Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân? [Tư vấn dinh dưỡng]
03 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
904Khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ thì việc bổ sung chất gì, ăn thực phẩm nào tốt, làm sao để em bé tăng cân là điều các mẹ đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những tháng cuối mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ làm sao để em bé có trọng lượng lý tưởng mà mẹ không bị tiểu đường thai kỳ. Vậy, bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân. Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Trong suốt thời kỳ mang thai sẽ được chia thành 3 mốc quan trọng đó là 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó, thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng mẹ cần chuẩn bị tinh thần cũng như sức khỏe chuẩn bị “vượt cạn”. Lúc này nền tảng về sức khỏe, kiến thức về mang thai sẽ vô cùng quan trọng. Vậy, mẹ nên bổ sung chất gì tốt nhất???
Nên bổ sung chất gì khi mang thai tháng cuối?
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ trong suốt quá trình mang thai. Do vậy mẹ có một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật còn thai nhi thì có điều kiện phát triển tốt nhất. Nhưng, điều này không có nghĩa mẹ bầu ăn càng nhiều thì càng tốt, lý do bởi nếu dư thừa năng lượng quá nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân một cách mất kiểm soát thậm chí gặp phải các vấn đề bệnh lý tim mạch, huyết áp, đặc biệt là nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Vì thế, nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu là khoa học- đầy đủ, đặc biệt vào 3 tháng cuối là giai đoạn em bé của mẹ đang có bước chạy đà cuối cùng, phát triển về trọng lượng cơ thể. Theo bác sĩ dinh dưỡng thì 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần tăng ít nhất 6-7kg để có thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu của bé. Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ 3 tháng cuối.
Các thực phẩm giàu đạm
Đạm (protein) là chất được ưu tiên có vai trò quan trọng giúp bé phát triển nhanh về hệ cơ và các mạch máu nhưng không làm mẹ bầu tăng cân quá mức. Các acid amin có ở thực phẩm giàu đạm mẹ cần cung cấp khoảng 75 – 100 gam protein mỗi ngày. Mẹ chú ý chỉ bổ sung trong giới hạn cho phép để tránh ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của bé. Một số thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như trứng, thịt, cá, hải sản, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa,…
Tinh bột
Là một trong những nhóm dưỡng chất quan trọng không kém mẹ bầu cần bổ sung vào tháng cuối thai kỳ. Lượng tinh bột có rất nhiều trong gạo, khoai, ngô, sắn… giúp mẹ và bé tăng cân hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ rất dễ dẫn tới tăng cân nhanh. Ngoài tinh bột thì mẹ cũng có thể bổ sung ngũ cốc, đây là nguồn năng lượng dồi dào thiết yếu gồm có tinh bột, vitamin và các khoáng chất cần thiết quan trọng khác.
Chất béo
Chất béo bao gồm chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại dầu ăn thực phẩm (dầu đậu nành, loại quả). Bên cạnh đó, chất béo còn có trong các loại thực phẩm được chế biến như các thực phẩm chiên rán, bánh quy, pizza,…). Ngoài ra, chất béo có trong sữa của các loài động vật ăn cỏ. Bổ sung chất béo sẽ giúp mẹ và bé dễ tăng cân nhưng cần hạn chế các thực phẩm chiên rán quá nhiều, các món ăn sẵn….có thể gây bất lợi cho mẹ bầu.
Canxi
Nếu như 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn phát triển hệ cơ xương khớp thì 3 tháng cuối sẽ là thời điểm quan trọng để hoàn thiện khung xương của bé, do vậy nhu cầu canxi ở mẹ là rất cao, nếu như mẹ không cung cấp đủ canxi cho bé thì bé sẽ lấy canxi của mẹ và điều đó đồng nghĩa mẹ sẽ thiếu canxi dễ dẫn tới các bệnh về cơ xương khớp.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu như lượng canxi ở mẹ đủ sẽ hỗ trợ phát triển hệ thống xương và cấu trúc xương vững chắc cho bé. Theo khuyến cáo mẹ cần bổ sung khoảng 1,000 gam canxi mỗi ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như: sữa, phô mai, paneer, các loại sữa, sữa chua,….
Vitamin
Một số vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể kể đến như:
+ Vitamin A: là nguồn dưỡng chất quan trọng cho đôi mắt và hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh, giúp bé có làn da sáng khỏe, đồng thời vitamin A còn giúp phát triển các tế bào, hoàn thiện các cơ quan nội tạng của thai nhi. Lượng Vitamin A có nhiều trong thực vật có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua…
+ Vitamin C: có tác dụng giúp sản xuất collagen, một loại protein thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé những tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng là chất chống lão hóa rất tốt, bảo vệ cơ thể mẹ đồng thời ngăn ngừa bệnh tật giúp mẹ bầu bảo vệ em bé tốt hơn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 100-120mg Vitamin C bằng cách ăn nhiều hoa quả như loại như cam, quýt, bưởi…, nho, dưa màu đỏ, bông cải xanh, bông cải trắng nấu chín, cà chua, bắp cải…
+ Vitamin D: vốn rất quan trọng trong những tháng mang thai, đặc biệt là tháng cuối thai kỳ giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium và phosphorus, hình thành hoàn thiện xương, mô và răng của em bé. Ngoài ra, vitamin D còn tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Lượng vitamin D có trong việc mỗi ngày mẹ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng hoặc có thể đáp ứng đủ bằng cách uống bổ sung các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, một số khoáng chất cũng vô cùng quan trọng trong thời gian mang thai đó là axit folic, DHA và các thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau xanh luôn vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai nói chung và 3 tháng cuối nói riêng.
Sắt
Lượng sắt mà cơ thể mẹ cần trong giai đoạn 3 tháng cuối là hơn 6 mg Fe/ngày (bao gồm sắt được cung cấp từ thức ăn và chất sắt từ các loại thuốc bổ sung). Tuy nhiên, mẹ cần dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ.
Magie
Cùng với canxi, axit folic thì thực phẩm giàu magie luôn vô cùng quan trọng và cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Chúng có tác dụng giảm bớt triệu chứng chuột rút, giãn cơn, ngăn ngừa sinh non. Theo đó, cứ 1,000 gam canxi cần 400mg magie để có thể đồng hóa giúp bé phát triển nhanh chóng. Một số thực phẩm có giàu magie như: đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô.
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân?
Dưới đây là những loại thực phẩm có thể giúp mẹ tăng cân, bồi bổ cơ thể và tốt cho em bé, như sau:
Trứng vịt lộn
Là một trong những món ăn khá nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp đến 182 kcal năng lượng, 212mg photpho, 82mg canxi, 600mg cholesterol ,12,4g lipit, đặc biệt trong món ăn này có chứa rất nhiều đạm cùng các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, D, C…
Trứng vịt lộn đặc biệt phù hợp với những mẹ có em bé thiếu cân, thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn cũng hỗ trợ trí não thai nhi phát triển thông minh và khỏe mạnh. Theo đó mỗi tuần mẹ nên ăn khoảng 3-4 quả trứng là đủ. Không nên ăn quá nhiều. Thời điểm tốt nhất ăn trứng là vào buổi sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Nhưng, món ăn này khuyến cáo với mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng để tránh tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
>> Tìm hiểu thêm:
Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ
Vitamin cho bà bầu: Tầm quan trọng và lưu ý khi sử dụng
Sữa tươi
Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào bao gồm chất đạm, chất béo, canxi, các loại axit amin cần thiết. Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa bột đều tốt. Đặc biệt trong thời gian 3 tháng cuối, nếu mẹ vẫn uống sữa bầu sẽ dẫn tới tăng cân mất kiểm soát. Thay vào đó , các chuyên gia khuyên người mẹ chỉ nên uống 1 cốc sữa tươi không đường hoặc ăn sữa chua mỗi ngày bổ sung dinh dưỡng cho bé, đồng thời giúp mẹ không bị tăng cân quá nhiều. Đối với những mẹ thường xuyên uống sữa giúp khỏe mạnh và thai nhi phát triển được tốt hơn.
Thịt bò
Trung bình trong 100 gram thịt bò có chứa 36 gam protein, cao hơn nhiều so với thịt gà hay thịt lợn. Thịt bò rất giàu đạm, chứa nhiều chất sắt-đây là dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, cải thiện chóng mặt, mệt mỏi của mẹ bầu. Thiếu máu thiếu sắt trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ là nguyên nhân thai nhi chậm tăng cân, phát triển kém, trong khi đó thịt bò chứa nhiều sắt rất tốt. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B12 rất cao có trong thịt bò sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của em bé.
Khoang lang
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Là một trong những thực phẩm có thể giúp mẹ tăng cân tháng cuối thai kỳ, khoai lang có hàm lượng tinh bột khá cao nhưng có thể giúp mẹ không để lại nguồn năng lượng tích trữ dư thừa. Mặt khác, ăn khoai lang còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ tránh chứng táo bón.
Nước cam, nước chanh
Không thể thiếu với mẹ mang thai 3 tháng cuối. Trong nước cam, chanh có chứa nhiều vitamin C dồi dào, giúp mẹ đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cam thường sẽ dễ bị sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên mẹ cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín, nguồn gốc rõ ràng để sử dụng.
Các loại hạt
Tiêu biểu là hạt bí ngô có chứa thành phần chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ sự hoàn thiện của trí não, cung cấp axit béo omega 3 rất quan trọng cho phụ nữ mang thai những tháng cuối. Tuy nhiên, mẹ cần chọn loại hạt khô, không tẩm gia vị để sử dụng.
Cháo Cá
cũng là món ăn rất tốt mà người xưa cho đến nay vẫn thường áp dụng, cháo cá có chứa nhiều vitamin, sắt, kẽm, canxi….mang lại lợi ích cho mẹ và bé suốt thai kỳ. Theo đó mẹ có thể ăn cháo cá chép, cháo cá hồi,….rất tốt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân, giúp bé phát triển tốt nhất. Mong rằng thông tin trên bổ ích dành cho bạn!.
Nguồn tham khảo:
+ Foods That Will Increase Your Baby’s Weight During the Third Trimester https://www.in.pampers.com/pregnancy/healthy-pregnancy/article/diet-to-increase-baby-weight-in-third-trimester Truy cập ngày: 03/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]