Những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu
21 Th 09, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
927Khi mang thai, ngoài chế độ nghỉ ngơi thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng để mẹ có một sức khỏe tốt, em bé phát triển khỏe mạnh. Vậy, những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu là gì? Mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên khoa 1, Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng quan trọng làm tiền để để bé phát triển những tháng tiếp theo. Theo đó, mang thai 3 tháng đầu được xác định đến khi hết 12 tuần tuổi, mẹ cần bổ sung các dinh dưỡng có những chất cần thiết dưới đây:
+ Chất sắt: giúp tái tạo hồng cầu trong máu, nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ thể. Bổ sung chất này giúp mẹ có sức khỏe tốt, thai phòng tránh được những tác hại không mong muốn. Chất sắt có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong một số loại thuốc bổ dành cho mẹ bầu kết hợp với thực đơn giàu sắt như cam, quýt, cà chua…
+ Axit folic: giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ, có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu….
+ Canxi: cần thiết để xương phát triển, giúp mẹ thích nghi với sự phát triển của em bé, phòng ngừa các bệnh loãng xương của cả mẹ và bé sau này. Canxi có nhiều trong sữa, rau xanh và ngũ cốc.
+ Vitamin D: được xếp vào nhóm những chất quan trọng trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, vitamin này có trong ngũ cốc, cá hồi, phô mai, dầu cá,…
+ Chất đạm: là phần dinh dưỡng mà tất cả mẹ bầu dù trong thời điểm nào cũng cần dung nạp đầy đủ để có một sức khỏe tốt cũng như làm nền tảng cho em bé phát triển với trọng lượng phù hợp, chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…
+ Chất béo: đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ của bé,
+ Chất xơ: có nhiều trong các loại rau xanh phòng tránh tình trạng táo bón ở thai kỳ.
Cụ thể dưới đây là chế độ dinh dưỡng gồm những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mà mẹ có thể tham khảo bổ sung để bé phát triển khỏe mạnh nhất.
Dinh dưỡng cho tháng đầu tiên thai kỳ
Trong tháng đầu mang thai, hầu hết các trường hợp mẹ đang phải thích nghi với sự có mặt của bào thai, thời điểm này bé đang di chuyển từ 1/3 vòi trứng về tử cung làm tổ, dấu hiệu ốm nghén ở mẹ cũng bắt đầu xuất hiện do nồng độ hormone nội tiết thay đổi, mẹ dễ bị buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi vị thức ăn. Dưới đây là một số cách ăn đúng và đủ mà mẹ có thể áp dụng cho tháng đầu tiên:
+ Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể kết hợp tinh bột với thức ăn chứa chất đạm, chất béo. Ngoài ra, nếu như không bị nén sữa thì mẹ nên chú trọng lựa chọn loại sữa phù hợp cho mình, có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa nên dùng vào buổi sáng.
+ Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, các đồ ăn chiên án hoặc đồ ăn quá cay sẽ không tốt, vì nó có thể khiến bạn nghén nặng hơn.
+ Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, hãy cho bác sĩ biết mình mới mang thai để được bổ sung axit folic phù hợp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung kết hợp với các thực phẩm như cải xoăn, rau chân vịt, đậu bắp, măng tây…
+ Bổ sung canxi nhiều hơn nữa mục đích giúp xương và răng chắc khỏe, ổn định chống còi xương, suy dinh dưỡng ở thai.
+ Không ăn những thực phẩm có mùi, thực phẩm để lâu trong tủ lạnh hay những thực phẩm chưa chín như trứng sống, thịt tái,…
+ Mẹ có thể ăn một bữa phụ với thực phẩm giàu carbohydrate như chuối, khoang lang, ngô, táo, bưởi, yến mạch,…
+ Nếu bị nghén thì mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn nhiều một lúc.
+ Hãy bổ sung nước uống đầy đủ, uống nhiều nước cho dù thời kỳ này bạn phải đi tiểu nhiều lần.
Dinh dưỡng cho tháng thứ 2
Thai 2 tháng tương đương với thai khoảng 8 tuần tuổi, thời điểm này bé đã di chuyển làm tổ ổn định trong buồng tử cung, mẹ đi siêu âm đã có thể lắng nghe nhịp tim của bé. Tuy nhiên, thời điểm này, triệu chứng ốm nghén vẫn bủa vây mẹ rất nhiều, vì thế ăn uống cũng khó khăn hơn. Nhưng mẹ không nên lơ là chế độ dinh dưỡng thời kỳ này để bé có điều kiện phát triển tốt nhất.
Hiện nay có nhiều chia sẻ rằng mỗi ngày mẹ mang bầu 2 tháng chỉ cần bổ sung khoảng 300 calo tương đương với 1 bát phở bò là đủ. Tuy nhiên, mẹ không nên quá chú trọng đến kích cỡ món ăn hoặc lo lắng cho tình hình cân nặng mà cần chú ý đến đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con là quan trọng nhất. Theo đó, mẹ nên chú trọng bổ sung những chất sau đây:
+ Bổ sung omega 3: giúp cho bé phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ thần kinh, hệ miễn dịch, thị giác
+ Bổ sung vitamin C: để tăng cường tái tạo và tổng hợp protein có vai trò quan trọng trong sụn, xương, da, gần. Những thực phẩm chứa nhiều chất này như cam, quýt, ổi, bí đao, rau chân vịt…
+ Bổ sung magie: giúp cho mẹ tránh những cơn chuột rút, co cơ, ổn định cấu trúc hoạt động của thai nhi. Những thực phẩm giàu chất này bao gồm: chuối, nho, gạo lứt, bơ, các loại đậu,…
Dinh dưỡng cần thiết trong tháng thứ 3
Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, em bé đã được gọi là thai nhi rồi, bé đã phát triển khá ổn định, cơ quan bộ phận đã hầu như đã xuất hiện và có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như ở 2 tháng trước, những cơn ốm nghén làm mẹ khổ sở thì thời điểm này mẹ đã dần bớt ốm nghén, ăn uống cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia thì đây chính là thời điểm mà mẹ sẽ cần tăng tốc để tăng cân rõ rệt thời điểm này. Dưới đây là lời khuyên của chúng tôi dành cho chị em khi mang thai.
+ Tiếp tục bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, canxi, đạm, axit folic,…với những thực phẩm có trong cháo, thịt băm, thịt viên,….
+ Mẹ cần tạo thói quen ăn nhiều rau xanh mỗi bữa, nên hạn chế đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ cay nóng.
+ Bổ sung sữa bầu phù hợp để bé có đủ chất dinh dưỡng phát triển.
Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất thì mẹ cần chú ý một số điều cần thiết sau đây:
+ Hạn chế làm đẹp
Khi mang bầu các chuyên gia khuyên mẹ không nên sử dụng mỹ phẩm làm đẹp, không nên nhuộm tóc, sơn móng tay hay tiếp xúc với các thành phần hóa học có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, đến trí thông minh của bé, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng không nên xông hơi hay massage cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới thai dị tật.
+ Tuyệt đối không nên ăn kiêng khi mang thai
Nhiều mẹ bầu khi mang thai có ý định kiêng ăn để tránh cân nặng tăng vọt. Tuy nhiên, khuyến cáo mẹ không nên. Bởi trong thời điểm mang thai, cân nặng tăng là điều bình thường cho thấy sự hấp thu các chất dinh dưỡng của mẹ tốt, có những chất để em bé phát triển khỏe mạnh nhất.
+ Tránh xa nhóm thực phẩm không tốt cho bà bầu
Những loại thực phẩm chưa tiệt trùng, nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria vốn rất nguy hiểm đối với mẹ bầu, những sản phẩm thịt nguội, sashimi, salad deli….có thể dẫn tới những ảnh hưởng cho bé như sảy thai, thai chết lưu, dị tật, sinh non….mẹ tuyệt đối không sử dụng.
Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh những đồ ăn như rau răm, rau ngót, đu đủ xanh,….vì chúng có những chất có thể làm tử cung co bóp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
[MÁCH BẠN] 3 TƯ THẾ NGỦ TỐT CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ
+ Tránh căng thẳng, stress
Mẹ có biết, tâm trạng vui buồn khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực cho bé. Vì thế, khi mang thai, mẹ cố gắng tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng, loại bỏ những áp lực bên ngoài,…thay vào đó hãy thường xuyên trò chuyện với con yêu, hãy làm những công việc mình yêu thích để tạo cho mình một tâm lý thoải mái nhất. Điều này là vô cùng quan trọng.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh
Khi mang thai những tháng đầu tiên, nguy cơ sảy thai là khá cao. Vì thế mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, có thể đi bộ nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.
+ Khám thai theo lịch của bác sĩ
Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần phải thăm khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hiện nay tại Hà Nội, mẹ có thể an tâm thăm khám thai tại địa chỉ phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ uy tín được nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại Hà Nội tin tưởng lựa chọn.
Phòng khám có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại gồm hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D,…cho kết quả chính xác. Đặc biệt bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn sẽ trực tiếp khám thai, siêu âm thai, đọc và tư vấn kết quả cho chị em. Với thủ tục khám bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế. Mẹ bầu có thể an tâm rằng khi thăm khám tại đây, mẹ sẽ không cần xếp hàng chờ đợi khám vì đã có hệ thống đặt lịch khám miễn phí qua mạng.
Mọi thắc mắc về vấn đề Những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được giải đáp miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ 13 Foods to Eat When You’re Pregnant https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant Truy cập ngày 21/09/2020.
+ First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/ Truy cập ngày 21/09/2020
Ngày sửa: 03-10-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]