Khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ
08 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
695Bạn đang mang thai nhưng mắc chứng thiếu máu. Bạn lo lắng không biết tại sao mình bị thiếu máu, nguyên nhân do đâu? Khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ như thế nào? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết dưới đây.
Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế– nguyên trưởng khoa trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ- kế hoạch hóa gia đình, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Thiếu máu khi mang thai là gì?
Thiếu máu được xác định là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện nay tình trạng thiếu máu ở bà bầu đang tăng lên đến mức độ nghiêm trọng. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng khi ở nước ta có đến 36,8% phụ nữ mang thai mắc chứng thiếu máu thai kỳ. Bởi thế, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thì trong giai đoạn thai nghén, mẹ nên làm xét nghiệm máu, nhất là vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai vào giai đoạn thai 20 tuần.
Thông thường, huyết sắc tố trong máu người mẹ có thể giảm đột ngột do nhu cầu phát triển từng ngày của thai nhi. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kỳ có thể gây thiếu máu do nồng độ huyết sắc tố giảm và bị pha loãng hơn so với bình thường.
Triệu chứng thiếu máu ở bà bầu
Dưới đây là những dấu hiệu của chứng thiếu máu thai kỳ mà bạn có thể nhận biết, cụ thể như sau:
- Da xanh, niêm mạc nhạt: Màu sắc của da niêm phản ánh rất rõ nét tình trạng sức khỏe mẹ bầu, có thể dễ dàng phát hiện. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu da sẽ xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay bớt hồng hào hơn người bình thường, môi tái hơn, lưỡi hay vòm miệng cũng nhạt màu… là dấu hiệu nhanh nhất để bác sĩ nhận biết thiếu máu.
- Móng tay khô, tóc gãy và dễ rụng: nếu như phụ nữ mang thai bị thiếu máu, thiếu sắt đồng nghĩa sẽ thiếu sự nuôi dưỡng nên một số bộ phận có thay đổi rõ rệt. Bạn sẽ thấy nền móng tay nhạt màu hơn so với trước kia, trong một số trường hợp có biểu hiện bề mặt nổi sọc, bẹt hoặc lõm, mất bóng, màu đục, giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó, tóc cũng sẽ dễ bị rụng, khô và xơ.
- Suy giảm sức khỏe: khi mang thai mẹ bầu có những biểu hiện mạch nhanh, hồi hộp, đánh trống lồng ngực…có thể là dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu. Nếu như mẹ bị thiếu máu nặng hơn sẽ thấy có dấu hiệu ù tai, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế; có thể ngất…đây là dấu hiệu khi thiếu máu nhiều.
- Rối loạn tiêu hóa: thiếu máu cũng có liên quan đặc biệt đến hệ tiêu hóa khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, hay nôn ói,…
- Dễ bị nhiễm trùng: Thiếu máu sẽ khiến mẹ giảm sức đề kháng, mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp,…tái phát nhiều lần. Những vết nứt trên môi hay gót chân cũng có thể do thiếu máu mà ra, nhất là trong các trường hợp thiếu vitamin B2, PP, C, E…
- Rối loạn chức năng thần kinh: nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, tính khí thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
Ngoài các triệu chứng kể trên, để chẩn đoán xác định thiếu sắt, thiếu máu như thế nào, mức độ ra sao thì bác sĩ sẽ cần phải làm một công thức máu để chẩn đoán xác định. Có rất nhiều thông số để nói lên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu, trong đó hemoglobin và dung tích hồng cầu được dùng để chẩn đoán chính xác chứng thiếu máu.
Nguyên nhân bà bầu hay thiếu máu
Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu do thiếu sắt. Nhưng lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ khoảng 10% nên không thể cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thì tình trạng thiếu máu, thiếu sắt càng nghiêm trọng hơn do nhu cầu của thai nhi. Nhất là trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ dễ bị ốm nghén, mệt mỏi dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt.
Nhu cầu cần sắt tăng nhiều nhất ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, lúc này nhu cầu cần tăng lên 5 – 7 lần. Do nhu cầu cần sắt ở phụ nữ mang thai là rất cao nên chế độ ăn không thể đáp ứng dẫn tới chứng thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu khi mang thai xảy ra nhiều với thai phụ sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng miền núi là rất cao do điều kiện kinh tế còn khó khăn, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho bà bầu chưa tốt.
Tóm lại, suy cho cùng nguyên nhân dẫn tới thiếu máu ở phụ nữ mang thai do sắt thai phụ cần nhiều hơn lượng sắt để cung cấp cho thai nên tình trạng thiếu sắt, thiếu máu khi càng phổ biến.
>>>Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Ảnh hưởng của việc thiếu máu đối với mẹ bầu và thai nhi
Bác sĩ Huế cho biết: Vai trò của hemoglobin là mang oxy theo dòng máu đi nuôi cơ thể bằng cách đi chuyển hóa tạo năng lượng tại từng tế bào, đặc biệt là các cơ quan như não, tim. Vì thế, đối với người bình thường, tình trạng thiếu máu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ….Nhưng nếu phụ nữ mang thai bị thiếu máu là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé, cụ thể như sau:
+ Đối với người mẹ: mẹ bầu thiếu máu ở những tháng đầu tiên thai kỳ sẽ dễ dẫn tới sảy thai lưu thai. Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bị thiếu máu sẽ rất dễ dẫn tới vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non. Đồng thời, mẹ bầu thậm chí có thể đối mặt với các biến chứng tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Khi em bé chào đời, sản phụ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt…
+ Đối với thai nhi: mẹ mắc chứng thiếu máu trong thời gian mang thai, sau này khi sinh con bé dễ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sinh non tháng, vàng da sau sinh. Bên cạnh đó, những mẹ bị thiếu máu trong thời gian mang thai, khi sinh con bé sẽ dễ mắc các bệnh lý tim mạch hơn bình thường. Mặt khác, nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu sắt, thiếu máu, thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như dẫn tới một số biến chứng: tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; trẻ bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…do vậy việc bổ sung sắt trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng để ngăn chặn thiếu máu.
Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu
Bác sĩ Huế nhấn mạnh: nếu mẹ bầu mắc chứng thiếu máu, được chẩn đoán thiếu sắt, thiếu máu thì cần phải có chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nguồn thực phẩm giàu sắt, cụ thể như sau:
Chế độ nghỉ ngơi
Mặc dù chế độ nghỉ ngơi không phải là yếu tố chính khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng điều này cũng vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo, mẹ bầu bị thiếu máu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm thiểu tình trạng đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu….có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.
Sử dụng chế độ dinh dưỡng giàu sắt
Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu sắt sẽ giúp mẹ tăng cung cấp lượng máu thiếu khi mang thai. Theo đó, sắt có trong một số thực phẩm như thịt đỏ, ngũ cốc, động vật thân mềm, một số loại rau củ quả…. Có thể kể đến như:
+ Trái cây và rau quả: một số loại rau lá xanh đậm rất giàu sắt như: củ cải đường, khoai tây, rau bina, cải xoăn là nguồn cung cấp chất sắt tự nhiên của non-heme iron. Bên cạnh đó, một số loại đậu hà lan, khoai lang, sung, nho khô,….cũng là một nguồn chất sắt tốt.
+ Các loại ngũ cốc, Sữa: sữa và các loại ngũ cốc rất giàu sắt, canxi và axit folic tốt cho phụ nữ mang thai. Vì thế nếu mẹ thiếu sắt thì hãy bổ sung ngay các loại thực phẩm này. Tuy nhiên cần chú ý nếu chế độ ăn nhiều canxi có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt.
>>> Bạn có thể quan tâm: Vai trò của DHA và cách bổ sung DHA cho bà bầu
+ Đạm: Thịt bò, thịt bê, thịt lợn, gan động vật cung cấp nhiều sắt, cho đến các loại hải sản như hàu, cá ngừ và cá mòi. Đối với thực vật, các loại đậu nành, đậu phụ là nguồn protein giàu chất sắt.
+ Một số món khác: mật ong, sô cô la đen, nho khô hoặc các loại hạt bí, hạt óc chó, hạt hạnh nhân… cũng có thể thêm một chút sắt cho phụ nữ mang thai.
Chú ý mẹ bầu cần tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ uống có gas cũng có thể ức chế sự hấp thụ sắt.
Các nguồn bổ sung chất sắt khác cho cho sản phụ bị thiếu máu
Ngoài các loại thực phẩm giàu sắt thì phụ nữ mang thai cũng cần bổ sung viên uống chứa sắt, các viên sinh tố tổng hợp đặc chế riêng cho phụ nữ có thai mới có thể giúp mẹ phòng tránh và ngăn chặn thiếu máu, thiếu sắt. Trường hợp bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt nổi bật thì cần thiết dùng thêm viên thuốc sắt phối hợp acid folic. Việc sử dụng thuốc sắt cần duy trì đều đặn ngay từ lúc phát hiện có thai cho đến khi sau sinh ít nhất một tháng mới có thể an toàn cho mẹ và bé.
KHUYẾN CÁO: mẹ khi biết mình mang thai nên nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng tăng cường đồng thời cần thăm khám thai, làm các xét nghiệm chuyên sâu để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ, xác định bà bầu có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không, từ đó có chỉ định bổ sung nhanh chóng, kịp thời, tránh những hệ lụy không đáng có.
Hiện nay tại Hà Nội, mẹ bầu có thể an tâm thăm khám, siêu âm thai tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và theo dõi thai với hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D, lavabo xét nghiệm chẩn đoán chính xác. Nếu mẹ mang thai gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt thì bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể chế độ dinh dưỡng, kê đơn thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu trong thời kỳ mang thai, bảo vệ cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài ra, thủ tục khám bệnh tại đây rất nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Mọi thắc mắc về vấn đề khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 – 083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Anemia and Pregnancy https://www.ucsfhealth.org/education/anemia-and-pregnancy Truy cập ngày: 08/10/2020
+ Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 Truy cập ngày: 08/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]