Có kinh nguyệt có mổ được không?
08 Th 01, 2023Nguyễn Thị Luyện
2149Có kinh nguyệt có mổ được không? Thời điểm hành kinh mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Nhưng nếu như cần thực hiện phẫu thuật thì chị em nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa mổ trước. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá thông tin, kiểm tra xem xét chị em có đủ điều kiện mổ hay có thể trì hoãn.
Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện – CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, từng có thời gian công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Kinh nguyệt là dấu hiệu sinh lý, hiện tượng bình thường gặp ở nữ giới độ tuổi dậy thì đến hết độ tuổi sinh sản. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt 28-32 ngày, số ngày hành kinh khoảng 3-5 ngày hoặc 7 ngày, lượng máu mất đi trong một chu kỳ khoảng 20-80ml. Trong thời điểm hành kinh, chị em thường xuyên gặp phải triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, đau vùng bụng dưới, lưng dưới….Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ nhanh chóng kết thúc khi kết thúc chu kỳ.
Phẫu thuật mổ là gì?
Phẫu thuật hay còn gọi là mổ là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Phẫu thuật thuộc kỹ thuật mổ xẻ được áp dụng nhằm mục đích loại bỏ hoặc sửa chữa một số cơ quan nào đó trở lại như bình thường.
Thực hiện phẫu thuật mổ là một trong những việc làm quan trọng cần được bác sĩ chỉ định, có ekip mổ thực hiện nghiêm ngặt trong điều kiện đầy đủ thiết bị y tế hiện đại. Mục đích phòng tránh những rủi ro không đáng có. Thực hiện kỹ thuật này là một quá trình mà bác sĩ đã theo dõi diễn biến bệnh lý trước khi chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, có rất nhiều các biện pháp mổ khác nhau, phổ biến có mổ nội soi và mổ mở. Trong đó mổ nội soi được áp dụng phổ biến hơn trong thời gian gần đây.
Phẫu thuật mổ nội soi được phát triển trong nền y học khoảng 20 năm nay. Thay vì dùng bàn tay bác sĩ nhìn trực tiếp vào vùng mổ, phẫu thuật mổ nội soi sẽ thực hiện khi bác sĩ nhìn thấy được cơ quan bộ phận chính xác qua tiếp xúc gián tiếp với màn hình bên ngoài nhờ một hệ thống tín hiệu hiện đại, tiên tiến. Sau đó đưa vào bên trong cơ thể với dụng cụ như như chiếc đũa, với hiệu quả bóc tách, cắt đốt, kẹp, khâu các cơ quan bên trong.
Chính bởi lẽ đó, phẫu thuật mổ nội soi không cần phải mổ đường dài như mổ mở, chỉ cần khoảng 1-1,5cm. Với phương pháp này bệnh nhân ít đau đớn hơn, phục hồi nhanh hơn và tính thẩm mỹ cao hơn. Phương pháp này hiện nay được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa.
Tùy vào bệnh lý cụ thể, sức khỏe từng bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định áp dụng cụ thể, cần thiết. Thông thường biện pháp mổ được tiến hành khi người bệnh điều trị nội khoa nhưng không có kết quả tích cực.
Có kinh nguyệt có mổ được không?
Đối với vấn đề có kinh nguyệt có mổ được không, bác sĩ chuyên Sản phụ khoa cho biết: cần phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố để bác sĩ đưa ra kết luận. Còn phải kiểm tra xem người bệnh có phải nằm trong trường hợp mổ cấp cứu hay không, mắc bệnh lý nào, cần thực hiện mổ hay có thể trì hoãn được….
Thông thường với các loại mổ cấp cứu, tránh nguy hiểm tới tính mạng thì dù có kinh nguyệt nhưng có thể cần phải mổ. Ngược lại nếu như là mổ chủ động, có thể hoãn thì bác sĩ sẽ chỉ định hết chu kỳ kinh mới thực hiện mổ.
Chính bởi lẽ đó, nếu như chị em đang trong thời gian hành kinh mà thực hiện mổ, cần thông báo điều này trước với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp nhất.
Một số lưu ý khi thực hiện mổ
– Với bất kỳ thay đổi nào về tình trạng chung của cơ thể, người bệnh cần phải liên hệ với nhân viên y tế, với bác sĩ để được theo dõi sát sao và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Có những trường hợp cần sử dụng đơn thuốc của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý thực hiện mua đơn thuốc, dùng đơn thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Thông thường trước khi tiến hành mổ, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá tổng quát sức khỏe: xét nghiệm máu, chụp XQ, siêu âm bụng, nội soi, điện tim, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, siêu âm tim (nếu cần) sẽ được hoàn thành có kết quả trước khi thực hiện ca phẫu thuật của người bệnh.
Những việc người bệnh nên làm trước khi phẫu thuật:
– Nên ăn uống đủ chất: Nguồn dinh dưỡng được cho là vô cùng quan trọng đối với mọi người bệnh, kể cả những người có chỉ định mổ. Nên có một chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Chú ý có những trường hợp mổ cần kiêng ăn trước 1 ngày, thay vào đó là truyền dịch. Vì thế, bạn cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn trước khi mổ.
– Nên suy nghĩ tích cực: trước khi mổ, người bệnh thường cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết rằng ca mổ sẽ tiến hành như thế nà, có đau đớn hay không….Lúc này lời khuyên dành cho bạn đó chính là hãy giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, thái độ lạc quan chính là liều thuốc tốt giúp bạn vượt qua ca mổ thành công tốt đẹp.
– Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc (tối thiểu 8h/ngày) để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Tránh tình trạng thức quá khuya, suy nghĩ, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả ca mổ.
– Nên tập các động tác lý liệu pháp hô hấp thường xuyên nhằm mục đích sau khi mổ sẽ đẩy nhanh hiệu quả hồi phục. Một số động tác hít thở sâu, thở chậm, ho khạc đờm hay nằm trên giường tập các động tác co, gấp, duỗi các chi.
– Nên chú ý mang theo giấy tờ tùy thân của người bệnh như: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến, chứng minh thư….Tất cả giấy tờ cần được trình trong vòng 24h sau khi nhập viện.
– Nếu có chỉ định mổ, bệnh nhân nên đi cùng người nhà giám hộ để hỗ trợ người bệnh khi cần (đảm bảo an toàn cũng như lý do pháp lý).
Những việc không nên làm trước khi mổ
Chú ý bên cạnh những điều cần làm khi tiến hành mổ thì bạn cần chú ý một số điều cần phải tránh sau đây:
– Nếu người bệnh có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, sốt hay đang có kinh nguyệt hoặc bất kỳ một dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được thông báo trước ekip mổ. Từ đó bác sĩ có chỉ định điều chỉnh phù hợp nhất.
– Không hút thuốc: Sau khi mổ, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề về hô hấp, ho, khó thở, đông đặc phổi hay viêm phổi. Vì thế, người bệnh cần tránh hút thuốc trước khi mổ để giảm quá trình lưu thông máu, tránh tình trạng chậm làm lành vết mổ, thậm chí nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng hơn.
– Không uống rượu, bia, cafe: đây là điều tối kỵ trước khi mổ mà bạn cần chú ý tránh. Bạn có biết những chất kích thích như rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và làm loãng máu của người bệnh. Thậm chí nó có thể dẫn tới chảy máu khó cầm hoặc nhiễm khuẩn vết mổ cũng như ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và quá trình phục hồi của người bệnh.
– Một chú ý khác mà bạn cần note lại đó là không nên mang trang sức quý giá, đắt tiền khi vào phòng phẫu thuật. Lý do bởi khi mổ thường sẽ được gây tê hoặc gây mê tránh đau đớn cho người bệnh. Và lúc này việc mang trang sức trên người được khuyến cáo không nên.
NÊN XEM THÊM:
- + Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không?
- + Có kinh nguyệt uống thuốc cảm được không?
- + Có kinh nguyệt uống tinh bột nghệ được không?
Sau khi mổ cần chăm sóc như thế nào?
Thông thường sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức sau mổ. Theo đó, bạn sẽ được đưa về khoa phòng, được theo dõi sức khỏe hàng ngày để đánh giá tiến độ hồi phục của vết mổ và tiến triển hồi phục cho đến khi người bệnh xuất viện. Thông thường, thời gian xuất viện sau mổ là 3-5 ngày hoặc 1 tuần tùy vào thể trạng sức khỏe từng người.
Chú ý sau khi mổ, bệnh nhân cần dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có). Cần làm theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế, bao gồm:
– Chú ý ít không vận động quá mạnh, không trở lại làm việc ngay sau mổ. Cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức để cơ thể có thời gian hồi phục sau mổ.
– Sau mổ những ngày đầu, bệnh nhân cần được vận động nhẹ nhàng, tập đi lại, thở, không nên chỉ nằm trên giường bệnh.
– Những ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân nên ăn cháo loãng, tránh sử dụng những đồ ăn khó tiêu có thể dẫn tới nhiều tác hại cho cơ thể.
– Thường xuyên vệ sinh vết mổ đúng cách theo đúng hướng dẫn của y tá, điều dưỡng. Điều này sẽ giúp vết thương phục hồi nhanh hơn đồng thời giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
– Bệnh nhân chú ý, sau mổ vài ngày vết mổ có thể có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau….là bình thường sau khi hết thuốc tê. Bạn cần theo dõi thêm, nếu như tình trạng này giảm sau một vài ngày tiếp theo thì không đáng lo ngại. Nếu kéo dài đến 1 tuần cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Sau khi mổ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý vết thương có thể cần phải cắt chỉ sau mổ hoặc nếu sử dụng chỉ tự tiêu không cần cắt chỉ.
Tóm lại, sau mổ là khoảng thời gian phục hồi quan trọng, cơ quan tổn thương cần có thời gian để lành lại như trước đây. Do vậy, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn để hồi phục. Chú ý ngoài chăm sóc, cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể cũng như vết mổ. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, nên thông báo sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có kinh nguyệt có mổ được không. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp rõ hơn.
Chúc bạn sức khỏe.
Ngày sửa: 08-01-2023
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những thước đo tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Hiện tượng kinh nguyệt chỉ ra vài giọt có thể là cảnh báo của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan. Cùng phòng khám đa khoa […]
Châm cứu là một trong những biện pháp chữa bệnh hiệu quả mà không dùng thuốc đã được áp dụng từ nhiều năm trước. Ngày này, châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị đông tây y kết hợp để điều trị một số bệnh đặc trưng mang lại hiệu […]
Kinh nguyệt phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe- sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nếu như chị em có dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn hay kinh nguyệt bị tắc thì tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nó có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng […]