Cá trê bao nhiêu calo? Ăn cá trê có béo không?
28 Th 12, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
8795Cá trê không chỉ được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà chúng còn được sử dụng để làm thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn khi ăn loại cá này và thắc mắc không biết cá trê bao nhiêu calo? ăn cá trê có béo không? nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng trong cá trê
Cá trê (Clariidae) là loại cá da trơn sinh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông suối hoặc trong các vùng nước mặn, hang động. Thân cá trê đen dài (nâu đen, xám đen hay vàng), có da trần nhẵn, bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá có một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế giúp cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 cặp đôi râu dài, mắt nhỏ, lỗ mũi cách nhau khá xa. Vây lưng và hậu môn rất dài, các tia vây gần bằng nhau, vây đuôi tròn, vậy ngực có tai tai ngắn, cứng, khía răng cưa, vây bụng nhỏ. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4 – 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7.
Thịt cá trê ngoài vị ngọt, tính bình, cá trê là một nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Trong 100g cá trê cung cấp:
- Lượng calo: 105
- Chất béo: 2,9 gram
- Protein: 18 gram
- Natri: 50 mg
- Vitamin B12: 121% giá trị hàng ngày (DV)
- Selen: 26% của DV
- Photpho: 24% của DV
- Thiamine: 15% của DV
- Kali: 19% DV
- Cholesterol: 24% DV
- Axit béo omega-3: 237 mg
- Axit béo omega-6: 337 mg
Cá trê bao nhiêu calo?
Với thông tin vừa chia sẻ ở trên thì trong 100g cá trê có chứa 105 calo. Tuy nhiên, đây là lượng calo có trong thịt các chê tươi, còn khi bạn chế biến thành các món ăn như: chiên, rán, kho,… thì lượng calo sẽ có sự thay đổi. Ví dụ, trong 100g thịt cá trê kho có chứa 173 calo.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng thì trong 100g thịt cá trê còn cung cấp cho cơ thể 16,5% protid, 11,9% lipid, 20mg% Ca, 21mg% P, 1mg% Fe, 0,1mg% vitamin B1, 0,04mg% B2, 1,4mg% PP,…
Ăn cá trê có béo không?
Do có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nên nhiều người băn khoăn không biết ăn cá trê có béo không? Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng thì vệ ăn cá trê sẽ không gây béo phì mà ngược lại chúng còn có tác dụng giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Điều này được lý giải là bởi trong cá trê có chứa carbohydrate và rất ít chất béo. Hàm lượng chất béo của cá trê ít hơn nhiều so với các món ăn từ động vật khác như thịt bò và thịt gà. Protein có nhiều trên cá trê cũng có thể là nguồn năng lượng cho sự hình thành các mô cơ.
Đồng thời, các vitamin, nguyên tố vi khoáng có trong cá còn giúp cơ thể khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng tốt. Đặc biệt, còn giúp kích thích quá trình chuyển đổi, hạn chế tối đa khả năng tích tụ calo, mỡ thừa tích tụ.
Nhưng do các trê có chứa nhiều protein hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nên bạn không nên ăn tập trung lượng lớn trong thời gian dài mà nên chia đều các bữa để phòng ngừa biến chứng như thừa đạm gout, đái tháo đường,…. Vì vậy, các bạn cần sử dụng thịt cá trê một cách hợp lý. Cùng với đó để tránh việc tăng cân bạn cần xây dựng cho mình thực đơn giảm cân khoa học từ cá kết hợp với một số thực phẩm ăn kiêng khác và có một chế độ tập luyện hợp lý.
Bà bầu ăn cá trê có tốt không?
Bên cạnh vấn đề cá trê bao nhiêu calo? Ăn cá trê có béo không?… thì một vấn đề cũng được không ít người quan tâm đó là bà bầu ăn cá trê có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi theo đông y, cá trê có vị ngọt, tính bình, nên bà bầu ăn cá trê giúp bổ huyết, cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn cá trê.
Bên cạnh đó, cá trê có chứa hàm lượng thủy ngân thấp nên không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Hơn nữa, cá trê không những là nguồn protein dồi dào cho cơ thể mà nó còn cung cấp một lượng lớn chất béo chưa bão hòa, omega-3, i ốt cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Vậy nên, việc bổ sung cá trê vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đem lại rất nhiều lợi ích như:
+ Ngăn ngừa thiếu máu: Cá trê được biết đến như là một thực phẩm bổ máu tuyệt vời. Bà bầu ăn cá trê giúp cung cấp đủ lượng máu nuôi dưỡng thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
+ Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường: Khi mang thai, bà bầu rất dễ mắc bệnh tiểu đường nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bà bầu ăn cá trên có thể giúp chữa trị bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả.
+ Tốt cho não bộ của thai nhi: Hàm lượng axit báo 0mega-3 có trong cá trê là một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện, nhất là trí óc và não bộ của thai nhi. Không những thể loại axit béo này không chỉ được xem là trợ thủ đắc lực giúp mẹ bầu ngăn ngừa tăng huyết áp, mỡ trong máu, chống trầm cảm mà còn giúp thai nhi thông minh, hạn chế sinh non và phát triển nhanh chóng hơn.
+ Tốt cho răng và xương của thai nhi: Hàm lượng photpho trong cá trê đóng vai trò rất tốt trong việc giúp hình thành xương và răng của thai nhi.
+ Chống trầm cảm: Hải sản nói chung và cá trê nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm. Cụ thể hàm lượng omega-3 trong cá trê giúp bà bầu tránh được chứng rối loạn cảm xúc và trầm cảm sau sinh.
+ Giúp dưỡng da, đen tóc: Khi mang thai, làn da bà bầu trở nên xấu đi và tóc bị rụng nhiều hơn. Nen việc bổ sung cá trê có tác dụng giúp bà bầu nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và cải thiện làn da.
+ Giúp có giấc ngủ ngon: Khi mang thai, bà bầu thường bị mất ngủ do thay đổi hormone, khiến mẹ trở nên cáu gắt và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu dùng cá trê nấu cháo chung với đậu xanh, ăn 2 -3 lần/tuần. Mẹ bầu sẽ có giấc ngủ ngon và tinh thần được thoải mái hơn.
+ Tăng tiết sữa sau sinh: Theo Đông y, cá trê còn là một vị thuốc quý giúp chữa trị và hỗ trợ nhiều loại bệnh. Thịt cá trên là bộ phận dùng chủ yếu với tên thuốc là đường sất ngư, có vị ngọt, tính bình không độc. Nên có tác dụng rất tốt đối người bị chân âm, kích thích sinh khí, thúc đẩy việc tạo sữa, làm tiêu thũng giảm sưng, lợi tiểu, bổ huyết, giảm đau, tránh dương và chống viêm,… Do đó, cá trê là một thực phẩm rất tốt, giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Với những lợi ích mà cá trê mang lại cho bà bầu, chúng được coi là thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho các bà bầu. Theo đó, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo mỗi tuần bà bầu nên ăn khoảng 226 – 340g các loại có có chứa thủy ngân thấp (bao gồm cả cá trê). Tương đương với khoảng 2 – 3 bữa cá/1 tuần để đảm bảo mẹ và thai nhi có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn cá trê có tốt không?
Cá trê là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe kể cả các mẹ bầu. Vậy còn đối với trẻ nhỏ thì sao? cho trẻ ăn cá trê có tốt không? Theo Đông y, cá trê có nhiều công dụng như dưỡng huyết, bổ thận, giải cảm… nên tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, cá trê còn được đánh giá là nguồn đạm quý với nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đạm của cá trê giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn đạm từ thịt, đồng thời có trê cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho não bộ.
Vì vậy, cá trê nói riêng và các loại cá nói chung là một thực phẩm mạnh trong chế độ ăn uống của trẻ ngay sau khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, thường là khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi trở lên. Vì một số nghiên cứu hiện nay cho thấy khi trẻ được ăn cá sớm có thể ngăn ngừa một số bệnh dị ứng, bao gồm hen suyễn, chàm và viêm mũi dị ứng.
Đến đây, chắc chắn các mẹ đã có được đáp án cho câu hỏi cho trẻ ăn cá trê có tốt không? Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ cá trê tốt cho trẻ có thể kể đến như:
Cháo cá trê mồng tơi
Nguyên liệu:
- Cá trê: 1 con
- Gạo xay hạt to: 30g
- Rau mồng tơi: 40g
- Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, gừng
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, các bạn vo sạch gạo. Sau đó đem cá trê đi làm sạch, xát muối cho hết chất nhờn rồi hấp chín. Khi cá chín lấy ra đĩa, gỡ lấy hết thịt, bỏ xương. Chú ý làm cẩn thận để tránh xương dăm.
- Đặt nồi đặt lên bếp, cho nước và gạo rồi ninh nhừ.
- Rau mồng tơi nhặt sạch đem rửa, sau đó thái nhỏ.
- Cho thịt cá trê vào nồi cháo khuấy đều, tiếp đến cho mồng tơi. Cho ít nước mắm, hạt nêm vào nồi cháo rồi bắc ra cho dầu ăn vào khuấy đều.
Cháo cá trê cải bó xôi
Nguyên liệu:
- 100gr cá trê
- 4-5 lá cải bó xôi
- Nước mắm, đường, dầu olive, hành tỏi.
- Gạo
Cách thực hiện:
- Cải bó xôi chỉ lấy lá bỏ cọng, rửa sạch thái nhỏ.
- Vo gạo, cho vào nồi nước ninh cho tới khi chín nhừ.
- Cá trê đem làm sạch hấp chín rồi gỡ bỏ xương, sau đó tán nhuyễn cá, đem đảo cùng với hành tỏi phi thơm.
- Khi cháo chín cho cá trê và rau cải vào cháo khuấy đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm 1 thìa dầu oliu vào.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một điều rằng là nếu trẻ bị chàm mãn tính hoặc dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ăn cá. Bởi vì cá là một trong những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu. Các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm là sưng mặt (bao gồm cả lưỡi và môi), phát ban trên da, thở khò khè, đau quặn bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này mẹ cần cho bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Ngoài phản ứng dị ứng, các mẹ cũng nên chú ý tránh cho trẻ ăn một số loại cá có chứa hàm lượng cao thủy ngân. Đây là kim loại được cho là có hại ở liều lượng cao đối với não và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên tránh cho trẻ ăn cá mập, cá kiếm, cá thu và cá ngói,…. bởi do những loại cá săn mồi lớn có chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Cá chỉ vàng bao nhiêu calo? Ăn cá chỉ vàng có béo không?
- 100g cá nục bao nhiêu calo? Ăn cá nục có tốt không?
- Cá thu bao nhiêu calo? Ăn cá thu có giảm cân không?
Trên đây là những giải đáp về vấn đề cá trê bao nhiêu calo? ăn cá trê có béo không? hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
NGUỒN THAM KHẢO:
- Is Catfish Healthy? Nutrients, Benefits, and More https://www.healthline.com/nutrition/is-catfish-healthy Truy cập ngày: 28/12/2020
- Nutritional Information, Diet Info and Calories in Catfish, Fillet, Raw https://www.fitbit.com/foods/Catfish+Fillet+Raw/23137 Truy cập ngày: 28/12/2020
Ngày sửa: 28-12-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]