Dinh dưỡng

Ăn cam có béo không? Cách bổ sung cam vào thực đơn giảm cân

Quả cam từ lâu đã được biết đến là một loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn cam có béo không? Nên bổ sung cam như thế nào vào thực đơn giảm cân? nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, đừng bỏ lỡ những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của cam

Cam là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cam thuộc họ cây cam (Citrus x sinensis), chi cam quýt. Có nhiều loại cam khác nhau vơi đủ kích cỡ màu sắc và hương vị.

Thành phần dinh dưỡng của cam

Quả cam không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ ăn mà còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người như: chất xơ, vitamin C, folate và các chất chống oxy hóa,…Vậy quả cam chứa chất gì?

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100g cam như sau:

  • Calo: 47
  • Nước: 87%
  • Protein: 0,9 gram
  • Carbs: 11,8 gram
  • Đường: 9,4 gram
  • Chất xơ: 2,4 gram
  • Chất béo: 0,1 gram
  • Canxi: 26 mg
  • Kali: 93 mg
  • Microgram carotene (một loại chất chống oxy hóa): 104
  • Vitamin C: 30mg
  • Sắt: 0,32 mg
  • Photpho: 20 mg
  • Natri: 4,5 mg

+ 1 trái cam có bao nhiêu vitamin c?

Vitamin C là loại dưỡng chất cần thiết đối, nó tham gia vào hầu hết các quá trình hoạt động khác nhau của cơ thể. Cam là một loại trái cây được nhiều người ưa thích để bổ sung vitamin C. Vậy 1 trái cam có bao nhiêu vitamin C? Các chuyên gia cho biết thực tế cam là loại trái cây chứa rất ít vitamin C. Trong 100g cam chứa 45g lượng vitamin C .

Theo đó, trong 100g cam cung cấp cho cơ thể 130% nhu cầu vitamin C một ngày, 2% nhu cầu vitamin A, 6% canxi. Bên cạnh đó, cam còn chứa thiamin, vitamin B-6, riboflavin, niacin, a-xit pantothenic, folate, phốt pho, magiê, mangan, selen, đồng, choline, zeaxanthin và carotenoids.

+ 1 quả cam chứa bao nhiêu axit folic

Một số nghiên cứu khoa học Axit folic là tên gọi khác của vitamin B9 là một dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe đặc biệt đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Có rất nhiều trái cây có chứa axit folic nhưng trái cây họ nhà cam quýt được đánh giá là cao nhất. Một trái cam có thể chứa khoảng 50mcg, một ly nước cam ép còn chứa nhiều hơn.

+ Vỏ cam chứa chất gì?

Các nghiên cứu cho biết vỏ cam là một nguồn cung cấp flavonoid dồi dào – đây là một chất chuyển hóa trung gian rất cần thiết, có khả năng phòng ngừa bệnh tật đặc biệt là ung thư.

Vỏ cam là nơi tập chung nhiều vitamin C nhất trong quả cam. Cứ 1 muỗng canh vỏ cam sẽ chứa khoảng 82 mg vitamin C. Ngoài ra vỏ cam còn chứa một số loại vitamin  và khoáng chất khác như: thiamin, riboflavin, niacin, vitamin A, folate, vitamin B5 và vitamin B6, magiê, sắt, phốtpho, kali, đồng, selen và kẽm.

1 quả cam bao nhiêu calo

Quả cam bao nhiêu calo?

Theo nhiều nghiên cứu và tính toán từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: cứ 100g cam chứa khoảng 47 calo. Một quả cam nặng trung bình 250g nghĩa là có khoảng 117,5 calo. Cam là một trong những loại trái cây ít calo, một quả cam mỗi ngày sẽ giúp cung cấp một lượng calo nhất định cho cơ thể, vừa bổ sung calo vừa mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, tùy vào kích cỡ, trọng lượng mà mỗi quả cam có thể chứa lượng calo khác nhau.

Uống nước cam bao nhiêu calo?

Theo Fatsecret kênh – tra cứu thông tin thực phẩm uy tín Quốc Tế nếu vắt 100g cam lấy nước sẽ thu được khoảng 80ml tương đương với 35 calo. Theo đó trong 100ml nước cam sẽ chứa khoảng 44 calo.

Cùng từ đây chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho những câu hỏi như 200ml nước cam bao nhiêu calo, 500ml nước cam bao nhiêu calo…

Ăn cam nhiều có tốt không?

Như đã đề cập ở trên, cam sở hữu lượng dưỡng chất lớn, nhờ vậy mang tới những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe như:

+ Tăng thải độc cơ thể, ngăn lão hóa da: Cam có khả năng kích thích tăng thải độc cơ thể và cả thải độc da. Nhất là chất ngừa oxy hóa của cam còn giúp mang oxy khắp cơ thể cũng như bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

+ Phòng chống ung thư: Cam chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperidin và naringin in, mang đến tác dụng phòng chống ung thư vú, ung thư gan và ruột kết

+ Tốt cho tim mạch và máu: Nước cam giúp cải thiện tuần hoàn máu¸ giảm nguy cơ bệnh tim. Đồng thời cung cấp lượng folate, vitamin nhóm B giúp ngừa dị tật bẩm sinh cũng như hữu ích cho tim mạch. Hơn nữa đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương.

Đặc biệt, chất phytochemical còn giúp ngừa các bệnh về lão hóa, pectin giúp giảm cholesterol máu.

Ăn cam nhiều có tốt không

+ Giúp duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể: Cam có thể cung cấp khoảng 7% lượng kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Do đó, chúng có tác dụng rất tốt trong việc giúp duy trì lượng chất lỏng của cơ thể cân bằng hơn.

+ Tăng đề kháng, tốt cho tiêu hóa: Cam có lượng vitamin C cao, giúp chữa lành vết thương, tăng đề kháng. Đặc biệt, loại quả này còn chứa chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn.

…..

Mặc dù cam có nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng các bạn cần cân nhắc về số lượng cam tiêu thụ mỗi ngày. Vì nếu bạn ăn cam nhiều sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt như:

  • Axit có trong cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài.
  • Lượng đường có trong cam nếu tiêu thụ nhiều dễ gây bệnh tiểu đường.
  • Cam có chứa axit nên có tính chua có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Đặc biệt nếu kết hợp nước cam cho thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý viêm khớp, đau khớp.

Chính vì vậy, để nhận được những lợi ích mà cam mang lại, các bạn cần sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, các bạn không nên ăn nhiều hơn 2 trái cam mỗi ngày. Đối với nước cam ép, mỗi ngày bạn chỉ nên uống một ly nước cam khoảng 200ml, tránh gây phản tác dụng. Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú cần nạp nhiều vitamin C hơn thì có thể bổ sung nhiều hơn. Ngược lại, trẻ nhỏ nên bổ sung một lượng nước cam ít hơn 200ml.

Ăn cam có béo không?

Hiện nay vẫn chưa tìm thấy chất giảm béo hay đốt cháy mỡ thừa ở trong cam nên không thể khẳng định được chắc chắn ăn cam có giảm béo không. Tuy nhiên quả cam lại chứa nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất, không có chứa chất béo nên việc bổ sung cam vào chế độ ăn giảm cân sẽ rất hữu ích.

Điều này được giải thích là bởi nhờ lượng nước dồi dào trong cam nên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm đi cảm giác thèm ăn, hạn chế nạp thêm calo vào cơ thể.

Ăn cam trước khi đi ngủ có béo không?

Cam tuy có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng nếu các bạn có thói quen ăn hoặc uống nước cam trước khi đi ngủ sẽ dẫn tới một số tác dụng không mong muốn như:

  • Gây mất ngủ
  • Phá hủy men răng
  • Tăng cân
  • Hình thành sỏi thận

>> Như vậy câu trả lời cho vấn đề : ăn cam trước khi đi ngủ có béo không? Là có. Bạn nên lựa chọn thời điểm ăn cam thích hợp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất từ cam. Thời gian phù hợp để ăn và uống nước cam đó là khoảng 1 -2 tiếng sau bữa ăn sáng và chỉ nên dùng tối đa 200ml nước cam mỗi ngày.

Ăn cam nhiều có béo không?

Ngoài những tác dụng tốt trong cơ thể thì trong quả cam lại có một số nhược điểm như:

+ Thiếu chất béo: Thực tế trong cam không chứa chất béo, hàm lượng protein rất thấp nên không phải là thực phẩm thay thế món ăn hàng ngày. Bởi cơ thể bạn cần chất béo và chế độ ăn uống hấp thụ vitamin cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Thiếu chất xơ: Nếu bạn đang ăn kiêng, ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể có lợi cho mục đích này vì nó khiến bạn no lâu. Tuy nhiên, lượng chất xơ có trong quả cam rất ít chỉ khoảng 2g/ 100g.

+ Hàm lượng đường cao: Mặc dù cam không chứa bất kỳ chất ngọt nhân tạo nào nhưng nó lại giàu đường – một loại carbohydrate đơn giản. Chính vì thế, các bạn không nên ăn quá nhiều cam trong 1 ngày, tránh dư thừa lượng đường

+ Chứa ít chất khoáng: Theo nhiều nghiên cứu, trong quả cam chứa rất ít chất khoáng như: sắt, kẽm, đồng, photpho,… vì vậy, nếu ăn thay các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu chất trong cơ thể.

Vì những lý do trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng nếu bạn ăn nhiều cam cũng không thể béo được. Bên cạnh đó, cũng giống như các loại trái cây khác nếu ăn quá nhiều cam cũng có thể không tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nếu chọn cam để thay thế các loại trái cây hoặc thực phẩm khác trong ngày thì càng không nên. Bạn chỉ nên chọn cam để làm thực phẩm bổ sung hàng ngày mà thôi.

Ăn cam có béo không

>>> Xem thêm:

Ăn cam có giảm cân không?

Dựa vào những kết ở ở trên thì đáp án cho câu hỏi ăn cam có giảm cân không? câu trả lời chắc chắn là có. Cam được biết tới là loại trái cây có chứa hàm lượng Vitamin C dồi dào. Các nghiên cứu đã chỉ ra 100g cam chưa tới hơn 100% nhu cầu về vitamin C của cơ thể trong ngày. Cùng với đó là các loại vitamin A, canxi và chất xơ.

Vì vậy, việc bạn ăn cam mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu cơn thèm ăn, hạn chế được các đồ ăn nạp vào cơ thể. Đặc biệt, cam không chứa chất béo, protein thấp nên không có khả năng gây tăng cân hay bị mập cho cơ thể. Hơn nữa, cam còn giúp no lâu hơn, do vậy giúp việc giảm cân đạt hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, việc ăn cam cũng giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả nhất. Từ đó, gia tăng hiệu quả đốt cháy mỡ thừa giúp bạn lấy lại một vóc dáng thon gọn.

Thực đơn giảm cân với cam

Để thực hiện giảm cân bằng cách ăn cam, các bạn có thể áp dụng theo thực đơn như sau:

+ Bữa sáng: 1 quả trứng luộc, sau đó uống thêm 1 ly nước cam.

+ Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 ly cam ép và 1 quả trứng luộc

+ Bữa tối: Ăn giống bữa sáng, 1 quả trứng luộc, sau đó uống thêm 1 ly nước cam.

Nguyên tắc rằng bạn hãy ăn ít nhất một quả cam mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ vitamin C, giúp đốt cháy mỡ thừa một cách hiệu quả. Ngoài thực đơn giảm cân hiệu quả với cam như trên, các bạn có thể ra có thể áp dụng một thực đơn khác linh động tùy theo sở thích, và ăn tráng miệng bằng một quả cam sau bữa ăn vẫn tốt cho cơ thể.

Một số lưu ý khi ăn cam

Cam là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên, không phải uống nước hay ăn cam vào thời điểm nào cũng phát huy hết lợi ích của loại quả mọng nước này, thậm chí nó còn gây nguy hại cho bạn. Do đó, khi ăn cam các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:

+ Không uống nước cam vào buổi tối: Do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng của bạn. Thời gian ăn hoặc uống nước cam tốt nhất là sau ăn khoảng 1 – 2h.

+ Trước và sau khi uống sữa: Các bạn không nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

+ Không uống khi đói: Trong cam có axit nên nếu ăn lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày gây tăng tiết dịch vị dạ dày.

+ Không ăn quá nhiều cam: Vì nếu hấp thụ quá nhiều vitamin C cũng như tăng acid oxalic nhanh chóng có nguy cơ gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,…

+ Không uống cùng thuốc kháng sinh: Axit có trong cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học có trong thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm.

+ Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy: Nước cam chứa nhiều chất hữu cơ làm tăng axit có trong dạ dày, khiến người bệnh dễ bị ợ nóng, tình trạng viêm loét nặng thêm. Trường hợp nếu bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế uống nước cam, nếu có khi uống cần pha thật loãng.

+ Người bị mắc bệnh vẩy nến: Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, khi ăn cam sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

+ Không ăn cam cùng củ cải: Hỗn hợp nước ép này khi hấp thu vào cơ thể sẽ sản sinh ra sulfate là hợp chất sẽ tạo ra chất chống tuyến giáp thioxianic axit. Bên cạnh đó, flavonoid có trong cam cũng sẽ phân hủy trong đường ruột, chuyển hóa thành axit ferulic, kết hợp cùng sulfate chống tuyến giáp, tạo khả năng bướu cổ.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề Ăn cam có béo không? Nên bổ sung cam như thế nào vào thực đơn giảm cân? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

+ Nguồn tham khảo: Can Eating Oranges Make You Fat? https://healthyeating.sfgate.com/can-eating-oranges-make-fat-9762.html Truy cập ngày: 16/11/2020

 

Ngày sửa: 19-11-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội