Dinh dưỡng

Bánh cuốn làm từ gì: Bột gì – Gạo gì?

Bánh cuốn làm từ gì? bột gì? gạo gì là câu hỏi của nhiều người khi biết đến món bánh cuốn dân dã nhưng vô cùng thơm ngon, đặc trưng cho nét ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Và để giải đáp thắc mắc xoay quanh về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thông tin câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đôi nét cơ bản về món bánh cuốn

Bên cạnh những món ăn sáng đặc trưng của người Việt như: bún chả, bún riêu, các loại phở gà, phở bò….thì bánh cuốn lại được xem như món ăn sáng tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng, dễ ăn và rất thích hợp được rất nhiều người yêu thích.

Vốn dĩ bánh cuốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi vào Việt Nam dưới sự nhào nặn,  biến tấu thì bánh cuốn đã mang những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt. Mỗi vùng miền lại chế biến món ăn này khác nhau tạo nên những hương vị đặc trưng mới lạ.

Bánh cuốn làm từ gì

Bánh cuốn làm từ gì? bột gì? gạo gì?

Việt Nam vốn xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Vì thế, phong tục tập quán, lễ hội hay kể cả ẩm thực cũng có ảnh hưởng rất nhiều. Tiêu biểu đó là những món bánh đặc trưng của nền văn hóa Việt, tiêu biểu như món bánh cuốn.

Trong tiếng Anh, từ bánh được dùng chỉ những loại bánh ngọt nhưng đối với người Việt, ngôn ngữ Việt thì bánh được dùng cho cả hai loại là bánh ngọt và bánh mặn. Còn từ “cuốn” có nghĩa là việc cuốn bánh với nhân (thịt, trứng…) hoặc không có nhân. Có thể xuất phát từ đặc điểm trên, bánh cuốn được đặt tên dựa theo quá trình chế biến và điểm nổi bật của món ăn hấp dẫn này.

Hiện nay, bánh cuốn được chế biến thành nhiều loại khác nhau dựa trên các đặc điểm về vỏ cuộn và nhân bánh. Vậy làm thế nào để có được một đĩa bánh cuốn ngon bắt mắt nhất?

Theo người xưa, khi làm bánh cuốn được phân nguyên liệu thành 2 phần là vỏ bánh và nhân bánh. Đối với vỏ bánh được cuốn rất mỏng được làm khéo léo từ gạo tẻ xay thành bột nhuyễn. Theo phương thức chế biến truyền thống từ bao đời nay thì người chế biến sẽ xay gạo trắng có bột gạo tươi pha trộn với những nguyên liệu khác. Mỗi ngày, người chế biến chỉ có một lượng gạo nhất định được sử dụng để chế biến vỏ bánh, tuyệt đối không sử dụng lại bột bánh cũ đã để qua đêm để đảm bảo độ tươi ngon của vỏ bánh, tránh tình trạng bánh bị chua.

Ngày nay, bột gạo làm bánh cuốn có rất nhiều, có những loại đã xay sẵn đã có mặt ở hầu hết các siêu thị, các khu vực chợ lớn nhỏ. Tuy nhiên, đa phần những người làm bánh cuốn truyền thống đều tự tay chọn gạo, xay bột, chế bột để làm bánh cuốn. Điều này chứng minh rằng vì sao sau hàng thế kỷ, bánh cuốn vẫn tiếp tục quá trình trường tồn với thời gian.

Không những vỏ bánh tạo nên hương vị thơm ngon mà nhân bánh cũng rất quan trọng. Trong nhân bánh cuốn có sự kết hợp của ngũ sắc mang đậm nét đặc trưng văn hóa, đó là màu xanh của lá hành, màu đỏ của tôm thịt, màu đen của mộc nhĩ, màu vàng của hành khô và màu trắng của vỏ bánh cuốn được cuộn lại. Hơn nữa, còn phải kể đến sự kết hợp hài hòa với nước chấm đậm đà, mằn mặn, cay ngọt độc đáo…tất cả tạo nên một món bánh đặc trưng cuốn hút thực khách.

Giới thiệu một số món bánh cuốn ngon

Hiện nay có bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn nhân thịt Hà Nội, bánh cuốn Làng Kênh Nam Định, bánh cuốn Hải Dương, bánh cuốn trứng Lạng Sơn,…..khá nổi tiếng.

–         Bánh cuốn Thanh Trì: tên gọi dựa trên làng nghề truyền thống thuộc Phường Thanh Trì- Hoàng Mai- Hà Nội. Bán cuốn Thanh Trì làm từ gạo tẻ, bánh không có nhân, tráng mỏng có lớp mỡ hành thơm phức. Bánh cuốn nơi này thường được ăn với những món phụ như nước chấm chua ngọt với chả quế đậm đà- trở thành món ăn nghiền của nhiều người Hà Nội.

–         Bánh cuốn Lạng Sơn: cũng được làm từ bột gạo xay mỏng nhưng phần nhân bánh có sự khác biệt đó là nhân trứng gà. Tiếp theo người nấy sẽ dùng 1 đũa tre để cuộn bánh tạo nên mỗi chiếc bánh mỏng mịn, trắng ngần.

–         Bánh cuốn Làng Kênh Nam Định: là món quà đặc sản của nhiều người từ xưa đến nay mỗi lần ghé thăm Nam Định. Bánh cuốn tại đây mỏng mịn, thêm chút tinh dầu cà cuống thơm lừng.

–         Bánh cuốn Hải Dương: bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm (mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy).

Cho dù là mùa hạ, thu hay đông lạnh thì một đĩa bánh cuốn nóng hổi được tráng hấp trên cái nồi căng màn bốc khói luôn là một bữa ăn sáng ngon lành mà nhiều người đã và đang thưởng thức. Phải một lần khẳng định rằng bánh cuốn- một món ăn bình dân phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, hương vị đặc trưng riêng, bánh cuốn đã để lại trong lòng thực khách gần xa cảm giác ăn rồi nhớ mãi….

Bạn đang tham khảo thông tin về bánh cuốn làm từ gì? Bạn cũng có thể tham khảo nhiều bài viết khác nhắc đến các loại bánh đặc sản ở Việt Nam:

Ngày sửa: 14-10-2020

Giao Thị Kim Vân
Tác giả Bác sĩ: Giao Thị Kim Vân Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội