Tư vấn phá thai

Phá thai bằng thuốc có đau bụng không? Có nguy hiểm không?

Ra máu âm đạo là biểu hiện đặc trưng sau khi phá thai bằng thuốc mà ai cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên, một số người nói rằng, bản thân còn kèm theo cả đau bụng. Vậy phá thai bằng thuốc có đau bụng không? Trường hợp sau khi phá thai bằng thuốc bị đau bụng có nguy hiểm không? Làm sao để giảm đau bụng sau khi phá thai? Để có câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết sau.

Phương pháp phá thai bằng thuốc là như thế nào?

Phá thai bằng thuốc có đau bụng không?
Phá thai bằng thuốc là phương pháp mà nhiều chị em lựa cho khi muốn bỏ thai

Thông thường, khi buộc phải bỏ thai, nữ giới sẽ nghĩ ngay tới phương pháp phá thai bằng thuốc. Sở dĩ là vì phương pháp này có quy trình tương đối đơn giản, người mang thai chỉ cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, do không cần phải can thiệp bất cứ thiết bị hay dụng cụ gì tại vùng nhạy cảm nên phá thai bằng thuốc khá an toàn, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng tử cung, dính buồng tử cung đồng thời giảm bớt gánh nặng về mặt tâm lý cho người phụ nữ.

Điều kiện áp dụng:

  • Thai không quá 7 tuần tuổi, đã vào tử cung
  • Thai phụ không mắc bệnh tim mạch, huyết áp, gan, thận, phổi
  • Thai phụ không bị rối loạn đông máu, máu khó đông, thiếu máu nặng
  • Thai phụ không sử dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài

Nếu thai chưa vào tử cung để làm tổ thì nữ giới cần đợi thêm một thời gian nữa thì mới có thể áp dụng được phương pháp này (có thể là 1-2 tuần).

Còn nếu thai đã quá 7 tuần tuổi thì tuyệt đối không được dùng thuốc phá thai. Lúc này, nữ giới cần thực hiện phương pháp khác đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, có thể là hút thai chân không. Hút thai chân không là phương pháp phá thai ngoại khoa không đau dùng dụng cụ hút thai chuyên dụng can thiệp qua cổ tử cung của nữ giới từ đó hút toàn bộ phôi thai ra ngoài, chấm dứt tình trạng thai nghén.

Quy trình dùng thuốc phá thai:

Quy trình dùng thuốc phá thai theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế sẽ bao gồm 4 bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa, bao nhiêu tuần tuổi, sức khỏe của thai phụ như thế nào. Nếu đạt đầy đủ các điều kiện kể trên thì nữ giới sẽ được bắt đầu thực hiện phá thai bằng thuốc.
  • Bước 2: Nữ giới được bác sĩ cho uống viên thuốc phá thai thứ nhất. Viên thuốc này sẽ chấm dứt sự phát triển của thai nhi đồng thời khiến thai nhi bong dần ra khỏi niêm mạc tử cung. Sau khi uống xong, nữ giới cần nghỉ ngơi khoảng 1-2h tại cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe, nếu không có vấn đề gì thì có thể ra về.
  • Bước 3: Nữ giới được bác sĩ cho uống viên thuốc phá thai thứ hai (cũng là viên thuốc phá thai cuối cùng) để kích thích tử cung co bóp đẩy thai nhi ra khỏi cơ thể. Viên thuốc này cách viên thuốc thứ nhất khoảng 48h. Sau khi uống xong, nữ giới cần nghỉ ngơi khoảng 1-2h tại cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe, nếu không có vấn đề gì thì có thể ra về.
  • Bước 4: Nữ giới cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắn thai đã được phá thành công. Việc tái khám này rất quan trọng còn giúp nữ giới kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường, từ đó có hướng xử trí tốt nhất, bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Lịch tái khám thường diễn ra sau khoảng 2 tuần uống xong viên thuốc phá thai thứ hai.

Bạn nên đọc: Chuyên gia giải đáp – Các thắc mắc về phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc có đau bụng không?

Sau khi phá thai bằng thuốc, chị em sẽ bị ra máu âm đạo. Đây là biểu hiện đặc trưng nhất. Máu do phá thai thường có màu đỏ thẫm, có thể lẫn 1-2 cục máu đông, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày (lâu nhất có thể 10 ngày), ra nhiều mấy ngày đầu sau đó giảm dần rồi hết hẳn.

Phá thai bằng thuốc có đau bụng không
Phá thai bằng thuốc có đau bụng không là thắc mắc của nhiều chị em?

Ngoài bị ra máu âm đạo thì nhiều người còn bị đau bụng dưới. Nguyên nhân là do tử cung đang co bóp đẩy thai nhi ra khỏi cơ thể. Tình trạng đau bụng sẽ diễn ra dữ dội trong khoảng 3 tiếng đầu kể từ khi uống xong viên thuốc thứ hai cho tới khi xuất hiện cục máu đông (máu đông xuất hiện chứng tỏ bào thai đã được đẩy ra ngoài). Sau khoảng thời gian này, nữ giới có thể vẫn bị đau bụng nhưng chỉ đau âm ỉ chứ không dữ dội nữa.

Đau bụng sau khi phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

  • Trường hợp bị đau bụng như trên thì không cần quá lo lắng. Đây chỉ là biểu hiện bình thường sau khi dùng thuốc phá thai.
  • Trường hợp sau khi phá thai bằng thuốc bị đau bụng dữ dội, kéo dài nhiều ngày không hết khiến nữ giới luôn trong tình trạng mệt mỏi, thậm chí choáng, ngất, máu ra có màu đen, lẫn nhiều cục máu đông, máu ra nhiều… thì nên chủ động khám ngay. Nguyên nhân có thể do sót thai, sót nhau thai, nhiễm trùng, băng huyết, thường gặp khi tự ý dùng thuốc phá thai tại nhà.

Thuốc phá thai chỉ được cấp phép sử dụng tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín, có giấy phép hoạt động của Bộ y tế hoặc Sở y tế chứ không được bày bán trên mạng hay bên ngoài. Nếu tùy tiện mua thuốc phá thai về dùng, bạn rất dễ mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả sức khỏe và tính mạng.

Thực tế là hiện nay vẫn có những trường hợp sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tẩy giun… để làm hỏng thai, tự phá thai tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này cũng gây ra nhiều nguy hại không kém với thuốc phá thai được mua từ bên ngoài. Thậm chí thai vẫn tiếp tục phát triển nhưng bị dị tật, chết lưu.

Tóm lại, khi cần phá thai (kể cả là dùng thuốc hay can thiệp thủ thuật ngoại khoa) thì nữ giới đều cần phải tới địa chỉ chuyên khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng đầy đủ máy móc, trang thiết bị chuyên dụng cần thiết để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Cách giảm đau bụng sau khi phá thai bằng thuốc

Để giảm đau bụng sau khi phá thai bằng thuốc, chị em có thể áp dụng một số cách sau:

  • Chườm nóng: Lấy một ít nước ấm cho vào túi chườm rồi chườm lên bụng. Nếu không có túi chườm thì dùng bình thủy tinh hoặc bình cao su bọc khăn bên ngoài rồi chườm lên bụng. Chườm nóng sẽ giúp máu lưu thông, cổ tử cung co giãn, giảm đau bụng hiệu quả.
  • Uống nước ấm: Thay vì uống 2 lit nước lọc mỗi ngày, chị em có thể thay bằng 2 lit nước ấm để giúp cơ bụng thả lỏng và giảm tình trạng đau bụng.
  • Tắm nước ấm: Sau khi vừa phá thai xong, nữ giới cần hạn chế không tắm trong 2-3 ngày đầu. Sau khoảng thời gian đó thì có thể tắm được và nhớ dùng nước ấm, tránh tắm lâu. Sau khi tắm xong, thấm khô cơ thể rồi mặc quần áo mới.
  • Massage vùng bụng: Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ từ với áp lực vừa phải trong vòng một phút có thể giúp chị em giảm đau bụng sau khi phá thai. Có thể bôi thêm dầu để cơn đau giảm nhanh hơn.
  • Hạn chế rượu, bia, đồ cay nóng, các chất kích thích… sau khi phá thai vì chúng có thể gây co bóp mạnh tại tử cung khiến máu ra nhiều, bụng cũng đau nhiều hơn.
  • Tập Yoga: Tập yoga cũng là cách mà chị em có thể áp dụng khi bị đau bụng. Động tác sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn tuyệt đối hay cuộn người hình vòng cung sẽ giúp cơn đau thuyên giảm, giúp cơ thể nữ giới trở nên nhẹ nhàng hơn, bụng bớt đau hơn. Tuy nhiên, sau khi phá thai xong, chị em nên tránh tập trong 1 tuần đầu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày vừa giảm đau bụng vừa giúp “cô bé” tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Khi vệ sinh chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài, tránh chà xát mạnh, thụt rửa sâu đồng thời không lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch tẩy rửa.

Ngoài ra, sau khi phá thai xong, chị em cần kiêng quan hệ tình dục khoảng 1-2 tháng cho tới khi vùng kín được hồi phục hoàn toàn và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là axit folic, canxi, protein, vitamin để mau chóng hồi phục sức khỏe, kích thích cơ thể tái tạo máu đồng thời giảm bớt đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ.

Bài viết giúp bạn đọc biết phá thai bằng thuốc là phương pháp như thế nào, phá thai bằng thuốc có đau bụng không, làm sao để khắc phục. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới vấn đề này, bạn có thể nhấp chuột chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).

Ngày sửa: 27-11-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
co-cach-pha-thai-khi-thai-chua-vao-tu-cung-khong

Có cách phá thai khi thai chưa vào tử cung không? Theo các bác sĩ, phá thai cần được các chị em cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Việc thăm khám phá thai cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận để bác sĩ phát hiện sớm các […]

nen-pha-thai-o-tuan-thu-bao-nhieu

Nên phá thai ở tuần thứ bao nhiêu là băn khoăn của không ít các chị em phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn, vì nhiều lý do mà không thể giữ thai. Trên thực tế, tuần tuổi thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc lựa chọn phương pháp phá thai […]

pha-thai-bang-thuoc-con-sot-dich-u-dich-tu-cung

Phá thai bằng thuốc còn sót dịch là hiện tượng nguy hiểm chủ yếu do việc tự ý dùng thuốc, dùng thuốc sai cách. Trường hợp này nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội