Khí hư lẫn máu hoặc có ít sợi máu đỏ tươi hoặc nâu
08 Th 10, 2020Giao Thị Kim Vân
23365Khí hư lẫn máu hoặc có ít sợi máu đỏ tươi, nâu khiến nhiều nữ giới vô cùng lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và nên làm gì khi gặp phải. Để tìm hiểu cụ thể về tình trạng này đồng thời có hướng xử lý tốt nhất khi gặp phải, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây. Bài viết được chia sẻ từ Bác sĩ Giao Thị Kim Vân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, hiện đang công tác và làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Khí hư bình thường là như thế nào?
Bước vào tuổi dậy thì, nữ giới sẽ bắt đầu tiết ra một loại dịch tại vùng kín gọi là khí hư. Khí hư có màu trắng trong như lòng trắng trứng, không mùi, hơi dai và dính, có thể kéo thành sợi. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sạch, dưỡng ẩm, cân bằng môi trường âm đạo, ngăn ngừa sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn có hại đồng thời giúp việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, dựa vào tính chất, liều lượng, màu sắc của khí hư, nữ giới còn có thể nhận biết sớm nhiều loại bệnh lý nguy hiểm.
Khí hư lẫn máu là bị bệnh gì?
+ Sợi khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu
Khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu có thể do:
- Quan hệ tình dục mạnh: Quan hệ tình dục mạnh, quan hệ khi chưa đủ khoái cảm hay thủ dâm quá nhiều đều có thể khiến vùng kín của nữ giới bị xước xác, tổn thương, chảy máu, ra khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu.
- Máu kinh còn sót lại: Nếu chị em bị ra khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu sau khi vừa kết thúc 1-2 ngày hành kinh đồng thời không kèm theo biểu hiện gì thì không cần quá lo lắng. Nguyên nhân có thể do máu kinh còn sót lại kết hợp với dịch tiết âm đạo.
- Viêm âm đạo: Khí hư lẫn máu có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng. Nếu không tiến hành điều trị ngay, tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo có thể lan sang các khu vực lân cận, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
- Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung là bệnh phổ biến ở nữ giới từng phá thai, trải qua sinh đẻ nhiều lần, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ không an toàn hoặc có tiền sử mắc bệnh phụ khoa mà không được điều trị tích cực. Triệu chứng điển hình là ra nhiều khí hư dạng lỏng hoặc đặc quánh, màu trắng đục, vàng, nâu hoặc lẫn máu kèm mùi hôi khó chịu.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy lành tính nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Khi bệnh chuyển sang cấp độ 2 hoặc cấp độ 3, vùng kín có thể xuất hiện khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu kèm đau bụng dữ dội, đau âm hộ, âm đạo, tiểu buốt, tiểu khó.
- Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em xuất hiện khí hư lẫn máu tại vùng kín. Bệnh được hình thành do các tế bào ở cổ tử cung phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Mỗi năm Việt Nam phát hiện 4.100 người bị ung thư cổ tử cung, trong đó có đến 2.400 trường hợp dẫn tới tử vong.
- Ung thư nội mạc tử cung: Ung thư nội mạc tử cung thường gặp ở người từ 45-75 tuổi, bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường hoặc dùng các sản phẩm chứa hormone estrogen. Triệu chứng điển hình cuả bệnh là xuất huyết âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư màu sắc lạ (có thể lẫn máu). Ngoài ra, nữ giới mắc bệnh còn bị đau vùng chậu, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, giảm cân không rõ lý do.
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều, uống thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng tránh thai không an toàn cũng có thể khiến nữ giới xuất hiện khí hư lẫn máu đỏ tươi hoặc nâu tại vùng kín.
+ Khí hư có lẫn tia máu
Khí hư có lẫn tia máu có thể do:
- Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung thường gặp ở nữ giới mang thai do sự gia tăng của hormone estrogen trong cơ thể. Ngoài ra, nữ giới 40-50 tuổi có nhiều hơn 1 đứa con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh với triệu chứng điển hình là ra nhiều khí hư màu vàng hoặc có lẫn tia máu kèm theo đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường.
- Sảy thai: Khí hư lẫn tia máu kèm đau lưng, đau bụng, chuột rút chân, co thắt tử cung là những triệu chứng điển hình của sảy thai mà mẹ bầu cần chú ý.
- Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai sau khi được hình thành không di chuyển vào tử cung để làm tổ mà làm tổ tại vị trí khác, có thể là vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc. Trong đó, 95% làm tổ tại vòi tử cung. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể vỡ bất cứ lúc nào khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Do đó, ngay khi thấy đau bụng, ra khí hư lẫn tia máu, chị em cần chủ động thăm khám ngay.
Ngoài ra, các bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… đều có thể khiến vùng kín của nữ giới xuất hiện khí hư lẫn tia máu.
+ Khí hư lẫn máu hồng
Khí hư lẫn máu hồng có thể do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Ngoài ra, nữ giới mang thai, sắp chuyển dạ, bị viêm niệu đạo hay nhiễm virus HPV cũng có thể gặp phải tình trạng này.
- Dấu hiệu mang thai: Sau khi phôi thai được hình thành, bám vào tử cung để làm tổ sẽ khiến một số niêm mạc tử cung bị bong tróc dẫn tới chảy máu gọi là máu báo thai. Máu ra có màu hồng, đỏ hoặc nâu, lẫn vào khí hư, kéo dài lâu nhất 3 ngày.
- Dấu hiệu sắp chuyển dạ: Nếu mẹ bầu thấy bụng bầu tụt xuống, cổ tử cung bắt đầu mở, chuột rút, đau lưng, tiêu chảy, người uể oải, ra khí hư lẫn máu hồng trong vài ngày trước sinh thì đừng quá lo lắng. Đây chính là tín hiệu tốt cho thấy cơ thể đang bắt đầu chuyển dạ.
- Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo thường xảy ra ở những đối tượng có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, không giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng điển hình là tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng đục, khai nồng, khí hư lẫn máu hồng có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu tại vùng kín.
+ Khí hư lẫn máu giữa chu kỳ
Khí hư lẫn máu giữa chu kỳ có thể do lạc nội mạc tử cung, thường gặp ở nữ giới có kinh nguyệt sớm, chưa sinh con, chu kỳ kinh nguyệt ngắn, chỉ số BMI thấp, mãn kinh muộn hay bát thường trong hệ thống sinh sản. Nếu không kịp thời chữa trị, nữ giới mắc bệnh có thể bị vô sinh, ung thư.
Ngoài lạc nội mạc tử cung thì viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung đều có thể khiến nữ giới ra khí hư lẫn máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Khí hư có một ít sợi máu đỏ tươi hoặc nâu có nguy hiểm không?
Khí hư có một ít sợi máu đỏ tươi hoặc nâu đa phần đều nguy hiểm, không chỉ gây phiền toái tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau của nữ giới nếu không kịp thời khắc phục. Thậm chí, đến khi máu ra nhiều, băng huyết còn dẫn tới sốc mất máu, tử vong.
Nên Xem Thêm:
- + Ra huyết trắng khi mang thai tháng cuối mẹ bầu cần chú ý
- + Khí hư vón cục không mùi không ngứa cảnh báo bệnh gì?
- + Khí hư đặc dính, quánh như keo màu trắng đục, vàng, nâu là bệnh gì?
Cần làm gì khi ra khí hư lẫn máu, sợi máu?
Khi thấy vùng kín ra khí hư lẫn máu, sợi máu, tốt nhất là chị em nên chủ động thăm khám ngay. Trước khi thăm khám hãy nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch, tránh thụt rửa sâu, chà xát mạnh, tránh dùng xà phòng, dung dịch tẩy rửa. Tuyệt đối không quan hệ tình dục hay tùy tiện dùng thuốc mà khiến bệnh tình phát triển nặng thêm.
Một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín mà chị em có thể tìm đến khi gặp phải tình trạng này là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại từ các nước có nền y học phát triển hàng đầu trên thế giới giúp việc khám chữa diễn ra an toàn, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao. Toàn bộ quy trình còn được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn, thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối, chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng.
Đặc biệt, phòng khám nổi tiếng với phương pháp kháng sinh đồ giúp người bệnh tìm ra loại thuốc trị bệnh tốt nhất trong thời gian nhanh nhất, tránh lạm dụng thuốc, hạn chế tác dụng phụ, thích hợp với những trường hợp bị viêm nhiễm tại vùng sinh dục. Ngoài ra, phòng khám còn có rất nhiều phương pháp khác như sóng cao tần của Mỹ, công nghệ ánh sáng sinh học…
Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình chăm sóc người bệnh. Thời gian làm việc linh hoạt cả ngoài giờ hành chính từ 8h – 20h30 hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:
- Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế, giữ vị trí trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Bài viết giúp bạn đọc biết Khí hư lẫn máu hoặc có một ít sợi máu đỏ tươi hoặc nâu là do đâu, mức độ nguy hiểm ra sao và nên làm gì khi gặp phải. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] để được tư vấn thêm từ các bác sĩ chuyên khoa giỏi, hơn 20 năm kinh nghiệm (tư vấn trực tuyến 24/7, thông tin cá nhân bảo mật).
Nguồn tham khảo:
+ Everything You Need to Know About Vaginal Discharge https://www.healthline.com/symptom/vaginal-discharge Truy cập ngày 08/10/2020.
Ngày sửa: 08-10-2020
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Bầu 7 tháng ra khí hư màu vàng cần lưu ý những gì? Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt khí hư ra nhiều hơn bình thường. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý phân biệt dấu hiệu bình thường và dấu hiệu bất thường, từ đó sớm […]
Khí hư đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm và giữ môi trường âm đạo được cân bằng. Hiện tượng khí hư ra nhiều không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm chị em nên lưu ý. Khí hư ra nhiều […]
Khí hư màu nâu ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Ở độ tuổi dậy thì, bạn gái thường khá bỡ ngỡ khi bắt đầu chu kỳ hành kinh và xuất hiện khí hư tại vùng sinh dục. Đây là những dấu hiệu hết sức bình thường đánh dấu sự hoàn thiện trong bộ […]