Chỉ số ối bình thường là bao nhiêu? [Bác sĩ tư vấn Giao Thị Kim Vân]
31 Th 10, 2020Giao Thị Kim Vân
872Chỉ số ối bình thường là bao nhiêu? là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Bởi nước ối là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sinh tồn của thai nghi trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, bác sĩ Giao Thị Kim Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ bầu đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nước ối là gì?
Bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: “Nước ối là một chất dịch loãng màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, tạo điều kiện lý tưởng giúp thai nhi phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. Vì vậy, nước ối giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Theo đó, nước ối chịu trách nhiệm:
+ Bảo vệ thai nhi: Chất lỏng đệm giúp giúp bé được an toàn trước các tác động từ bên ngoài bụng mẹ.
+ Kiểm soát nhiệt độ: Chất lỏng cách nhiệt, giúp giữ ấm và duy trì nhiệt độ thường xuyên cho thai nhi.
+ Kiểm soát nhiễm trùng: Trong nước ối chứa kháng thể giúp bảo vệ thai nhi, tạo nên môi trường vô khuẩn trong suốt thai kỳ cho đến khi được sinh ra.
+ Phát triển hệ thống phổi và tiêu hóa: Từ tuần thứ 34, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối khoảng 300-500ml/ngày. Bằng cách thở và nuốt nước ối, đồng thời lúc này thai nhi cũng sẽ thực hành trước việc sử dụng các cơ của các hệ thống này khi lớn lên.
+ Sự phát triển cơ bắp và xương: Nước ối giúp thai nhi có thể tự do di chuyển trong bụng mẹ, tạo cơ bắp và xương phát triển đúng cách.
+ Hỗ trợ dây rốn: Chất lỏng trong tử cung ngăn không cho dây rốn bị nén. Dây này vận chuyển thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi đang phát triển.
Ngoài ra, trong lúc chuyển dạ, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ và giúp cho sự xóa mở tử cung được thuận lợi và giúp mẹ dễ sinh hơn.”
Chỉ số ối là gì ?
Cũng theo bác sĩ Kim Vân thì chỉ số nước ối thực chất là thông số về lượng nước ối có trong bụng mẹ bầu theo từng thời điểm thai nhi phát triển. Chỉ số nước ối chính là ký hiệu AFI khi mẹ đi thăm khám thai, dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ cho mẹ biết được chỉ số ối bình thường là bao nhiêu, có bị thiếu hay đa ối hay không.
Đo chỉ số ối AFI bằng cách chia buồng tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại rốn của người mẹ; đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng và tính tổng số các số đo trên
Chỉ số nước ối AFI có ý nghĩa như thế nào đối với thai kỳ?
Đối với thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Bên cạnh đó, việc khảo sát tỷ trọng và màu sắc nước ối, chỉ số nước ối AFI còn giúp bác sĩ có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của thai nhi ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Theo đó, việc siêu âm để đo chỉ số nước ối phải được đánh giá ít nhất qua 2 lần liên tục cách nhau từ 2-6 giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối.
Chỉ số ối bình thường là bao nhiêu?
Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai, nước ối được tạo thành từ 3 gốc đó là thai nhi, màng ối và máu mẹ. Như vậy có thể thấy, ngay từ đầu nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau được hình thành, nước ối giữ phần biến dưỡng nước và các chất khác nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của thai nhi.
Thông thường, khi tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng theo, tuy nhiên vào những tuần gần cuối thai kỳ, lượng nước ối có dấu hiệu giảm. Lượng nước ối thay đổi tùy theo tuổi thai. Vì vậy, chỉ số nước ối theo tuổi thai như sau:
- Nước ối ở tuần thai thứ 8 – 12 là khoảng 50ml.
- Ở tuần thai thứ 20, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần, thể tích nước ối cao nhất là khoảng 1000ml lúc thai 28 tuần.
- Thời điểm 32-36 tuần, lượng nước ối giảm xuống còn khoảng 800 – 900ml.
- Đến tuần 40-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bác sĩ cần nắm chỉ số nước ối để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
Thiếu ối ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Lượng nước ối ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và tăng giảm tùy vào từng thời kỳ thai kỳ. Thực tế có không ít trường hợp các mẹ có lượng nước ối quá ít không tương xứng với tuổi thai. Thiếu ối sẽ hạn chế các hoạt động của thai nhi. Sự co bóp của tử cung trong trạng thái thiếu nước ối sẽ tác động đến thai nhi khiến thai có nguy cơ khiếm khuyết sau khi chào đời. Đồng thời khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thậm chí là lưu thai.
Bên cạnh đó, thiếu ối cũng làm tăng khả năng mẹ bầu bị vỡ ối sớm, sinh non. Tuy nhiên, tùy thuộc và mức độ cũng như giai đoạn mẹ bị thiếu nước ối mà những ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nhưng nguy hiểm nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Cụ thể như sau:
+ Thiếu ối trong 3 tháng đầu: Nếu mẹ bị thiếu nước ối trong 3 tháng đầu thì khả năng sảy thai và thai chết lưu hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng phổi của thai nhi.
+ Thiếu ối trong 3 tháng giữa: Giống như ở 3 tháng đầu, những mẹ bị thiếu nước ối trong giai đoạn này thường có nguy cơ sảy thai, sinh non và luu thai khá cao. Thiếu ối xảy ra ở giai đoạn này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi có những bất thường về hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu.
+ Thiếu nước ối trong 3 tháng cuối: Thiếu ối ở giai đoạn này có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: thai bị suy dinh dưỡng, thai châm phát triển, có thể gây chèn ép dây rốn, dễ bị suy thai dẫn đến sinh non,… hay các biến chứng khi chuyển dạ như: nước ối lẫn phân su hoặc không bình chỉnh được ngôi thai có thể có những ngôi bất thường gây đẻ khó. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung. Hơn nữa, việc nước ối cạn nhanh trong giai đoạn chuyển dạ sẽ rất nguy hiểm, bởi lúc này tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai nhi sẽ dễ gây ngạt, suy thai và dẫn tới tử vong.
Vì vậy, nếu có hiện tượng thiếu ối trong thai kỳ thì, các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiện nay, để thực hiện thăm khám thai, các mẹ bầu có thể trực tiếp đến với phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản uy tín thuộc top đầu tại Hà Nội và đạt 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế. Tại đầy toàn bộ quá trình thăm khám và theo dõi thai đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trực tiếp thực hiện.
>>>Tìm hiểu thêm: Thai bị bóc tách nên ăn gì?
Không những thế, phòng khám còn được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và chữa trị diễn ra nhanh chóng chính xác. Cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi với không gian rộng rãi, thoáng mát mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Môi trường y tế sạch sẽ, dụng cụ y tế luôn được vô trùng – vô khuẩn đảm bảo an toàn. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, chuyên nghiệm, chi phí hợp lý và được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế,….
Làm gì khi bị thiếu nước ối?
Nếu mẹ được chẩn đoán là thiếu nước ối, các mẹ bầu cũng có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để tăng nước ối để giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất:
- Uống nhiều nước (khoang 2 – 2,5 lít/ngày)
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi thoải mái, tránh làm những việc quá nặng.
- Tránh sử dụng các thực phẩm khiến cơ thể mất nước, lợi tiểu
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
- Chọn tư thế ngủ thích hợp
Thăm khám bác sĩ, đây là cách hiệu quả nhất giúp mẹ và bé cùng an toàn. Mẹ có thể sử dụng những biện pháp y tế như tiêm nước ối, truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống truyền ối… nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Những loại thực phẩm bổ sung nước ối tốt
Như đã biết thì nước ối đóng vai trò rất quan trọng đối với thai nhi, do đó để tránh những ảnh hưởng đến thai nhi và giúp thai nhi phát triển thuận lợi thì những loại thực phẩm bổ sung nước ối tốt mẹ nên bổ sung đó là:
+ Sữa tươi không đường: Nếu siêu âm bác sĩ cho biết mẹ bị thiếu ối, thai nhi nhẹ cân hơn so với chuẩn thì mẹ nên uống sữa tươi không đường sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này rất nhanh. Bên cạnh đó, uống sữa tươi không đường sẽ không khiến mẹ bị mập lên nhiều mà còn xinh đẹp khi bầu bí.
+ Ăn các loại trái cây có nhiều nước: Các loại quả nhiều nước bà bầu có thể dùng là nho, dâu, dưa, cà chua, chanh, bưởi, quýt, cam… rất giàu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi, cung cấp chất xơ và tăng lượng nước ối trong thai kỳ.
+ Nước mía: Không chỉ giúp thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối đồng thời trị thiếu ối, ốm nghén rất hiệu quả. Nước mía giúp bổ sung canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin A, B, C, trong đó có chứa gần 30 axit hữu cơ khác. Lời khuyên là nếu thiếu ối, mỗi ngày mẹ uống một ly nước mía.
+ Nước dừa: Trong nước dừa có chứa clorua, kali, magie, đường, muối, protein,… không chỉ cần thiết cho nước ối mà còn giúp mẹ ổn định huyết áp và ngừa được nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ và ban đêm (vì nước dừa chứa chất điện giải dễ làm mẹ bị choáng, run rẩy tay chân, lạnh bụng…).
+ Các loại rau củ: Việc bổ sung đồ ăn được chế biến từ những thực phẩm này có thể giúp bà bầu cải thiện tình trạng thiếu ối . Những món ăn gợi ý cho bạn là salad, canh, rau củ luộc…
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Kim Vân về vấn đề chỉ số ối bình thường là bao nhiêu? Để được các bác sĩ tư vấn rõ hơn và đặt lịch hẹn khám trước, các mẹ hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 hoàn toàn miễn phí!
+ Nguồn tham khảo:
- Amniotic Fluid Index https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441881/#:~:text=A%20normal%20amniotic%20fluid%20index,than%202cm%20is%20considered%20polyhydramnios. Truy cập ngày: 31/10/2020
Ngày sửa: 04-05-2021
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]