Tư vấn phá thai

Mới phá thai có ăn tôm được không?

Phá thai là một trong những thủ thuật phụ khoa đình chỉ sự phát triển của thai nhi có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe phụ nữ. Vậy nên, chế độ nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất sau phá thai đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của chị em. Mới phá thai có ăn tôm được không? Ăn tôm có tốt không? Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn luôn băn khoăn. Hãy cùng đi tìm đáp án chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Mới phá thai có ăn tôm được không

Ăn tôm có tốt không?

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa nguồn protein gần như tinh khiết. Trong 100g tôm có chứa 18.4g protein, cùng với 11.5 mg vitamin B12, 0.3g chất béo, 0.2g carb, 111mg natri, 189 mg cholesterol.

Có thể thấy số cholesterol trong tôm khá cao, cao hơn cả các loại hải sản khác như các ngừ. Hơn nữa, tôm chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể tăng cường sức khỏe như: axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra astaxanthin có khả năng tăng cường động mạch, giảm nguy cơ đau tim. Chất này cũng giúp tăng mức độ cholesterol HDL tốt, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặc tính chống viêm của chất này có thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào não.

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Tôm cũng có khả năng bổ sung nhiều hợp chất chống ung thư như meso-Zeaxanthin, β-carotene, lycopene, fucoxanthin, astaxanthin, capsanthin, canthaxanthin, crocetin và phytoene. Lutein, lycopene và vitamin E trong tôm giúp chống oxy hóa hiệu quả và có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid.

Mới phá thai có ăn tôm được không?

Tôm là hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mới phá thai thì không nên ăn tôm.

Thành phần có trong tôm chứa tính hàn, không có lợi cho người mới thực hiện thủ thuật do cơ thể còn yếu. Nếu ăn tôm có thể sẽ gây băng huyết kèm theo đau bụng dữ dội và lạnh bụng làm cho tử cung lâu lành, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Ngoài ra, ăn tôm có thể gây khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chị em, có nguy cơ ngộ độc.  Các dinh dưỡng trong tôm như đạm, photpho, axit béo, canxi,… có trong tôm nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Một số người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản hay dị ứng với tôm. Nên nếu ăn tôm trong trường hợp này có thể khiến dị ứng thêm trầm trọng, ngứa, nổi mề đay, sốt cao, đau bụng thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó thì một số loại hải sản khác ngoài tôm mà chị em sau khi hút thai cũng không nên ăn đó là cua, cá, ốc, hến, trai,… chị em sẽ kiêng cữ cho đến khi nào cảm thấy vết thương và sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, nên có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ trước khi muốn ăn trở lại để đảm bảo an toàn.

Mới phá thai nên kiêng ăn gì?

Để tránh tình trạng nhiễm trùng, tử cung lâu lành, chị em nên chú ý kiêng những thực phẩm sau:

+ Không ăn đồ nhiều dầu mỡ

Thức ăn có nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh hoặc các thực phẩm chiên rán nhiều lần gây hại cho dạ dày, không tốt đối với người mới phá thai.

+ Không ăn đồ cay nóng

Những đồ ăn cay nóng như mì cay, tương ớt, ớt, sa tế,… có thể làm tăng nhiệt độ âm đạo từ đó khiến âm đạo chảy máu nhiều hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục.

+ Không sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cafe,.. là những chất kích thích bình thường đã không có lợi cho sức khỏe. Đối với chị em sau khi hút thai sẽ khiến sức khỏe lâu hồi phục kèm theo nhiều biến chứng.

+ Không uống nước có gas, nước ngọt đóng chai

Các loại nước ngọt có gas, nước đóng chai, các loại chất bảo quản, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đều không tốt cho sức khỏe, có thể làm chậm quá trình hấp thụ sắt, ảnh hưởng đến sự tạo máu cần tránh sử dụng sau khi phá thai.

+ Các loại hải sản

Các loại hải sản khác ngoài tôm như cua, ốc,… đều có tính hàn, chị em không nên ăn để tránh băng huyết hoặc gặp các cơn đau bụng trầm trọng hơn.

Chị em cần theo dõi các triệu chứng sau phá thai để kịp thời phát hiện những bất thường và đến gặp bác sĩ sớm nhất, tránh để lại biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hồi phục nhanh chóng.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ thông tin về mới phá thai có ăn tôm được không, hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Nếu như bạn còn bất kỳ vấn đề nào khác cần tư vấn và hỗ trợ hãy gọi đến số 0836.633.399 hoặc nhấn vào khung chat để được các bác sĩ giải đáp chi tiết. 

Ngày sửa: 18-08-2022

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
co-cach-pha-thai-khi-thai-chua-vao-tu-cung-khong

Có cách phá thai khi thai chưa vào tử cung không? Theo các bác sĩ, phá thai cần được các chị em cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Việc thăm khám phá thai cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận để bác sĩ phát hiện sớm các […]

nen-pha-thai-o-tuan-thu-bao-nhieu

Nên phá thai ở tuần thứ bao nhiêu là băn khoăn của không ít các chị em phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn, vì nhiều lý do mà không thể giữ thai. Trên thực tế, tuần tuổi thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc lựa chọn phương pháp phá thai […]

pha-thai-bang-thuoc-con-sot-dich-u-dich-tu-cung

Phá thai bằng thuốc còn sót dịch là hiện tượng nguy hiểm chủ yếu do việc tự ý dùng thuốc, dùng thuốc sai cách. Trường hợp này nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội