Có kinh nguyệt có châm cứu được không?
14 Th 02, 2023Nguyễn Thị Minh Tâm
2779Châm cứu là một trong những biện pháp chữa bệnh hiệu quả mà không dùng thuốc đã được áp dụng từ nhiều năm trước. Ngày này, châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị đông tây y kết hợp để điều trị một số bệnh đặc trưng mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Có kinh nguyệt có châm cứu được không là vấn đề mà không ít người vẫn băn khoăn. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Những thông tin về châm cứu
Trước khi tìm hiểu về vấn đề có kinh nguyệt có châm cứu được không tìn bạn cần biết những thông tin quan trọng về châm cứu.
+ Châm cứu là gì?
Châm cứu là phương pháp đã có từ lâu đời, người thực hiện dùng những chiếc kim bằng kim loại mỏng và rắn xuyên trực tiếp qua da sau đó được kích hoạt thông qua các chuyển động nhẹ nhàng của tay người thực hiện hoặc kích thích điện. Trong Y học cổ truyền, châm cứu hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng quan trọng, một số người lại cho rằng nó tác dụng thần kinh.
Đây là một phần của phương pháp thực hành y học cổ đại Trung Quốc. Các nhà Y học cổ truyền tin rằng có hơn 2.000 huyệt trong cơ thể con người, được kết nối với nhau bằng các con đường hoặc kinh mạch. Những con đường này tạo ra một luồng năng lượng qua cơ thể chịu trách nhiệm về sức khỏe tổng thể. Sự gián đoạn của dòng năng lượng có thể dẫn đến bệnh tật. Bằng cách thực hiện châm cứu trên một số huyệt đạo nhất định, y học Trung Quốc cho rằng sẽ cải thiện dòng chảy của Khí, từ đó cải thiện sức khỏe. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng châm cứu có hiệu quả đối với nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, châm cứu không dành cho tất cả mọi người. Nếu muốn áp dụng phương pháp này, trước tiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ xem phương pháp này có phù hợp với mình không, sau đó bạn cần tìm một bác sĩ châm cứu có tay nghề cao và được phép phẫu thuật.
Châm cứu được thực hiện bằng cách sử dụng những cây kim mỏng như tóc để đưa vào các huyệt đạo trên cơ thể. Hầu hết, mọi người cho biết rằng họ đều cảm thấy đau nhẹ khi kim được đâm vào. Kim được đưa vào một điểm tạo ra cảm giác áp lực và đau nhức. Kim có thể được làm nóng trong quá trình điều trị hoặc có thể dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Một số người cho biết châm cứu làm cho họ cảm thấy tràn đầy sinh lực. Những người khác nói rằng họ cảm thấy thư giãn.
+ Ai không nên châm cứu
Nhìn chung châm cứu rất an toàn và không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp như kim châm cứu không được vô khuẩn đầy đủ có thể gây nhiễm trùng, lây chéo hoặc nếu kim châm quá lâu có thể ảnh hưởng đến gan, túi mật và mạch máu của người bệnh. Chính vì thế mà cần phải thực hiện châm cứu tại địa chỉ uy tín, thầy thuốc giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý một số trường hợp không nên châm cứu:
- Người bị máu loãng hoặc rối loạn chảy máu không nên châm cứu để tránh nguy cơ chảy máu, mất máu nhiều.
- Người bệnh đang sử dụng các thiết bị điện tử để điều trị bệnh tim vì kim châm có thể ảnh hưởng không tốt với máy tạo nhịp tim cũng như các thiết bị điện khác.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
- Bệnh nhân đang điều trị các bệnh mãn tính không nên bỏ qua điều trị mà chỉ phụ thuộc vào châm cứu để chữa bệnh hoặc giảm đau.
- Người mắc các bệnh ung thư không nên phụ thuộc vào châm cứu.
Châm cứu có tốt không?
Châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị và Tây y để mang lại hiệu quả toàn diện cho người bệnh. Những tình trạng có thể điều trị bằng châm cứu:
+ Giảm đau
Đa số bệnh nhân đến châm cứu đều hết đau, chủ yếu là đau lưng, mỏi gối, mỏi cổ, đau vai gáy. Châm cứu có thể giảm đau với ít tác dụng phụ.
Châm cứu tốt hơn giả dược trong việc giảm đau trong bốn tình trạng đau phổ biến, bao gồm đau lưng, đau cổ, viêm xương khớp, đau đầu mãn tính và đau vai. Trong trường hợp đau nhiều, có thể dùng phương pháp điện châm để tác động lực lớn hơn vào các huyệt đạo, giúp giảm đau tốt hơn.
+ Vô sinh
Châm cứu đã được chứng minh là cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và ở những phụ nữ thụ thai tự nhiên.
Tác dụng của châm cứu đối với khả năng sinh sản vẫn phụ thuộc vào cơ chế hoạt động cơ bản của châm cứu: khi cơ thể của một người đạt được sự cân bằng tốt hơn, nhiều vấn đề sức khỏe được giải quyết, bao gồm cả vấn đề về vô sinh.
+ Tiêu hóa
Một trong những tác dụng của châm cứu là có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ nóng, táo bón và viêm loét đại tràng. Những người mắc chứng trào ngược dạ dày có thể sử dụng biện pháp châm cứu để khắc phục.
+ Hỗ trợ chức năng sau đột quỵ
Đây là phương pháp điều trị rất tốt cho các vùng của cơ thể không nhận được đủ máu nhằm phục hồi chức năng và cải thiện tuần hoàn. Những người chịu ảnh hưởng của di chứng đột quỵ, các vùng bị ảnh hưởng sau cơn đột quỵ gồm một phần não bộ hoặc một bên chi thường sử dụng đến biện pháp châm cứu để cải thiện lưu lượng máu đến những vùng này.
+ Kiểm soát lo âu
Ngoài những tác dụng chữa bệnh trên thì châm cứu còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Với những người bị trầm cảm, châm cứu có thể khiến họ có một khoảng thời gian cảm thấy rằng, họ khỏe mạnh về mặt thể chất, từ đó, giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về thế giới bên ngoài, và có thể tạo ra một bước đột phá lớn về nhận thức ở người bệnh trầm cảm.
+ Giảm phản ứng phụ do hóa trị và xạ trị
Châm cứu có thể giúp giảm buồn nôn, một tác dụng phụ của hóa trị. Châm cứu cũng có thể giúp điều trị mẩn đỏ do xạ trị, cũng như mệt mỏi do hóa trị và xạ trị.
Hóa trị và xạ trị đều rất hữu ích trong việc điều trị ung thư, nhưng có thể khiến cơ thể quá nóng. Bệnh nhân đang hóa trị và xạ trị có thể bị khô, nóng, buồn nôn và thậm chí đau cục bộ ở một vùng. Châm cứu có thể giúp bệnh nhân có những triệu chứng này cảm thấy thoải mái hơn và có thể giúp giảm nhiệt thừa và viêm do xạ trị và hóa trị.
+ Rối loạn giấc ngủ
Lợi ích của châm cứu bao gồm thư giãn, vì vậy nó có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Một trong những cách châm cứu giúp ích cho người mất ngủ là khả năng giảm lo lắng.
Có kinh nguyệt châm cứu được không?
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào chỉ ra châm cứu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy mà chị em có thể yên tâm.
Tuy nhiên, khi đến ngày hành kinh thường do cơ thể mệt mỏi và ra máu kinh nhiều khiến chị em e ngại, lo lắng không biết châm cứu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không. Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn tương tự thì có thể hoàn toàn yên tâm vì châm cứu không những không có hại mà còn giúp giảm những cơn đau bụng kinh và triệu chứng mệt mỏi trong ngày đèn đỏ. Tỷ lệ nữ giới châm cứu vào ngày kinh nguyệt cũng tăng lên đáng kể khi biết đến những tác dụng của châm cứu.
Đối với trường hợp đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ thì châm cứu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm bớt các triệu chứng ngày hành kinh. Còn những chị em bị đau bụng dữ dội cùng các biểu hiện nặng hơn thì các chuyên gia sẽ áp dụng liệu trình sử dụng phương pháp điện châm để đạt hiệu quả cao.
Chị em nên lựa chọn địa chỉ châm cứu uy tín để đảm bảo an toàn và nghe theo tư vấn của các bác sĩ, thầy thuốc.
Châm cứu có ảnh hưởng gì không?
Liệu pháp châm cứu cũng tương tự như dùng thuốc. Nếu lạm dụng, dùng quá liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng lịch trình châm cứu của bác sĩ.
Thông thường, sau khi hoàn thành một liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 7-10 ngày, bệnh nhân phải dừng lại sau 1-2 ngày, để mạch máu giãn ra thì mới châm cứu trở lại. Đây là một liệu pháp an toàn và hiệu quả, nhưng liệu châm cứu có tác dụng phụ gì không? Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bệnh nhân châm cứu có thể gặp phải trong quá trình điều trị.
- Bầm tím khi châm cứu: Vết bầm tím khi châm cứu có thể do bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Sau khi châm cứu, tại vị trí châm cứu thường xuất hiện vết bầm tím. Đây là một tình trạng ít nguy hiểm hơn và bệnh nhân có thể được chữa khỏi chỉ bằng cách chườm lạnh hoặc chườm ấm.
- Trong quá trình châm cứu, người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhức. Cơn đau thường biến mất trong vòng 24 giờ, vì vậy không cần phải lo lắng về điều này.
- Nếu thực hiện châm cứu tại các cơ sở kém chất lượng, kim châm không được vô trùng có thể khiến vết châm bị nhiễm trùng và sưng.
Lưu ý khi châm cứu
- Nên nghe tư vấn từ các bác sĩ có kinh nghiệm trước khi lựa chọn phương pháp châm cứu. Người bệnh nên cung cấp thông tin về tất cả phương pháp hoặc thuốc đang dùng để tránh những tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn khi thực hiện châm cứu.
- Lựa chọn địa chỉ cũng như bác sĩ châm cứu được chấp phép, có kinh nghiệm và uy tín để thực hiện châm cứu.
- Người bệnh không nên ăn quá no trước khi châm cứu vì có thể gây nôn ói.
- Không sử dụng các chất kích thích trước khi châm cứu.
- Đối với phương pháp châm cứu bằng cấy chỉ và thủy châm thì người bệnh cần tắm sạch sẽ trước khi đến châm cứu.
NÊN XEM THÊM:
- + Kinh nguyệt bị tắc là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- + Có kinh nguyệt uống hoa anh thảo được không?
- + Có kinh nguyệt có mổ được không?
Châm cứu hiện đang là một phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn. Việc nắm rõ những thông tin về châm cứu giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trước khi đưa ra lựa chọn. Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp vấn đề có kinh nguyệt có châm cứu được không. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ thêm về sức khỏe hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.
Ngày sửa: 14-02-2023
- Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm – chuyên khoa I y học cổ truyền với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại đơn vị công tác.
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những thước đo tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Hiện tượng kinh nguyệt chỉ ra vài giọt có thể là cảnh báo của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan. Cùng phòng khám đa khoa […]
Kinh nguyệt phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe- sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nếu như chị em có dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn hay kinh nguyệt bị tắc thì tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nó có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng […]
Hoa anh thảo được mệnh danh là một trong những “bảo bối sắc đẹp” mà nhiều chị em yêu thích. Tinh dầu hoa anh thảo mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Có kinh nguyệt uống hoa anh thảo được không là vấn đề mà không […]