Bầu 1 tháng có ăn dứa được không? [Sức khỏe sinh sản]
31 Th 10, 2020Giao Thị Kim Vân
2332Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình để an toàn cho bé, tăng cường sức khỏe cho mẹ. Do vậy, bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì mẹ bầu cần tránh một số món ăn dễ gây động thai, sảy thai. Trong đó, hiện nay có nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết ăn dứa có tốt không? bầu 1 tháng có ăn dứa được không? khi nào ăn dứa thì tốt nhất? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Đôi nét về quả dứa
Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm…được trồng nhiều ở khu vực đồi của nhiều tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam. Quả dứa thực chất là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt dứa”. Trong quả dứa có chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Trong 100g dứa đã bỏ vỏ, bỏ mắt dứa có chứa khoảng 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Một số khoáng chất có trong quả dứa là 16mg Ca, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 11mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,4g xơ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến trong một số món ăn phổ biến được ưa chuộng của người Việt như: thịt bò xào, lòng non xào dứa, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị thơm đặc trưng. Trong dân gian người ta thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu. Vậy đối với phụ nữ có thai có ăn được dứa không.
Bầu 1 tháng có ăn dứa được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ khá cao như: axit malic và axit xitric. Bên cạnh đó, trong dứa có thể cung cấp mangan khá dồi dào cũng như có chứa hàm lượng vitamin C và vitamin B1 rất lớn,…trong quả dứa cũng có chứa enzyme bromelain- một chất có thể phân hủy protein.
Theo khuyến cáo, trong dứa có chứa bromelain- một chất không được dùng cho phụ nữ mang thai vì nó có thể phá vỡ protein, làm mềm tử cung, có thể gây động thai, thậm chí sảy thai, đặc biệt khi chị em mang thai 3 tháng đầu.
Tuy nhiên, lượng bromelain có trong 1 quả dứa không đáng kể. Vì thế, những triệu chứng chảy máu, động thai hay sảy thai chỉ có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa (từ 7- 10 quả cùng 1 lúc).
Ngoài ra, mẹ có biết trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C là nguyên nhân gây ợ nóng, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Ăn quá nhiều dứa có thể khiến cho mẹ bầu rát lưỡi, có nhiều trường hợp bị dị ứng, thậm chí khó thở vì ăn dứa.
Tóm lại, đối với phụ nữ mang thai 1 tháng, lúc này thai chưa phát triển ổn định thì bạn không nên ăn dứa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại quả khác lành tình hơn như: cam, táo, bưởi,….tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Bà bầu lúc nào ăn dứa là được?
Bầu 1 tháng có ăn dứa được không? Câu trả lời là “không nên”. Theo khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai nếu như có dấu hiệu động thai, dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên ăn dứa. Trong 3 tháng đầu mang thai tốt nhất là không nên ăn. Thời điểm mẹ bầu có thể ăn dứa được là thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba- tức từ khi mang thai 4-9 tháng.
Tuy nhiên, ăn dứa cần hợp lý, không nên ăn nhiều, ăn đúng cách để có thể mang lại những hiệu quả cao, tránh những biến chứng không đáng có.
Lợi ích của quả dứa đối với bà bầu
Nếu sử dụng đúng thời điểm và đúng cách thì ăn dứa sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tốt trong giai đoạn thai kỳ, cụ thể như sau:
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy mạnh giúp chống lại sự suy giảm tế trong cơ thể, đặc biệt có khả năng giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé trong thai kỳ.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng bromelain dồi dào có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.
Tác dụng lợi tiểu
Nếu như mẹ bầu thường xuyên đi tiểu dắt hoặc nóng rát khi tiểu, tiểu khó thì có thể ăn dứa. Bởi, trong dứa có một số chất giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giảm thiểu tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Thực tế có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai, đặc biệt ở chân. Tuy nhiên, nếu bổ sung dứa hợp lý thì chất Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.
Cải thiện tâm trạng
Ăn dứa với hương vị thơm ngon, chua và ngọt giúp kích thích các giác quan, giúp mẹ giảm thiểu mệt mỏi khi mang thai, ngăn ngừa rối loạn cảm xúc, chứng trầm cảm.
Sản xuất collagen
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 quả dứa có chứa khoảng 79 mg vitamin các loại, tác dụng giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Trong khi đó, Collagen là một chất đóng vai trò quan trọng để thai nhi có thể phát triển tốt nhất da, sụn, xương và gân. Bên cạnh đó, các chất mangan có trong dứa chính là một loại enzyme cần thiết cho mẹ phòng chống loãng xương, giúp em bé phát triển vững chắc hệ xương khớp.
Bổ sung thêm vitamin nhóm B
Đặc biệt là Vitamin B1 hay thiamine được đánh giá hiệu quả tốt cho sự phát triển của cơ, hệ thần kinh và tim của em bé. Vitamin B6 và pyridoxine có trong dứa có thể cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng, giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén rất tốt. Ngoài ra, nhóm vitamin B6 tồn tại trong dứa giúp cơ thể mẹ hình thành hồng cầu, giảm thiểu thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Bổ sung sắt và axit folic
Đây là 2 dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết cho bà bầu. Theo đó, trong quả dứa có chứa sắt và axit folic có thể giúp mẹ ngăn ngừa dị tật của thai nhi.
Cung cấp chất xơ
Hàm lượng chất xơ cao trong quả dứa có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón khi mang thai rất hiệu quả.
Điều hòa huyết áp
Khi mang thai, có những mẹ gặp phải chứng huyết áp cao và nếu như ăn dứa phù hợp có thể tác động giảm thiểu tình trạng này. Ngoài ra, ăn dứa còn có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
Những nguy cơ khi ăn dứa trong thai kỳ
Bên cạnh những loại ích nêu trên thì ăn dứa cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà mẹ bầu tuyệt đối không nên xem thường, như sau:
+ Nguy cơ sảy thai: như đã trình bày trong phần 1, ăn dứa những tháng đầu mang thai có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai khá cao do trong dứa có chứa chất Bromelain
+ Nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng nếu ăn nhiều dứa, lượng đường có trong dứa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường thai kỳ.
+ Thừa cân- béo phì: mẹ bầu tăng cân quá mức khi mang thai thì nên hạn chế ăn dứa để tránh tăng cân- vì hàm lượng calo cao trong dứa chín.
+ Gặp phải chứng ợ hơi chua- ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày: dứa vốn chua, có tính axit nên không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày, đặc biệt khi bụng đói. Vì thế, nếu mẹ ăn dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.
+ Bệnh tiêu chảy: Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng bromelain dẫn đến tiêu chảy.
+ Gây các cơn đau ở cơ địa nhạy cảm: mỗi số phản ứng như dị ứng, nổi mề đay, ngứa,….có thể xảy ra khi mẹ có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với dứa.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dứa
Nếu dứa được sử dụng hợp lý trong thời điểm mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ bầu:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, không nên ăn nhiều dễ bị đau đầu, ợ nóng, thậm chí sâu răng, rát lưỡi
- Không nên ăn dứa xanh, chỉ nên ăn dứa chín
- Khi ăn bỏ hết phần mắt dứa thật sạch, không ăn phần ruột dứa
- Nếu mẹ bị đau dạ dày thì không nên ăn dứa khi đói.
Lượng dứa phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ nên ăn lượng dứa vừa phải với liều lượng sau đây:
Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai (3-6 tháng): bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ dứa từ 50-100g trong 2-3 bữa ăn/ tuần.
Thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba: bổ sung một lượng dứa khoảng 250g mỗi ngày, đặc biệt có thể sử dụng đối với những mẹ đã đến ngày sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, chú ý tùy cơ địa mỗi người mà bạn bổ sung lượng dứa khác nhau phù hợp.
Những loại hoa quả mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Ngoài quả dứa nên tránh dùng khi mới mang thai thì dưới đây là các loại quả mẹ bầu không nên hoặc hạn chế sử dụng trong 3 tháng đầu mang thai, cụ thể:
- Quả đu đủ xanh
- Quả nho
- Quả dưa hấu
- Quả chuối
- Me
- Quả đào
- Quả nhãn
- Quả vải
- Quả táo mèo
- Chà là
- Trái cây đông lạnh
Chú ý: hiện nay trên thị trường có nhiều loại quả khác nhau, đặc biệt những loại quả này có thể bị sử dụng hóa chất bảo quản tươi ngon và để được nhiều ngày. Do vậy, khi lựa hoa quả dành cho bà bầu cần chọn mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng uy tín, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ để sử dụng tránh tình trạng đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc vì trái cây có thuốc bảo quản. Do vậy cần hết sức lưu ý.
Ngoài ra, thời điểm mang thai, mẹ cần phải thăm khám thai định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề bầu 1 tháng có ăn dứa được không, ăn như thế nào để mang lại hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ hữu ích dành cho bạn. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp.
Chúc mẹ bầu sức khỏe!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
BẦU 5 THÁNG ĂN ĐU ĐỦ XANH ĐƯỢC KHÔNG?
BÀ BẦU CÓ UỐNG ĐƯỢC BỘT SẮN DÂY KHÔNG?
Nguồn tham khảo:
+ Is It Safe to Eat Pineapple in Pregnancy? https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-pineapple-in-pregnancy/ Truy cập ngày: 31/10/2020
+ Should You Avoid Pineapple During Pregnancy? https://www.healthline.com/health/pregnancy/pineapple Truy cập ngày: 31/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]