Viêm âm đạo

Viêm âm đạo do nấm Candida: Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, điều trị

Nấm Candida là một trong những tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo ở nữ giới với triệu chứng điển hình là tình trạng ngứa ngáy, ra nhiều khí hư tại vùng kín. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, biết nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách điều trị viêm âm đạo do nấm Candida hiệu quả nhất, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết sau. Bài viết được tham vấn kiến thức bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

Viêm âm đạo do nấm Candida

75% nữ giới Việt bị viêm âm đạo do nấm Candida

Nấm Candida thuộc nhóm nấm men vốn sinh sống tự nhiên trong cơ thể người với 40% tại âm đạo. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể dễ dàng phát triển, chuyển từ trạng thái hoại sinh sang trạng thái ký sinh liên kết với các sợi nấm giả cho phép vi nấm len lỏi vào sâu bên trong vùng kín và gây viêm nhiễm âm đạo (nấm âm đạo). Cụ thể những nguyên nhân gây nấm âm đạo thường gặp là:

  • Rối loạn estrogen: Ngoài trách nhiệm trong hệ thống sinh sản thì estrogen còn kích thích vi khuẩn lactobacilli phát triển trong âm đạo giúp âm đạo khỏe mạnh hơn. Do đó, khi estrogen bị rối loạn sẽ làm xáo trộn sự cân bằng trong âm đạo tạo điều kiện cho nấm phát triển gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc corticoid hay kháng sinh phổ rộng kéo dài làm thay đổi pH âm đạo.
  • Suy giảm miễn dịch, thường gặp ở bệnh nhân HIV hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thường xuyên chà xát mạnh, thụt rửa sâu, lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có tính diệt khuẩn mạnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ nhiều bạn tình, quan hệ với đối tượng đang bị viêm nhiễm tại vùng sinh dục…
  • Mặc quần chật chội, ẩm ướt, chất liệu thấm hút kém
  • Mắc bệnh đái tháo đường (người bị đái tháo đường thường có pH âm đạo thấp hơn bình thường)
  • Phụ nữ mang thai (nhất là 3 tháng cuối): Mang thai khiến biểu mô âm đạo chứa nhiều glycogen bị thủy phân thành axit lactic làm giảm nồng độ pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
  • Đang điều trị ung thư.
  • Phá thai, đặt vòng tránh thai, khám phụ khoa tại địa chỉ kém chất lượng với dụng cụ không đảm bảo vệ sinh hay được vô trùng vô khuẩn.

Khoảng 75% nữ giới Việt bị nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Phổ biến trong độ tuổi sinh sản, đã từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trẻ em và người già đều có nguy cơ mắc bệnh.

>>> NÊN XEM THÊM: Tổng hợp các nguyên nhân và những cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo

Triệu chứng của viêm âm đạo do nấm Candida

Triệu chứng điển hình của nấm âm đạo là tình trạng ngứa ngáy khó chịu tại âm hộ – âm đạo. Thậm chí cơn ngứa còn lan sang cả tâng sinh môn, vùng bẹn. Mức độ ngứa tăng dần theo thời gian, có thể diễn ra âm ỉ, dữ dội hay từng cơn. Ngoài ra, nữ giới mắc bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Sưng tấy, phù nề âm hộ, âm đạo
  • Ra nhiều khí hư màu trắng đục dạng đặc dính vào thành âm đạo kèm mùi hôi
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu
  • Đau rát âm đạo khi quan hệ
  • Xuất huyết bất thường tại vùng kín
  • Đau bụng dưới

Bạn H.T.N.A (23 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Gần đây, mình thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy vùng kín. Lúc thì từng cơn hoặc liên tục kéo dài, cảm giác như châm chích hoặc thậm chí là bỏng rát khiến mình phát điên, bực bội, vô cùng khó chịu, nhất là vào buổi tối”.

Biểu hiện viêm âm đạo do nấm Candida dễ nhận biết nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Do đó, chị em cần chú ý quan sát kỹ và chủ động khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án khắc phục tốt nhất.

>>> XEM THÊM: Hình ảnh triệu chứng viêm âm đạo giúp bạn dễ nhận biết

Viêm âm đạo do nấm Candida có gây hại gì không?

Nấm âm đạo tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều phiền toái tới người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (kể cả chuyện tình dục). Nếu để lâu, bệnh sẽ ngày càng lan rộng và trở nên tồi tệ hơn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu…

Hơn nữa, nấm âm đạo khiến khí hư ra nhiều gây bất lợi cho tinh trùng, ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Đặc biệt, nữ giới đang mang thai bị nấm âm đạo còn có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh khi sinh thường.

>>> NÊN XEM THÊM: Bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm không? Những tác hại bạn phải đối mặt?

Phương pháp tốt nhất để điều trị viêm âm đạo do nấm Candida

Thông thường thì khi bị viêm âm đạo do nấm Candida, chị em sẽ được chỉ định thuốc uống kháng nấm. Dược tính của thuốc sẽ khiến nấm tại âm đạo bị tiêu diệt đồng thời cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú, chị em sẽ được chỉ định thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc rửa để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và nguồn sữa mẹ.

Hiện nay nước ta bày bán khá nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm âm đạo như polygynax, canesten, mycogynax, sadetab, neo tergynan, fluomizin, metromicon… Mỗi loại thuốc chứa những thành phần khác nhau với khả năng đáp ứng khác nhau. Trong đó có những loại chỉ tiêu diệt được vi khuẩn gây viêm âm đạo và có những loại chỉ tiêu diệt được trùng roi gây viêm âm đạo chứ không thể diêu diệt được nấm Candida. Vì vậy, chị em tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về dùng khi chưa qua thăm khám và có sự đồng ý của bác sĩ. Việc tùy tiện sử dụng như vậy có thể khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm, khó khăn hơn trong việc điều trị đồng thời tốn kém thêm nhiều thời gian và tiền bạc.

Bên cạnh đó, để tìm ra loại thuốc trị bệnh tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân, chị em cần thực hiện kháng sinh đồ. Kháng sinh đồ là phương pháp thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm của kháng sinh thử nghiệm đối với tác nhân gây bệnh, cũng có nghĩa là phát hiện sự đề kháng kháng sinh của tác nhân thử nghiệm. Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cùng nhiều bệnh viện lớn, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh cùng các chuyên gia y tế.

Ăn tỏi có thể điều trị được viêm âm đạo do nấm Candida hay không?

Tỏi là một loại gia vị được dân gian ví như dược liệu quý dùng để hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh. Thậm chí nhiều người còn dùng tỏi để điều trị viêm âm đạo do nấm Candida vì thành phẩn của tỏi có chứa chất kháng sinh alixin cùng hợp chất sunfua giúp diệt khuẩn mạnh.

Cách thực hiện khá đơn giản, chị em chỉ cần ăn 2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày hoặc kết hợp tỏi trong các bữa ăn. Ngoài ra, một số người còn thực hiện thêm những cách sau:

  • Lấy một sợi chỉ xuyên qua nhánh tỏi rồi đặt vào âm đạo trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau thức dậy thì kéo nhánh tỏi ra khỏi âm đạo.
  • Ép tỏi lấy nước cốt rồi bôi vào khu vực bị tổn thương.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Luyện chia sẻ rằng “Chị em có thể bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày nhưng tuyệt đối không được bôi nước ép tỏi hay đặt tỏi vào âm đạo. Điều này rất nguy hiểm có thể gây bội nhiễm, phồng rộp, bỏng rát, lở loét ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe cùng khả năng sinh sản về sau. Ngoài ra, chị em cũng không được dùng lá trà xanh, trầu không, nha đam, húng quế, ngải cứu hay bất kỳ bài thuốc dân gian nào khác để điều trị viêm âm đạo. Tất cả những bài thuốc này đều chưa được kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả”.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm:

Địa chỉ Sản phụ khoa hàng đầu thủ đô không ngừng cải tiến phương pháp điều trị

Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) là một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín hàng đầu Hà Nội chuyên điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế

Không chỉ đầu tư nhiều máy móc hiện đại, phòng khám còn quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác hơn.

Hơn nữa, phòng khám còn nổi tiếng với phương pháp điều trị khoa học, độc đáo, an toàn, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là kháng sinh đồ và biện pháp hỗ trợ miễn dịch. Trong đó, kháng sinh đồ là phương pháp rất thích hợp với những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa còn biện pháp hỗ trợ miễn dịch thường được kết hợp thêm để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ miễn dịch còn được đánh giá cao bởi khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

  • Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu
  • Thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối
  • Chi phí công khai minh bạch rõ ràng, phù hợp với thu nhập của người dân

Nhằm giúp người dân có thêm nhiều cơ hội để chăm sóc sức khỏe, phòng khám triển khai rất nhiều gói khám ưu đãi khi đặt hẹn trước bằng cách nhấp chuột [tại đây] hoặc gọi tới đường dây nóng

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám chữa bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho nữ giới.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về tư vấn kế hoạch hóa gia đình và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh tại âm đạo, tử cung, buồng trứng, vòi trứng, đường tiết niệu.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, đặt vòng tránh thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình và khắc phục các vấn đề tại vùng kín cho nữ giới.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện E Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm về châm cứu, cấy chỉ, thủy châm huyệt, bấm huyệt, khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền.

Thời gian làm việc linh hoạt cả ngoài giờ hành chính từ 8h – 20h30 hàng ngày.

Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399

Phòng ngừa viêm âm đạo do nấm Candida

Viêm âm đạo là căn bệnh rất dễ tái phát trở lại. Thậm chí nghiên cứu cho thấy có đến 25% trường hợp tái phát bệnh sau 3 tháng dừng điều trị còn với 6 tháng dừng điều trị thì tỷ lệ tái phát bệnh lên đến 58%. Để tránh điều này đồng thời giúp cơ thể mau chóng được hồi phục sức khỏe, chị em cần chú ý:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không ngưng thuốc kể cả khi không còn thấy các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho tới khi bệnh được cải thiện hoàn toàn.
  • Khi quan hệ trở lại thì cần dùng bao cao su và chỉ nên chung thủy một bạn tình.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khi đi vệ sinh hoặc khi tới kỳ kinh nguyệt. Khi vệ sinh chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài, tránh chà xát mạnh, thụt rửa sâu hay ngâm rửa vùng kín.
  • Nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh thì nên xin ý kiến từ bác sĩ.
  • Tránh lạm dụng xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín.
  • Không tắm nước quá nóng.
  • Không lạm dụng kháng sinh (sử dụng kháng sinh khi không cần thiết như cảm lạnh, nhiễm virus).
  • Thấm khô vùng kín trước khi mặc quần lót. Chọn quần lót vừa vặn với chất liệu mềm mại, thấm hút tốt.
  • Quần lót cũ sau khi thay cần giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không mặc quần chật chội, bó sát, đồ ướt như đồ bơi hay trang phục tập luyện trong thời gian dài.
  • Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng ngày. Sử dụng băng vệ sinh có nhãn mác rõ ràng, phù hợp với làn da để tránh gây kích ứng.
  • Tránh đồ chiên rán, dầu mỡ, hải sản, đồ ngọt.
  • Tránh uống rượu, bia, cafe hay sử dụng các chất kích thích
  • Chủ động khám phụ khoa 3 – 6 tháng một lần.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm:

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh viêm âm đạo do nấm Candida. Nếu còn điều gì thắc mắc hay đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn có thể nhấp chuột hỏi [tại đây] để được tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo: Vaginal Candidiasis https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/genital/index.html#:~:text=Sometimes%20Candida%20can%20multiply%20and,%E2%80%9D%20or%20%E2%80%9Ccandidal%20vaginitis.%E2%80%9D Truy cập ngày 26/1/2021.

Ngày sửa: 26-01-2021

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
viem-am-dao-ra-mau-co-sao-khong

Viêm âm đạo ra máu do đâu? Viêm âm đạo ra máu có sao không? khắc phục thế nào hiệu quả?…là chủ đề nhiều chị em quan tâm khi gặp hiện tượng này. Theo chuyên gia y tế cảnh báo, nếu như chị em bị viêm âm đạo ra máu thì nên thăm khám càng […]

viem-am-dao-dat-thuoc-gi-tot-nhat-va-co-nen-dat-thuong-xuyen

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là những người thường xuyên quan hệ không an toàn, lười vệ sinh vùng kín hay mặc đồ lót chật chội, ẩm ướt. Để điều trị viêm âm đạo, bệnh nhân có thể dùng thuốc. Tùy từng nguyên nhân và […]

viem-am-dao-sau-sinh-nguyen-nhan-trieu-chung-tac-hai-tu-van-dieu-tri

Viêm âm đạo sau sinh là một trong những tai biến sản khoa phổ biến ở nữ giới. Bệnh lý này diễn biến rất phức tạp, càng để lâu sẽ càng khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, chúng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng của […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội