Trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần?
02 Th 03, 2023Hà Thị Huệ
354Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa công thức bên cạnh việc ăn bổ sung. Vậy trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần? Hãy cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này cũng như có cái nhìn tổng quan trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm của bé nhé.
Một số kiến thức về ăn dặm mà mẹ cần biết
Thời điểm ăn dặm là bước ngoặt quan trọng đối với các mẹ và bé. Chị em nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ăn dặm để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
+ Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là cho bé ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ như tinh bột, thịt, cá, hoa quả,… Các loại thức ăn trong thời kỳ ăn dặm có tác dụng bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển, nhưng không thay thế được sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú đầy đủ và bắt đầu giảm lượng sữa, tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi sao cho phù hợp.
Thông thường, bé bắt đầu ăn dặm từ 4 đến 6 tháng cho đến kết thúc là 1 tuổi rưỡi. Đây là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ có thức ăn dạng sệt tới dạng lợn cợn và dạng miếng. Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không còn đáp ứng được toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết nữa thì lúc này cần bổ sung thêm các thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ.
+ Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để hấp thu những thực phẩm khác phức tạp hơn. Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm:
- Bé thường xuyên đói, dù đã bú nhưng vẫn chưa đủ no.
- Bé khóc đòi ăn đêm nhiều lần hơn.
- Luôn chú ý theo dõi mỗi khi mọi người ăn uống, đặc biệt là nhìn miệng.
- Mẹ có thể đưa muỗng gần miệng bé, nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản ứng đẩy muỗng ra xa thì có thể bé đã muốn ăn dặm.
- Miệng luôn nhai nhóp nhép như đang ăn một món nào đó.
- Bé đã kiểm soát được đầu và cổ.
+ Các phương pháp ăn dặm phổ biến
Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ Việt áp dụng:
+ Phương pháp ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống không còn xa lạ với các mẹ Việt. Làm bột ăn dặm cho bé bằng các loại thức ăn như thịt, rau, cá xay chung. Phương pháp này thường được áp dụng cho bé từ 6 tháng trở lên. Đến khi bé đã mọc răng thì sẽ ăn cháo cùng thức ăn xay nhuyễn.
+ Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy
Đây là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng khá nhiều. Mẹ không cần xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa cho bé mà phương pháp này sẽ để bé tự ăn, mẹ chỉ ngồi hướng dẫn để bé đưa thức ăn vào miệng. Như vậy, có thể giúp bé phát huy được kỹ năng nhai và kiểm soát lượng thức ăn. Tuy nhiên, nếu lượng thức ăn đưa vào cơ thể không đủ có thể dẫn đến sụt cân, chững cân.
+ Phương pháp ăn dặm của Nhật
Phương pháp này chủ yếu là pha cháo loãng qua rây với tỉ lệ 1:10, không quấy thành bột. Đối với các loại rau, thịt cũng sẽ được chế biến riêng với độ thô phù hợp với từng bé. Điều này giúp bé có thể làm quen được các loại thức ăn khác nhau, tốt cho thận, không bị gò ép. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ tốn thời gian trong việc chuẩn bị và chế biến từng loại thức ăn riêng biệt.
Trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần?
Ăn dặm là giai đoạn bé được luyện tập kỹ năng nhai, nuốt, làm quen với hương bị từ những thực phẩm bên ngoài khác sữa mẹ, từ đó hình thành thói quen ăn uống về sau. Nguyên tắc ăn dặm cho bé là từ loãng đến đặc, ít đến nhiều, ngọt đến mặt và mẹ nên bắt đầu cho bé từ 1 bữa xen kẽ với bú sữa rồi có thể chuyển dần sang 3 bữa một ngày.
Trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần còn phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm mà mẹ lựa chọn.
+ Ăn dặm kiểu Nhật ngày mấy lần
Ăn dặm 6 tháng tuổi theo phương pháp của Nhật chủ yếu là tập cho trẻ quen được mùi vị của thức ăn, kích thích trẻ phát triển vị giác. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày đối với phương pháp này.
Trong 1 tuần đầu tiên nên cho bé ăn cháo loãng theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước để làm quen. Những tuần sau có thể tiếp tục ăn cháo loãng với các loại rau để dễ tiêu hóa như cà rốt, khoai lang xay nhuyễn. Cần đảm bảo độ mịn, trơn để bé không bị nghẹn.
+ Ăn dặm tự chỉ huy ngày mấy lần
Ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ 6 tháng tuổi cũng chủ yếu giúp bé làm quen với thức ăn. Mẹ chỉ nên cho bé tập bắt đầu với 1 bữa ăn dặm/ ngày để bé cảm nhận được niềm vui ăn uống và bữa cơm của gia đình.
+ Ăn dặm kiểu truyền thống ngày mấy lần
Đối với phương pháp này, mẹ có thể chọn thời gian 2 bữa/ ngày cách xa nhau để tránh bú mẹ và ăn dặm liền nhau khiến thức ăn khó tiêu hóa.
Giai đoạn đầu mẹ có thể cho trẻ ăn bột liền, không nên tăng lượng đạm quá nhanh khiến thận bé chịu nhiều áp lực. Nếu tự nấu bột cho bé thì mẹ cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi, cân bằng lượng đạm, tinh bột và chất béo.
Mẹ nên tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, giới thiệu đa dạng món ăn để trẻ làm quen và hứng thú với việc ăn uống hơn. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 đến 2 thìa nhỏ nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng và ép buộc bé vì đây là thời gian luyện tập kỹ năng nhai, nuốt, cảm nhận hương vị còn bên cạnh đó vẫn cho bé bú mẹ để bổ sung đủ năng lượng.
Những lần ăn dặm tiếp theo có thể tăng dần lượng thức ăn lên cho bé khoảng 50ml -100ml mỗi lần. Trẻ 6 tháng chỉ nên ăn 1 bữa/ ngày để làm quen, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Lượng thức ăn mỗi lần tùy thuộc vào độ tuổi và thể tích dạ dày mỗi bé. Theo thông tin từ WHO, thể tích dạ dày bé có thể chứa và tiêu hóa là khoảng 30ml cho mỗi cân.
Lượng thức ăn tăng dần lên thì bé cũng sẽ bú mẹ ít hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ trong 1 năm đầu đời, do đó không nên để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào ăn dặm.
Cho trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?
Mẹ cần đảm bảo về số lượng và hàm lượng dưỡng chất trong mỗi phần ăn của bé để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng ăn dặm.
- Nhóm tinh bột: Đây là nhóm cung cấp nhiều năng lượng, nên cho bé ăn cháo, bột từ gạo tẻ. Không nên trộn lẫn gạo nếp và các loại hạt khiến bé chậm tiêu, khó ăn.
- Nhóm đạm: Các thực phẩm giàu protein như thịt gà, lòng đỏ trứng gà thịt lợn nạc,… nên cho bé ăn dặm trong giai đoạn đầu.
- Nhóm chất béo: Mẹ nên kết hợp cả dầu động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của bé với lượng vừa phải trong mỗi bữa ăn.
- Nhóm vitamin: Vitamin và chất xơ là thành phần quan trọng trong bữa ăn dặm của bé. Các loại rau củ, trái cây tươi tốt cho hoạt động tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong khẩu phần khiến bé chậm tăng cân quá mức. Trẻ 6 tháng ăn dặm nên bắt đầu với khoảng 5ml rau nghiền hoặc nước trái cây tươi.
Cách khắc phục tình trạng trẻ không chịu ăn dặm
+ Ăn từ lỏng đến đặc
Giai đoạn đầu, khi bé vẫn quen với bú mẹ hoặc uống sữa thì mẹ không nên tập cho bé ăn thô ngay. Khi mới bắt đầu ăn dặm, hãy cho con ăn từ dạng lỏng rồi dần dần tăng độ thô. Chú ý cho bé có thời gian thích nghi và làm quen trước, không nên ép buộc trẻ.
+ Tập cho bé kỹ năng bốc nhón thức ăn
Bốc nhón giúp bé rèn luyện bàn tay khéo léo, thuần thục và kỹ năng tự phục vụ khi chưa biết dùng đũa và thìa. Có thể cho bé tập bốc nhón với các loại thức ăn mềm và dễ cầm nắm như ngũ cốc, bánh mì, bơ,…
+ Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Hãy tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn cho trẻ, không nên quát mắng hoặc ép con phải ăn. Điều này khiến bé cảm thấy áp lực và sợ ăn dặm, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Khi bé được 12 đến 15 tháng tuổi có khả năng tự cầm thìa thì mẹ nên khuyến khích con tự ăn để con chủ động hơn.
+ Chú ý bữa ăn nhẹ trong ngày của bé.
Không nên cho bé ăn nhẹ quá nhiều lần trong ngày. Việc này có thể khiến con luôn cảm thấy no, từ đó trở nên biếng ăn trong bữa chính. Cần hạn chế số bữa ăn nhẹ, chỉ nên cung cấp lượng thức ăn bằng ⅓ so với bữa chính.
+ Giới hạn thời gian ăn
Hãy giới hạn thời gian ăn của bé. Nếu kéo dài bữa ăn và ép bé ăn hết khiến con bị áp lực và cảm thấy sợ ăn. Vì vậy, hãy chỉ cho bé ăn trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó dọn sạch bàn ăn để tránh khiến bé có ác cảm đối với đồ ăn.
+ Thay đổi khẩu vị cho bé thường xuyên
Việc ăn đi ăn lại một món cũng khiến cho trẻ cảm thấy chán ăn. Do đó, mẹ hãy thường xuyên thay đổi món ăn để giúp bé nhận diện được nhiều mùi vị khác nhau, cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ.
NÊN XEM THÊM:
- + Sau sinh uống nước dừa được không?
- + Có bầu tháng đầu có đau lưng không?
- + Có bầu truyền nước biển được không?
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn những kiến thức quan trọng về vấn đề trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần. Nếu như còn thắc mắc nào khác có thể gọi đến số: 0836.633.399 để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Ngày sửa: 02-03-2023
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]
Có bầu truyền nước biển được không? Nhiều chị em mang thai, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ khi tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng, chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu muốn truyền nước để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, lo lắng vấn đề truyền nước có tốt […]