Có bầu tháng đầu có đau lưng không?
01 Th 02, 2023Hà Thị Huệ
409- 1CÓ BẦU THÁNG ĐẦU CÓ ĐAU LƯNG KHÔNG?
- 2ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN KHIẾN PHỤ NỮ BỊ ĐAU LƯNG KHI MANG THAI
- 3MÁCH MẸ BẦU MỘT SỐ CÁCH LÀM GIẢM ĐAU LƯNG KHI MANG THAI HIỆU QUẢ
- 4ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ- KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ ?
- 5ĐỊA CHỈ THĂM KHÁM THAI, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐAU LƯNG KHI MANG THAI AN TOÀN, HIỆU QUẢ TẠI HÀ NỘI
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ nhẹ, không đáng kể. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai phụ bị đau dữ dội và kéo dài dai dẳng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết được các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
CÓ BẦU THÁNG ĐẦU CÓ ĐAU LƯNG KHÔNG?
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng khi mới mang thai là một tình trạng thường gặp, xảy ra ở khoảng 50% bà bầu. Những cơn đau có thể xuất hiện ở vùng thắt lưng hay ở khớp nối giữa xương cùng và xương chậu. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan tỏa xuống vùng mông và đùi. Tùy vào thể trạng cơ địa của từng người mà mức độ đau lưng ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Có một số thai phụ chỉ đau lưng nhẹ, không đáng kể, nhưng cũng có một số trường hợp thai phụ bị đau nhức nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày.
Phần lớn các trường hợp mẹ bầu bị đau lưng trong giai đoạn đầu của thai kỳ đều là hiện tượng sinh lý bình thường, không quá đáng lo ngại. Bởi triệu chứng này thường xảy ra do những thay đổi tự nhiên trong cơ thể khi mang thai như: sự xuất hiện của hormone thai kỳ, tăng cân, dịch chuyển trọng tâm,…
ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN KHIẾN PHỤ NỮ BỊ ĐAU LƯNG KHI MANG THAI
Theo bác sĩ chuyên khoa cấp I sản phụ khoa Hà Thị Huệ thuộc phòng khám Đa khoa y học Quốc tế cho biết: Tình trạng đau lưng khi mang thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
- Sự xuất hiện của hormone thai kỳ
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra một loại hormon có tên là relaxin. Loại hormone này có tác dụng làm mềm và giãn nở các dây chằng ở khớp khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở sắp tới. Khi đó, các cơ dây chằng ở vùng lưng dưới sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, không đủ mạnh để nâng đỡ và hỗ trợ cột sống như bình thường. Điều này làm phát sinh những cơn đau nhức thắt lưng ở mẹ bầu.
- Tăng cân
Khi thai nhi lớn dần, kéo theo việc thai phụ ngày càng tăng cân có thể tạo ra một gánh nặng rất lớn lên cột sống và khung xương chậu. Từ đó, gây ra triệu chứng đau lưng ở sản phụ.
- Thay đổi tư thế
Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ lớn dần để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Điều này khiến cho phần cột sống thắt lưng phải uốn cong về phía trước nhiều hơn. Nên để giữ thăng bằng cơ thể, mẹ bầu thường phải ngả về phía sau. Điều này khiến cho phần cơ lưng bị căng, gây ra tình trạng đau mỏi lưng ở mẹ bầu.
- Tình trạng căng thẳng, áp lực
Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ có thể khiến cho các cơ trong cơ thể không có thời gian để thư giãn, hồi phục và luôn ở trong trạng thái căng cứng. Từ đó, khiến cho tình trạng đau lưng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cơ bụng yếu đi
Cơ bụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Đối với các thai phụ, sự gia tăng kích thước của thai nhi sẽ khiến cho các cơ bụng trở nên căng ra và yếu ớt. Điều này khiến cho cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho cột sống được thẳng, dẫn đến tình trạng đau thắt lưng khi mang thai.
- Do động thai
Đau mỏi thắt lưng đi kèm với triệu chứng như: âm đạo ra máu màu nâu hay đỏ tươi, khí hư bất thường, đau bụng dưới có thể cảnh báo tình trạng động thai. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, các mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được thăm khám và có cách xử lý kịp thời.
MÁCH MẸ BẦU MỘT SỐ CÁCH LÀM GIẢM ĐAU LƯNG KHI MANG THAI HIỆU QUẢ
Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai mà mẹ bầu có thể tham khảo:
- Tập luyện các bài tập thể dục vừa sức
Các mẹ bầu có thể thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội,… để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức mạnh của cơ, xương khớp và nâng cao tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Điều này có thể làm giảm căng thẳng cho cột sống và cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, các thai phụ nên tránh thực hiện các bài tập thể dục có cường độ nặng, không nên tập luyện quá sức để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thay đổi tư thế
Khi đứng, các sản phụ nên chú ý giữ lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau và hạ mông xuống. Điều này có thể làm giảm tình trạng mỏi lưng. Khi ngồi, các chị em nên chú ý ngồi thẳng, chọn các ghế ngồi có phần tựa lưng và kê thêm một chiếc gối mềm vào sau phần thắt lưng để làm giảm áp lực đè lên vùng lưng.
Khi muốn nhặt món đồ từ dưới đất thì các mẹ bầu nên ngồi xổm, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ lưng thẳng, không được cúi người xuống đột ngột bởi việc làm này có thể khiến cột sống bị bẻ cong, làm tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, hai đầu gối hơi co lại, tránh tư thế nằm ngửa. Để tăng cảm giác thoải mái, hạn chế tình trạng đau lưng, thai phụ có thể đặt một chiếc gối mềm giữa hai chân và dưới vùng bụng.
- Không ăn quá nhiều trong một bữa
Các thai phụ không nên tập trung ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho vùng cột sống thắt lưng và hạn chế tình trạng đau lưng ở sản phụ.
- Tránh đi giày cao gót
Trong quá trình mang thai, các chị em không nên đi giày cao gót, mà nên đi những đôi giày có đế bằng và thấp, vừa chân. Việc đi giày cao gót sẽ khiến cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, vì vậy mà cơn đau lưng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nó còn có thể khiến cho thai phụ bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước. Từ đó, dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: động thai, sảy thai hay sinh non.
- Tránh mang vác đồ nặng
Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ không nên mang vác những vật nặng, bởi việc làm này có thể làm tăng trọng tải lên cột sống, từ đó khiến những cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn.
- Chườm ấm
Các mẹ bầu có thể sử dụng bình thủy tinh chứa nước ấm chườm và lăn đều trên vùng lưng bị đau. Biện pháp này không chỉ có tác dụng làm thư giãn cột sống, khối cơ, khớp xương mà còn giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết. Từ đó, làm giảm tình trạng đau lưng hiệu quả.
- Bổ sung canxi và vitamin từ thực phẩm
Các mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, phòng ngừa tình trạng loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy ở sản phụ. Một số thực phẩm có chứa nhiều canxi mà mẹ bầu nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, động vật có vỏ (tôm, cua, ốc sò, nghêu,…), rau bina, cải xoăn,…
ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ- KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ ?
Đau lưng trong thai kỳ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng đi kèm cùng các dấu hiệu bất thường khác thì đây có thể cảnh báo một tình trạng bệnh lý nào đó.
Do đó, các thai phụ cần phải đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Đau lưng đi kèm cùng các dấu hiệu khác như: xuất huyết âm đạo, đau tức âm ỉ ở vùng bụng dưới. Đây là những triệu chứng điển hình của tình trạng dọa sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Đau lưng đi kèm cùng tình trạng tiểu buốt, tiểu nóng rát, nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường tiết niệu.
- Những cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng, hoặc kéo dài trên 2 tuần liền mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí những cơn đau còn lan tỏa xuống cả vùng mông, đùi và cẳng chân.
ĐỊA CHỈ THĂM KHÁM THAI, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐAU LƯNG KHI MANG THAI AN TOÀN, HIỆU QUẢ TẠI HÀ NỘI
Nếu các chị em đang băn khoăn không biết lựa chọn địa chỉ nào để thăm khám tình trạng đau lưng khi mang thai thì có thể chủ động ghé qua phòng khám Đa Khoa Y học Quốc Tế, 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đáng tin cậy trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám và siêu âm thai tại Hà Nội.
Trong đó, phòng khám cũng có tiếp nhận thăm khám và điều trị, khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai như sau:
- Nếu đau lưng do viêm đường tiết niệu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sử dụng các loại thuốc chuyên khoa phù hợp để ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và cải thiện nhanh các triệu chứng.
- Nếu đau lưng do tình trạng dọa sảy thai, căn cứ vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sử dụng các loại thuốc phù hợp để giữ bào thai lại. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ thai nhi.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ sử dụng thêm các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng giúp an thai, bồi bổ khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch và giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, phòng khám còn tự hào là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng và có bề dày kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Đáng kể đến nhất là:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, sản khoa, thăm khám theo dõi thai kỳ.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa chuyên chữa bệnh phụ khoa, sản khoa, từng tốt nghiệp đại học y khoa Hà nội.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám, chăm sóc sức khỏe thai kỳ, khám chữa bệnh phụ khoa, sản khoa.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám và siêu âm thai; thăm khám và điều trị bệnh bệnh phụ khoa, sản khoa, tốt nghiệp và công tác tại Đại học y khoa Hà Nội.
Ngoài ra, phòng khám còn sở hữu hệ thống thiết bị máy móc y khoa hiện đại, tối tân, được nhập khẩu từ các nước phát triển như: máy siêu âm 4 chiều, máy giảm đau và phục hồi tử cung,…Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Khi đến đây thăm khám, các chị em hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề chi phí bởi chi phí khám thai tại đây rất hợp lý, ổn định và phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
NÊN XEM THÊM:
- + Có bầu truyền nước biển được không?
- + Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không?
- + Có bầu nhiệt độ tăng hay giảm?
Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề có bầu tháng đầu có đau lưng không. Nếu bạn có băn khoăn muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhắn tin [TẠI ĐÂY] vào bất kể thời gian nào trong ngày.
Ngày sửa: 01-02-2023
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu truyền nước biển được không? Nhiều chị em mang thai, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ khi tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng, chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu muốn truyền nước để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, lo lắng vấn đề truyền nước có tốt […]