Khoai lang tím bao nhiêu calo? Ăn khoai lang tím có giảm cân không?
31 Th 12, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
20736Khoai lang tím ngày càng được nhiều người yêu thích bởi giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện sức khỏe mắt và tim đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Nhiều người truyền tai nhau rằng khoai lang tím còn có thể giảm cân. Vậy khoai lang tím bao nhiêu calo? Ăn khoai lang tím có giảm cân không? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.
Khoai lang tím bao nhiêu calo?
Khoai lang tím còn gọi là khoai lang Peru vì có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, lá mọc so le hình trái tim hoặc xẻ thùy chân vịt, dễ trồng, cho năng suất cao. Củ khoai lang tím có dạng thuôn dài với lớp vỏ nhẵn nhụi màu tím (ngoài ra vỏ còn có thể có màu đen, nâu, trắng hoặc vàng). Tùy giống khoai mà củ của nó sẽ có kích thước khác nhau cùng mùi thơm và độ ngọt khác nhau.
Tại Việt Nam, giống khoai lang tím Nhật Bản được trồng nhiều ở huyện Tam Bình, Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Về mặt dinh dưỡng, 100 gram khoai lang tím chứa khoảng 119 calo cùng 0,8 gram protein, 0,2 gram lipit, 28,5 gram gluxit, 1,3 gram chất xơ. Ngoài ra, khoai lang tím còn giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, B1, B2, B6, Kali, Mangan, Đồng, Niacin, phốt pho, sắt…
Ăn khoai lang tím có béo không?
Khoai lang tím bao nhiêu calo? Như đã chia sẻ ở trên thì khoai lang tím chứa khoảng 119 calo. Để ăn no với khoai tím, chúng ta cần khoảng 400 – 600 gram khoai tương ứng 476 – 714 calo. Lượng calo này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của một bữa (667 – 733 calo) do đó việc ăn khoai lang tím sẽ không gây béo.
Tuy nhiên, bạn cần tính toán lượng calo cho phù hợp để không vượt quá 2.000 – 2.200 calo/ ngày. Nếu bạn ăn khoai tím nhưng lại ăn nhiều các món ăn giàu tinh bột, chất béo khác thì việc tăng cân là điều rất khó tránh khỏi.
Cụ thể, nếu bạn ăn 200 gram khoai lang tím thì ngày hôm đó chỉ được nạp thêm tối đa 1.762 – 1.962 calo từ các món ăn khác. Còn nếu bạn ăn 300 gram khoai lang tím thì ngày hôm đó chỉ được nạp thêm tối đa 1.677 – 1.877 calo từ các món ăn khác.
Ăn khoai lang tím có giảm cân không?
Khoai lang tím bao nhiêu calo? ăn khoai lang tím có béo không? Đọc đến đây thì các bạn cũng đã biết câu trả lời rồi đúng không nào. Tuy không gây béo nhưng liệu ăn khoai lang tím có giảm cân không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khoai lang tím giàu vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin, canxi, sắt, kẽm… đồng thời chứa ít calo nên luôn được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân. Hơn nữa, lượng chất xơ trong khoai tím còn giúp người ăn có cảm giác no nhanh, no lâu hơn, hạn chế cơn đói trong ngày, hạn chế nạp nhiều thức ăn vào cơ thể. Điều này góp phần giảm cân hiệu quả.
Để giảm cân với khoai lang tím thì ngoài cách hấp, luộc, nướng thông thường, bạn có thể làm chè khoai tím hoặc bánh bao khoai lang tím. Chú ý điều chỉnh lượng calo tiêu thụ hàng ngày cho hợp lý là được. Dưới đây là một số món giảm cân từ khoai lang tím, bạn đọc có thể tham khảo:
Chè khoai tím
+ Nguyên liệu:
- 600 gram khoai tím
- 120 ml nước cốt dừa
- 80 gram đường
- 10 gram bột năng
+ Cách thực hiện:
- Khoai tím rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Đặt nồi lên bếp, thêm khoai tím cùng 300 ml nước sạch, 60 gram đường, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.
- Trộn thêm 40 ml cốt dừa vào hỗn hợp rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Đặt nồi lên bếp, thêm 80 ml nước cốt dừa và 20 gram đường, đun lửa nhỏ.
- Pha 10 gram bột năng với một chút nước rồi đổ hỗn hợp vào nồi trên. Vừa đổ vừa khuấy đều đến khi nước cốt dừa trong nồi sánh lại là được.
- Cho chè khoai tím ra bát, thêm hỗn hợp cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức. Nếu muốn ăn lạnh thì thêm đá.
Với khối lượng nguyên liệu như trên sẽ tạo ra 810 gram chè khoai tím chứa 1.263 calo. Tương ứng 100 gram chè khoai tím chứa 156 calo.
Bánh bao khoai tím
+ Nguyên liệu:
- 80 ml sữa tươi
- 200 gram bột bánh bao
- 30 ml nước cốt dừa
- 50 gram khoai lang tím
- 50 gram đường
- 10 ml dầu ăn
- Men khô
+ Cách thực hiện:
- Khoai lang tím rửa sạch cho vào nối hấp chín. Khoai chín thì lột vỏ, lất thìa tán nhuyễn.
- Đun sữa hoặc đặt sữa vào lò vi sóng cho sữa hơi ấm rồi đem hòa với nước cốt dừa, đường và men. Sau đó chia thành 2 phần bằng nhau.
- Bột cũng chia thành 2 phần. Một phần 120 gram và một phần 80 gram. Phần 120 gram đem nhào với ½ lượng sữa vừa chuẩn còn phần bột 80 gram trộn đều với khoai lang tím rồi nhào nốt với ½ sữa còn lại.
- Để bột nghỉ 5 phút rồi thêm chút dầu ăn và tiếp tục nhào lần nữa.
- Bọc bát bột bằng màng bọc thủy tinh rồi ủ trong 1 giờ cho bột nở.
- Cắn 2 phần bột màu tím và trắng mỏng dính rồi xếp phần bột màu tím chồng lên phần bột màu trắng. Tiếp tục cán nhẹ để 2 phần bột kết dính với nhau rồi cuộn lại.
- Cắt thành các khúc dày chừng 2 – 3cm, xếp vào nồi hấp rồi hấp bánh trong vòng 20 phút là có thể lấy ra thưởng thức.
Với khối lượng nguyên liệu như trên sẽ tạo ra 320 gram bánh bao khoai tím chứa 817 calo. Tương ứng 100 gram chè khoai tím chứa 255,3 calo.
Ăn khoai lang tím có tác dụng gì?
Bên cạnh vấn đề khoai lang tím bao nhiêu calo? ăn khoai lang tím có giảm cân không? Một vấn đề cũng được khá nhiều người quan tâm đó là ăn khoai lang tím có tác dụng gì? Vậy ngoài tác dụng giảm cân thì loại thực phẩm này còn có tác dụng gì? Vì giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu nên khoai lang tím rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể những lợi ích của khoai lang tím có thể kể đến là:
- Bảo vệ sức khỏe toàn diện: Vì giàu vitamin C nên ăn khoai lang tím giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ sắt, bảo vệ DNA khỏi bị hư hại, chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.
- Giảm lượng đường trong máu: Khoai lang tím chứa flavonoid có tác dụng giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Chất này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong gan. Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì nên ăn khoảng 100 gram khoai tím vào bữa chưa, vừa có lợi cho hệ tiêu hóa vừa giúp cải thiện bệnh tình.
- Hạ thuyết áp: Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên ăn khoai tím mang lại hiệu quả cao trong việc hạ huyết áp tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường. Theo tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm của Mỹ cho biết những người thường xuyên ăn khoai lang tím giảm được 4 điểm huyết áp, tốt hơn rất nhiều so với những loại rau xanh dạng củ khác.
- Cải thiện hen suyễn: Hầu hết bệnh hen suyễn ở người lớn do cơ thể thiếu vitamin A hoặc vitamin C mà khoai tím lại chứa rất nhiều 2 loại vitamin này. Bổ sung khoai tím vào bữa ăn hàng ngày là cách để chúng ta cải thiện triệu chứng hen suyễn.
- Tăng cường sức khỏe đường ruột: Khoai lang tím chứa tinh bột carbs tốt giúp cải thiện đường ruột, tăng lượng Bifidobacteria (một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột), từ đó bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng…
- Ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm: Khoai lang tím chứa vitamin C và sắc tố anthocyanin có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do các phân tử có hại liên quan đến bệnh ung thư, tim, tiểu đường, rối loạn thoái hóa thần kinh.
- Kháng viêm, mờ vết thâm: Khoai lang tím giàu chất chống oxy hóa, sắt, kali, vitamin C và axit folic có tác dụng kháng viêm làm mờ vết thâm trên da. Cụ thể, khi da bị sưng đỏ hoặc đau rát, bạn chỉ cấn cắt lát khoai tím mỏng đắp lên vùng da đó trong khoảng 10 – 15 phút là được.
- Làm đẹp da: Để giúp làn da mềm mại hơn, bạn có thể ăn khoai lang tím 2 lần/ tuần hoặc nghiền khoai lang tím cho thật nhuyễn rồi trộn với sữa chua đắp lên da.
Bà bầu ăn khoai lang tím có tốt không?
Khoai lang tím là nguồn thực phẩm dồi dào tinh bột cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, khoai lang tím còn mang tới nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu, có thể kể đến là:
- Cải thiện ốm nghén: Thời gian đầu mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm như khoai lang tím. Chúng vừa dễ ăn đồng thời giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn.
- Chống táo bón: Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu có thể ăn khoai lang tím. Vì chứa hàm lượng lớn chất xơ nên ăn khoai lang tím khi đang mang thai giúp mẹ bầu cải thiện khả năng nhuận tràng, phân mềm hơn, dễ dàng vào khuôn, tránh tình trạng táo bón.
- Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Mặc dù lượng đường trong khoai lang tím khá nhiều nhưng nó lại có chỉ số glycemic thấp nên không ảnh hưởng tới đường huyết ngay lập tức, từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn khoai được chế biến bằng cách rán hoặc nướng thay vì luộc.
- Giúp thai nhi tăng cân hiệu quả trong những tuần cuối: Lượng vitamin B6 trong khoai lang tím có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Do đó, mẹ bầu ăn khoai tím trong thời gian mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện, tăng cân tốt hơn, đặc biệt trong những tuần cuối của thai kỳ.
Mặc dù khoai lang tím rất tốt cho mẹ bầu nhưng vì chứa nhiều canxi mà canxi phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới có thể hấp thụ được hết vào cơ thể của mẹ. Do đó, mẹ nên ăn khoai lang tím vào bữa sáng hoặc bữa trưa để tránh ảnh hưởng tới việc hấp thụ dưỡng chất trong các loại thức ăn khác. Khi ăn khoai thì nên chú ý ăn chậm nhai kỹ để hấp thụ dưỡng chất trong khoai hiệu quả hơn.
Ăn khoai lang tím có bị vàng da không?
Về vấn đề này như chúng ta biết khoai lang tím chứa beta carotene nên nhiều người thắc mắc không biết ăn khoai lang tím có bị vàng da không. Thực tế là ăn khoai lang tím không bị vàng da. Thay vào đó, bạn có thể bị vàng da nếu thường xuyên ăn những loại quả củ có màu vàng cam như đu đủ, xoài chín, cà rốt hay bí đỏ…
Nếu bị vàng da, bạn chỉ cần ngưng ăn các loại củ quả này là được đồng thời bổ sung các loại rau xanh hoặc bầu, bí, dưa, đậu, trái cây khác. Khi màu vàng trên da đã giảm, bạn có thể ăn những củ quả kia trở lại nhưng chỉ nên duy trì 3 – 5 lần/ tuần.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì?
- Khoai mỡ có giảm cân không? Tiết lộ khoai mỡ bao nhiêu calo?
- Ăn khoai mật có béo không? Cách ăn khoai mật không lo tăng cân
Trên đây là tất cả những chia sẻ về khoai lang tím. Hi vọng qua bài viết bạn đọc biết khoai lang tím bao nhiêu calo, ăn khoai lang tím có giảm cân không. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại comment bên dưới bài viết để được tư vấn, giải đáp cụ thể.
NGUỒN THAM KHẢO:
- Purple Sweet Potatoes https://www.eatthismuch.com/food/nutrition/purple-sweet-potatoes,2261732/ Truy cập ngày: 31/12/2020
- 7 Benefits of Purple Yam (Ube), and How It Differs from Taro https://www.healthline.com/nutrition/ube-purple-yam Truy cập ngày: 30/12/2020
Ngày sửa: 31-12-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]