Những loại cá bà bầu không nên ăn? [ Tư vấn dinh dưỡng]
21 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
3004Cá là món ăn mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não cho con người. Bởi vậy với nhiều bà bầu, chắc hẳn ai ai cũng mang trong mình tâm lý muốn bổ sung dưỡng chất từ các loại hải sản tươi. Giúp cho mẹ bầu và thai nhi nạp đủ chất và luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải loại cá nào mẹ bầu cũng có thể ăn được, rốt cuộc sẽ có những loại cá gì bà bầu không nên ăn?
Cá và lợi ích của cá đối với sức khỏe bà bầu?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích mà cá cung cấp cho sức khỏe mẹ bầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về cá trước nhé!
Cá là gì?
Cá là động vật có dây sống, chúng phần lớn là loài máu lạnh, có mang và một số có phổi. Môi trường sống của cá là trong môi trường nước. Có thể bạn chưa biết nhưng các nhà khoa học hiện nay đã tìm ra khoảng 31.900 loài cá khác nhau trên thế giới. Điều này đã giúp chúng trở thành giống loài đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống.
Đặc biệt hơn, cá được coi là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người. Với hàm lượng protein cao, cá mang lại những lợi ích vượt ngoài mang đợi của nhiều người. Thịt cá được chứng minh sẽ giúp con người cải thiện hệ thống xương khớp và sức khỏe tim mạch rất tốt. Bởi vậy, cá được rất nhiều mẹ bầu yêu thích và bổ sung hàng ngày.
Vậy lợi ích của cá đối với sức khỏe bà bầu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Những lợi ích của cá đối với sức khỏe bà bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ (FDA), mỗi tuần các mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung khoảng 226 – 340 gram cá. Đây là lượng thịt cá được khuyến khích sử dụng bởi chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:
- Một lợi ích vô cùng to lớn mà các mẹ bầu có thể nhận được đó là giảm nguy cơ sinh non.
- Cá giúp bà bầu giảm huyết áp và lượng mỡ máu. Từ đây giúp cải thiện sức khỏe cho tim mạch ở rất hiệu quả.
- Khi ăn cá trong thai kỳ, các mẹ bầu còn ngăn được nguy cơ mắc phải trầm cảm trước, trong và sau sinh.
- Với nguồn cung cấp DHA và axit omega-3 dồi dào, thai nhi sẽ được thúc đẩy quá trình phát triển não bộ. Tăng cười trí nhớ, trí tuệ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Như các bạn đã biết, các rất giàu protein – nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ. Khi bà bầu bổ sung đầy đủ, protein sẽ giúp tái tạo và phát triển các tế bào cho tóc, xương, da và cơ bắp của trẻ.
Cá thật sự mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đúng không nào! Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng phù hợp đối với mẹ bầu đâu. Hãy đi tới phần tiếp theo để biết những loại cá mà bà bầu không nên ăn nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu canxi nên ăn gì?
Những loại cá gì bà bầu không nên ăn khi mang thai?
Cá thu
Cá thu từ lâu đã nổi tiếng trong làng ẩm thực bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn lại chứa hàm lượng Omega-3 và vitamin dồi dào. Nhưng đây là loại cá các mẹ bầu nên tránh xa càng sớm càng tốt vì trong cá thu chứa hàm lượng thủy ngân vô cùng cao. Liệu thủy ngân trong cá gây hại thế nào cho thai nhi?
Thủy ngân là một chất vô cùng độc và chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai kỳ. Một ví dụ điển hình, thủy ngân là “thủ phạm” trực tiếp gây suy yếu nghiêm trọng hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Hãy hạn chế tối đa ăn cá thu để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi nhé!
Cá nóc
Đã có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới cá nóc vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên ăn loại cá này. Đặc biệt là các chị em phụ nữ đang trong thai kỳ.
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy chất độc tetradotoxin ở buồng trứng cá nóc và chất hepatoxin trong gan của cá nóc vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể đầu độc cơ thể con người, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được chế biến đúng cách trước khi ăn.
Cá ngừ
Cá ngừ hiện nay đã rất phổ biến ở Việt Nam, các mẹ bầu hoàn toàn có thể tìm mua tại các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi gần nhà. Tuy nhiên, giống với cá thu, cá ngừ cũng được liệt kê vào danh sách những loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Bởi vậy các mẹ bầu không nên ăn để tránh bị nhiễm độc thai kỳ.
>>>Tìm hiểu thêm: Bầu 1 tháng có ăn dứa được không?
Cá kiếm, cá mập
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang bầu không nên tiêu thụ quá 200g cá kiếm trong một tháng. Một hàm lượng lớn thủy ngân đã được tìm thấy trong loài cá biển này. Ngoài ra, nếu ăn cá kiếm quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm phải chất độc metyl thủy ngân.
Cá khô và cá đóng hộp
Cuối cùng trong danh sách các loại cá gì bà bầu không nên ăn khi mang thai đó là cá khô và các loại cá đóng hộp. Tuy dễ tìm mua và sử dụng, những loại thực phẩm này lại tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại. Chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả thai nhi và sản phụ. Các mẹ bầu tốt nhất nên tránh xa món ăn này nhé!
Lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn cá
Chúng ta không thể phủ nhận nguồn năng lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng dồi dào từ cá mang lại cho chúng ta. Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu nên có những lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn cá.
Giáo sư Ming Xyan tại Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, trong cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao gấp 3 lần so với các loại cá nước ngọt. Chưa kể cá biển sống trong khu vực bị ô nhiễm hay bị nhiễm bệnh do các vi khuẩn ở biển xâm nhập. Bà cho rằng ăn cá biển trong thai kỳ là một lựa chọn vô cùng mạo hiểm bởi lượng thủy ngân lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của bào thai.
Bà cho biết thêm, để đảm bảo an toàn, chị em tốt nhất nên ăn dầu cá thay vì ăn các loại cá biển khi mang bầu. Dầu cá nếu sử dụng đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ. Ngoài cân bằng huyết áp, lượng cholesterol trong máu…. Dầu cá còn giúp các mẹ bầu hạn chế tình trạng sảy thai hiệu quả.
Những loại cá tốt cho sức khỏe bà bầu nên ăn ?
Với các mẹ bầu đang trong thai kỳ, việc bổ sung các dưỡng chất như DHA, protein, hạn chế hàm lượng thủy ngân tối đa … là những yêu cầu luôn được quan tâm hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo một số loại cá dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho cả mẹ và bé nhé!
Cá hồi
Người ta đã tìm thấy trong cá hồi vô vàn những chất dinh dưỡng cần thiết giúp hình thành nên cấu trúc của cơ thể. Ví dụ như vitamin B12, B6, vitamin D, sắt, DHA… Ngoài ra một lượng lớn axit béo cùng omega-3 trong cá hồi đặc biệt giúp hệ thần kinh và não bộ của trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.
Nhưng mọi người, đặc biệt là các bà bầu không nên ăn quá 360g cá hồi mỗi tuần để đảm bảo an toàn và hạn chế thủy ngân tích tụ. Để thay đổi khẩu vị, các mẹ bầu có thể chế biến cá hồi thành nhiều món ăn ngon như cá hồi nướng cam, cháo cá hồi…
Cá quả
Theo y học phương Đông, cá quả có tác dụng lợi tiểu, bổ gan, bổ thận, bổ khí huyết… Và đặc biệt là giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn. Chỉ với 100g thịt cá quả, mẹ bầu có thể nhận về vô vàn các chất dinh dưỡng như Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg%…. Thêm vào đó, các món ăn được chế biến từ cá quả còn giúp mẹ bầu lợi sữa hơn.
Cá chép
Nhắc đến cá chép, chúng ta không thể không nhắc tới các dưỡng chất chúng mang lại cho sức khỏe con người. Với nguồn dưỡng chất dồi dào như axit béo omega-3, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, chất béo… Cá chép sẽ giúp các mẹ bầu thông sữa, lợi tiểu, an thai đặc biệt tốt. Hơn nữa, các món ăn được chế biến từ cá chép cũng rất dễ chế biến, các mẹ có thể thay đổi thực đơn để làm mới khẩu vị của mình.
Cá diêu hồng
Cá diêu hồng là loài cá nước ngọt và chứa rất nhiều dinh dưỡng bên trong. Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy hàm lượng cao các chất vitamin A, B, D và các chất khoáng như iot, photpho … Ngoài ra, thịt cá diêu hồng vô cùng ít chất béo giúp cho việc tiêu hóa của bà bầu trở nên dễ dàng hơn.
Thịt cá diêu hồng khá dày, thơm ngậy và ít mùi tanh thật sự có thể trở thành nguyên liệu nấu ăn hàng ngày và các bà bầu nên thử.
Cá trắm
Thịt cá trắm chứa nhiều chất đạm, axit amin và các khoáng chất tốt cho xương khớp như canxi, photpho, sắt… Bởi vậy, cá trắm rất có lợi cho chị em phụ nữ đang mang bầu. Các mẹ bầu luôn được khuyến khích hãy bổ sung cá trắm vào chế độ ăn của mình. Chúng sẽ giúp chị em tăng đề kháng, chống cảm cúm, hạn chế đau đầu… Đặc biệt là nuôi dưỡng thai nhi luôn khỏe mạnh.
Các chị em cũng nên chế biến cá trắm theo nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp với khẩu vị và chế độ ăn cũng đa dạng hơn.
Hướng dẫn cách chế biến đúng cách để không gây hại
Như đã nói phía trên, không phải loại cá nào cũng được khuyến khích nên dùng cho bà bầu. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm phải thủy ngân và các chất độc khác. Các mẹ bầu nên tham khảo và lưu ý một số cách chế biến dưới đây:
- Mẹ bầu nên ăn cá theo đúng khẩu phần được bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít.
- Chỉ ăn những loại cá tươi sống, mới. Không ăn cá đã chết hoặc ôi thiu. Nên sơ chế sạch sẽ trước khi bảo quản cá trong tủ lạnh.
- Hạn chế tối đa việc ăn cá sống, sashimi hay sushi để giảm đi nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nên nấu chín kỹ tất cả các loại hải sản kể cả tôm ,hàu, …. để đảm bảo an toàn và loại bỏ độc tố.
Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi đang được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất hiện nay những loại cá gì bà bầu không nên ăn? Mong rằng các bạn đã biết nắm bắt được những loại cá nên và không nên ăn để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm tới bài viết này, chúc bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo:
- Eating Fish During Pregnancy: What Varieties Are Safe? https://www.whattoexpect.com/pregnancy/diet/eating-fish-during-pregnancy/ Truy cập ngày: 21/11/2020
- Should pregnant and breastfeeding women avoid some types of fish? https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/should-pregnant-and-breastfeeding-women-avoid-some-types-of-fish/ Truy cập ngày: 21/11/2020
Ngày sửa: 21-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]