ dàng hấp thụ hơn mà bánh khảo chứa nhiều đường nên nó thực sự không tốt cho vóc dáng khi ăn nhiều.
- Kết hợp thêm với trà: Ăn bánh khảo uống thêm trà không chỉ giúp tăng hương vị cho bánh mà còn là cách đào thải bớt độc tố gây béo từ bánh.
- Dành thời gian tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa hấp thụ từ bánh khảo cùng các món ăn trong ngày.
Bạn có thể xem thêm:
- + Bánh yến mạch bao nhiêu calo và ăn bánh có béo không?
- + Bánh xíu páo bao nhiêu calo và ăn bánh xíu páo có béo không?
- + Bánh quẩy bao nhiêu calo và ăn bánh quẩy có béo không?
Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết ăn bánh khảo có béo không, cách làm bánh khảo như thế nào. Để được tư vấn thêm về loại bánh này, hãy nhấp chuột [tại đây].
Nguồn tham khảo:
+ Bánh khảo Mường Hum https://nld.com.vn/dia-phuong/banh-khao-muong-hum-201103211023028.htm Truy cập ngày 26/10/2020.
+ Bánh khảo người Tày: Món ăn của sự sum vầy https://vnexpress.net/banh-khao-nguoi-tay-mon-an-cua-su-sum-vay-2307708.html Truy cập ngày 26/10/2020.
Ngày sửa: 26-10-2020
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]