Bỏ thai lưu 7 tuần cách nào an toàn?
28 Th 08, 2024Nguyễn Thị Luyện
101Thai lưu là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm nhiễm, rối loạn đông máu, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người mẹ nếu như không được can thiệp xử lý kịp thời. Vậy cách nhận biết tình trạng thai chết lưu như thế nào? Bỏ thai lưu 7 tuần bằng cách nào an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay những vấn đề này trong bài viết dưới đây!
THAI CHẾT LƯU LÀ GÌ?
Thai lưu hay còn được gọi là thai chết lưu là tình trạng thai ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trước thời điểm chuyển dạ sinh nở. Dựa vào thời điểm xảy ra mà tình trạng thai chết lưu được phân thành ba loại như sau:
- Thai lưu từ 20 – 27 tuần: Thai chết lưu sớm
- Thai lưu từ 28 – 36 tuần: Thai chết lưu muộn
- Sau 37 tuần: Thai chết lưu đủ tháng
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THAI CHẾT LƯU
Tình trạng thai chết lưu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xuất phát từ phía người mẹ cũng như thai nhi. Đôi khi có những trường hợp thai chết lưu không xác định được nguyên nhân gây ra.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thai chết lưu:
- Bất thường về nhiễm sắc thể và những dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Các bất thường về nhiễm sắc thể (như rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể…) và dị tật bẩm sinh ở thai nhi (phù rau thai, não úng thủy, vô sọ…) là những nguyên nhân hàng đầu khiến thai chết lưu. Theo thống kê cho thấy, có đến khoảng 14% trường hợp thai chết lưu xuất phát từ nguyên nhân này.
- Nhau bong non và các biến chứng thai kỳ khác
Nhau bong non là tình trạng nhau thai bị tách sớm khỏi tử cung khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đây là tai biến sản khoa nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng sinh non, thai chết lưu hay trẻ sinh ra gặp vấn đề sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thai phụ bị vỡ ối sớm, chấn thương ở vùng bụng hoặc do những bất thường về cấu trúc tử cung. Ngoài ra, những mẹ bầu có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhau bong non.
Bên cạnh nhau bong non, các tai biến sản khoa khác như: Đa thai, cạn ối, dư ối… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.
- Nhiễm trùng
Nếu thai phụ mắc một số bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) thì sẽ có nguy cơ cao bị thai chết lưu. Khoảng 13% trường hợp thai lưu là do thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Mang thai quá ngày dự sinh
Một số nghiên cứu cho thấy: Những trường hợp mẹ bầu mang thai quá 42 tuần tuổi thì sẽ có nguy cơ bị thai chết lưu cao hơn. Nguyên nhân có thể là do nhau thai bị mất khả năng nâng đỡ thai nhi.
- Mẹ mắc một số bệnh lý
Mẹ bầu mắc một số bệnh lý trước hoặc trong khi mang thai cũng liên quan đến việc gia tăng nguy cơ thai chết lưu. Các bệnh lý này bao gồm:
-
- Bệnh lupus ban đỏ
- Rối loạn đông máu
- Tiểu đường hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ (1)
- Các bệnh lý tại tim mạch hoặc tuyến giáp
- Thừa cân, béo phì
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG THAI CHẾT LƯU?
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng thai chết lưu mà các bạn cần lưu ý:
- Không còn cảm nhận thai máy: Từ sau tuần thứ 20 thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu máy và mẹ bầu có thể cảm nhận rất rõ những cử động này. Nếu đột nhiên một ngày, mẹ thấy cử động thai giảm hẳn, thậm chí không cảm nhận được thai máy thì rất có thể khi đó thai đã chết lưu trong tử cung.
- Giảm chiều cao tử cung: Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều cao của tử cung của mẹ. Chỉ số này sẽ gia tăng tương ứng cùng với độ tuổi thai. Nếu chiều cao tử cung không thay đổi hoặc bị giảm đi thì mẹ bầu cần được kiểm tra ngay lập tức.
- Vòng 1 giảm kích cỡ: Ngực căng là biểu hiện thường gặp ở hầu hết mẹ bầu. Nếu hiện tượng này đột ngột biến mất thì thai phụ cần đi kiểm tra ngay lập tức.
- Chảy máu hoặc ra dịch màu hồng, nâu ở âm đạo đi kèm với tình trạng đau bụng dưới, đau lưng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…
BỎ THAI LƯU 7 TUẦN CÁCH NÀO AN TOÀN?
Để chẩn đoán tình trạng thai chết lưu, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng của mẹ bầu và thực hiện siêu âm thai để kiểm tra các dấu hiệu sự sống của thai nhi trong bụng. Bác sĩ có thể nghi ngờ thai chết lưu khi không nghe thấy tim thai qua siêu âm.
Sau khi chẩn đoán thai chết lưu, các bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu và người nhà để thảo luận về các phương pháp chấm dứt thai kỳ. Thai chết lưu nếu không được đưa ra khỏi tử cung kịp thời thì sẽ có thể gây nhiễm trùng, rối loạn đông máu, thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
Hiện nay, đối với trường hợp bỏ thai lưu 7 tuần thì có thể sử dụng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật hút thai. Cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc để kích thích tử cung co bóp và đẩy thai chết lưu qua đường âm đạo.
- Hút thai
Đối với thủ thuật hút thai, bác sĩ sẽ làm giãn hoặc mở cổ tử cung của nữ giới, sau đó sử dụng một ống hút chuyên dụng và bơm hút chân không để đưa mô thai ra bên ngoài.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách xử lý thai chết lưu phù hợp.
NÊN ĐẾN ĐÂU ĐỂ THĂM KHÁM VÀ XỬ LÝ TÌNH TRẠNG THAI CHẾT LƯU?
Để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ nên đi khám thai định kỳ đầy đủ, đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra, khi thấy có các dấu hiệu bất thường, các mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp xử lý kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bỏ thai lưu 7 tuần an toàn tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Hà Nội
Phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế, số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy mà các mẹ có thể tham khảo lựa chọn khi gặp phải các vấn đề bất thường trong thai kỳ.
Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên Sản phụ khoa đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế được đầu tư đồng bộ, hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ những nước phát triển như: Anh, Đức, Pháp,…sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu thai lưu cũng như những bất thường trong thai kỳ. Từ đó, có hướng can thiệp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các rủi ro, biến chứng.
Ngoài ra, khi đến khám tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, các mẹ sẽ được đội ngũ nhân viên y tế đón tiếp niềm nở, chăm sóc và hỗ trợ tận tình, chu đáo. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, đơn giản, các chị em không cần phải xếp hàng chờ đợi lâu. Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, được niêm yết công khai minh bạch và phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
NÊN XEM THÊM: Phá thai 7 tuần tuổi bao nhiêu tiền?
LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THAI CHẾT LƯU?
Để phòng ngừa tình trạng thai chết lưu, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Giữ cân nặng hợp lý
Những phụ nữ bị thừa cân – béo phì (chỉ số BMI ≥ 23) có thể gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như: Tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật… Đây là các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Do đó, các chị em nên giữ cân nặng trong giới hạn bình thường (chỉ số BMI từ 18.5 – 22.9) bằng cách ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn trước khi mang thai.
- Tránh sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích có hại như: Rượu bia, thuốc lá,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Vì vậy, các chị em không nên sử dụng rượu và các chất kích thích trước và trong thai kỳ để đảm bảo em bé được chào đời khỏe mạnh, an toàn.
- Theo dõi thai máy
Em bé đạp mạnh là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Nếu các mẹ nhận thấy thai máy giảm đột ngột, thì hãy đi kiểm tra ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai chết lưu.
- Ngủ nghiêng trong giai đoạn 3 tháng cuối mang thai
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việc ngủ nghiêng trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba sẽ an toàn hơn cho em bé. Khi mẹ nằm ngửa thì sức nặng của phần bụng gây áp lực lên các mạch máu ở tử cung. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và oxy đến thai nhi.
- Đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Các mẹ bầu nên chủ động đi khám thai theo đúng hẹn của bác sĩ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu. Điều này giúp các bác sĩ theo dõi sát sao quá trình phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Bên cạnh đó, trong những lần khám thai này, bác sĩ cũng sẽ phát hiện sớm các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ, chẳng hạn như: Tiểu đường, tiền sản giật, cao huyết áp,…để từ đó, có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên đi tiêm phòng cúm vì việc mắc cúm khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu cũng như các biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp các chị em giải đáp được thắc mắc bỏ thai lưu 7 tuần cách nào an toàn. Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được bác sĩ tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám trước sớm nhất.
Ngày sửa: 28-08-2024
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Phá thai ở Thái Nguyên địa chỉ nào uy tín đảm bảo? Trong một thập kỷ qua, sự phát triển của Thái Nguyên, đặc biệt trong lĩnh vực y tế- sản phụ khoa đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như trước đây các chị em khi có nhu cầu chấm dứt thai […]
Tìm kiếm địa chỉ phá thai luôn vô cùng quan trọng giúp chị em phá thai an toàn, bảo vệ khả năng làm mẹ sau này. Và nếu như bạn đang tìm kiếm thông tin phòng khám phá thai uy tín tại Yên Bái thì có thể theo dõi ngay bài viết sau đây để […]
Cao Bằng là tỉnh biên giới miền ngược đang được chú trọng đầu tư phát triển hơn về y tế. Tuy nhiên, khi có mong muốn phá thai chị em phụ nữ đang công tác, làm việc vẫn băn khoăn không biết địa chỉ phá thai nào uy tín. Chúng ta cùng nhau theo dõi […]