Bà bầu ăn cà muối được không? [Giải đáp thắc mắc]
16 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
1865Bà bầu ăn cà muối được không? cà muối vốn là món ăn dân dã, quen thuộc mà nhiều người yêu thích, nó kích thích cảm giác ngon miệng, không chứa chất béo….và bà bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề có bầu nên hay không nên ăn cà muối? Vậy thực hư điều này như thế nào? dưới góc nhìn chuyên gia đánh giá ra sao? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết dưới đây.
Cà muối vốn dĩ là cà pháo được muối chua lên men tự nhiên. Đây là món ăn dân dã, dễ chế biến nhưng theo nhiều người thì món ăn này không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vậy điều này liệu có đúng hay không?
Thành phần có trong cà muối
Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn cà muối được không? chúng ta cần tìm hiểu rõ thành phần có trong cà muối. Theo chuyên gia dinh dưỡng nhận định, cơ thể con người hấp thụ chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hàng ngày nuôi dưỡng cơ thể. Trong đó cơ thể có xu hướng hấp thụ tốt các chất lên men tự nhiên nhiều hơn các thực phẩm, món ăn thông thường. Hơn nữa, theo nhận định, trong các thực phẩm lên men có chứa enzym giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giúp kích thích ăn ngon miệng hơn. Do vậy, đối với con người nói chung và bà bầu nói riêng được khuyến khích ăn các sản phẩm lên men an toàn như sữa chua,…
Đối với cà muối cũng được xếp vào danh sách thực phẩm lên men, nhờ nó có thể tạo ra quá trình lên men tự nhiên từ vi khuẩn lactic và cũng có khả năng kích thích tiêu hóa hoạt động tốt. Theo các nghiên cứu cho kết quả, một bát cà muối chín trong nước cà có chứa đến hơn 20 loại acid amin tốt, cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, cà muối vốn là món ăn nghèo chất dinh dưỡng, chỉ chứa một số ít vitamin và khoáng chất thì còn một lượng chất đạm rất nhỏ không đáng kể. Do đó, cà muối là loại thực phẩm không thể đáp ứng chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trong quả cà pháo tươi chưa muối có chứa một lượng lớn hoạt chất Solanine –đây là một chất độc thuộc nhóm glycoalkaloid có thể tác động gây tổn thương, ngộ độc thần kinh. Khi cà được muối chín, lượng chất độc này sẽ giảm đi, nhưng hầu như nó không thể mất hết. Do vậy dù là cà muối xổi hay muối chín thì món ăn này nếu ăn quá nhiều có thể trở thành độc tố xâm nhập vào cơ thể, tích tụ lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư. Cơ chế sinh bệnh được giải thích là gốc nitrat trong cà sẽ chuyển thành dạng nitrit và kết hợp với acid amin trong thực phẩm, chuyển hóa thành chất gây ung thư.
Bà bầu ăn cà muối được không?
Theo nghiên cứu từ Y học cổ truyền, trong quả cà có tính hàn với một số tác dụng như trị trũng thấp, tán huyết, chỉ thống, trừ viêm…Với tính hàn như vậy thì phụ nữ mang thai sử dụng sẽ không tốt, nếu ăn nhiều có thể dẫn tới nhiễm lạnh dễ gây ho, không tốt cho sức khỏe.
Mặt khác, đối với phụ nữ mang thai cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để có thể giúp bé phát triển tốt. Trong khi đó, cà muối được cho là một trong những món ăn ít chất dinh dưỡng nên ăn cà muối sẽ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ. Mặt khác, trong cà pháo còn chứa chất độc solanin, cao gấp nhiều lần so với mức an toàn, ăn cà pháo muối xổi hay muối chưa chín khi mẹ bầu ăn có thể gây ra ngộ độc. Chất solanin có trong cà là một loại độc tố rất nguy hiểm, nhất là với phụ nữ khi mang thai có thể dẫn tới các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, nóng rát cổ họng, nhịp tim rối loạn, gây rối loạn tiêu hóa, thần kinh, có cảm mất cảm giác, tình trạng tê liệt, nặng hơn có thể gây hôn mê, tử vong.
Các biểu hiện ngộ độc khi ăn cà muối mà mẹ bầu có thể gặp phải thường xuất hiện sau 8 đến 12 giờ kể từ khi ăn cà muối có chứa nhiều chất solanin. Mức độ ngộ độc cà muối tùy theo lượng cà muối mà mẹ bầu ăn vào, theo nghiên cứu, nếu ăn phải 2 đến 5mg/kg solanin có trong cà muối sẽ dẫn tới các triệu chứng nhiễm độc, và liều từ 3 đến 6 mg/kg có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt, cà muối nếu như muối không đảm bảo vệ sinh, không bảo quản đúng cách rất dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn nếu ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Vì những lý do trên có thể kết luận khi đang mang thai, mẹ bầu không nên hoặc hạn chế tối đa ăn cà muối, không nên ăn cà sống hay cà muối xổi. Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên mang thai để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Lưu ý đối với bà bầu khi ăn cà muối
Đối với những mẹ nghén món cà muối hoặc thích ăn cà muối thì chỉ ăn với lượng rất nhỏ và không nên ăn thường xuyên. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ nên note lại:
- Mẹ bầu nếu ăn cà muối phải thật cẩn thận lựa chọn loại quả vừa muối chín tới, không quá chua.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ nên tránh mua cà muối tại những quán ăn, hàng chợ, hãy tự muối cà ở nhà với các loại bình sành, sứ, thủy tinh; không nên muối cà bằng đồ nhựa sẽ không tốt. Bên cạnh đó mẹ cần bảo quản cẩn thận để không bị tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Đối với phụ nữ mang thai không nên ăn cà muối vào buổi tối vì có thể dẫn tới các triệu chứng bị chướng bụng và đầy hơi, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Phụ nữ mang thai không nên thường xuyên ăn cà muối, không ăn nhiều một bữa có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, khi cơ thể yếu, sức đề kháng yếu sẽ rất nguy hiểm.
- Khi ăn cà muối, nếu quả cà có dấu hiệu hỏng, có vị đắng thì mẹ bầu nên bỏ đi ngay, tuyệt đối không ăn, vì vị đắng có thể là độc tố trong quả cà, vị đắng càng nhiều thì độc tố càng cao.
- Theo dân gian truyền lại thì nếu ăn cà muối mẹ nên bỏ hạt cà để tránh tác nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng, gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
- Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên lựa chọn ăn các thực phẩm lành tính hơn tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
Bà bầu nên hạn chế ăn gì ?
Dưới đây là danh sách những loại món ăn, thực phẩm mẹ cần hạn chế ăn trong thời kỳ thai nghén, cụ thể như sau:
+ Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: một số loại cá có thể kể đến như: cá ngừ, cá thu…mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng thủy ngân cao sẽ không tốt, do vậy bạn cần hạn chế ăn những món cá này.
+ Củ măng và búp măng chua: Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu mẹ ăn nhiều măng chua có nhiều chất glucozit khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ phân hủy, tạo thành axit xyanhydric dẫn tới một số tác dụng phụ như gây ngộ độc, nôn mửa, rất có hại cho sức khỏe của người dùng.
>>>Có Thể Bạn Quan Tâm:
+ Các loại thịt tái sống: chưa nấu chín thì mẹ không nên ăn, kể cả món nem chua cũng được lên men từ thịt sống chưa qua bất kỳ khâu xử lý nào đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.
+ Dưa muối: cũng tương tự cà muối, dưa muối cũng thuộc nhóm thực phẩm lên men có chứa chất không tốt cho bà bầu nên mẹ hạn chế ăn món này. Nếu muốn ăn dưa muối, mẹ bầu nên chọn loại dưa muối vừa chín tới, được muối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sử dụng.
+ Măng tươi: theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong món ăn này có chứa hàm lượng Cyanide rất cao, phụ nữ mang thai ăn nhiều có thể tạo ăn thành chất độc axit xyanhydric gây hại cho thai nhi.
+ Đu đủ xanh: loại quả này tốt cho phụ nữ sau sinh với tác dụng lợi sữa nhưng mẹ bầu thì nên hạn chế tối đa ăn món này. Vì theo một số nghiên cứu cho kết quả ăn đu đủ xanh, trong đu đủ có nhựa…chứa chất papain có thể kích thích tử cung co bóp dẫn tới chảy amus, sảy thai….
+ Dứa: là món mà mẹ bầu nên dè chừng, vì trong dứa vốn có chất làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây dọa sảy thai nếu mẹ ăn quá nhiều.
+ Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng: Sữa là sản phẩm vốn được đánh giá tốt cho mẹ bầu cung cấp canxi và vitamin D giúp bé phát triển tốt về xương và răng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng thì mẹ nên cẩn trọng. Vì trong đó có chứa vi khuẩn Listeria gây sẩy thai và một số ảnh hưởng không tốt khác.
+ Rau ngót: Mẹ bầu thai yếu, có tiền sử sảy thai, động thai, có đẻ non… thì nên hạn chế ăn để tránh sảy thai, nguy hiểm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
+ Khoai tây mọc mầm: Trong khoai tây mọc mầm được xác định có chứa solanin, đây là chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu như bà bầu bị ngộ độc solanin sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh tương tự như ăn nhiều cà muối. Vì vậy, bà bầu cần chú ý đến món chế biến từ khoai tây mọc mầm và các loại củ đã lên mầm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề bà bầu ăn cà muối được không? Mong rằng những chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc có thể comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp.
CHÚ Ý: bên cạnh những thực phẩm nên và không nên ăn, chế độ dinh dưỡng…thì mẹ bầu cần chú ý đến quá trình thăm khám, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh!.
Chúc mẹ bầu sức khỏe!.
+> Nguồn tham khảo: 10 Foods You Should Strictly Avoid During Pregnancy https://food.ndtv.com/food-drinks/10-foods-you-should-strictly-avoid-during-pregnancy-1734597 Truy cập ngày: 16/11/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]