Bao lâu thì biết thai ngoài tử cung? Dấu hiệu nhận biết
27 Th 10, 2020Nguyễn Thị Luyện
771Đã mang thai thì chẳng ai muốn mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà không ít người gặp phải tình trạng này, có thể là do bị viêm nhiễm vòi trứng, nạo phá thai không an toàn, phẫu thuật vùng chậu, tắc hẹp vòi trứng bẩm sinh, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… Dù là nguyên nhân gì thì nữ giới cũng nên lấy thai ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trước khi thai vỡ mà ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tính mạng. Để hiểu hơn về thai ngoài tử cung, bao lâu thì biết thai ngoài tử cung, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết sau.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Trước khi đi vào vấn đề bao lâu thì biết thai ngoài tử cung, chúng ta cần biết thế nào là mang thai ngoài tử cung. Theo các bác sỹ chuyên khoa thai sau khi được thụ tinh thành công sẽ phát triển thành phôi thai rồi di chuyển dần vào tử cung để làm tổ. Trường hợp không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ ở vị trí khác (như vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc) thì sẽ bị xem là thai ngoài tử cung. Trong đó, có đến 95% trường hợp thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi tử cung.
Bao lâu thì biết thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung có thể phát hiện sớm, kể từ tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ dựa vào những biểu hiện bất thường trên cơ thể mẹ. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu chủ quan đến khi thai vỡ gây nhiều vấn đề tới sức khỏe mới lo thăm khám. Để tránh tình trạng này, phát hiện thai ngoài tử cung sớm hơn hoặc định hướng lộ trình chăm sóc tốt nhất cho bé thì khi thấy xuất hiện các dấu hiệu mang thai hoặc thử que thử thai xuất hiện 2 vạch, mẹ bầu cần chủ động thăm khám ngay.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung – Mẹ bầu cần chú ý
Mẹ bầu cần chú ý những biểu hiện sau vì khả năng cao là do thai ngoài tử cung:
- Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu mà kể cả mẹ bầu mang thai bình thường hay mang thai ngoài tử cung đều gặp phải.
- Đau bụng: Mang thai ngoài tử cung khiến mẹ bầu thường thấy đau âm ỉ một bên vùng bụng dưới rốn. Khi thai vỡ, cơn đau sẽ diễn ra dữ dội, từng cơn khiến người mẹ trở nên mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
- Chảy máu âm đạo: Thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ bầu chảy máu bất thường tại âm đạo, thậm chí là máu ra có màu đỏ thẫm hoặc đen sậm, kéo dài nhiều ngày.
- Những biểu hiện khác: Đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu…
Ngoài ra, mẹ bầu có thể phát hiện thai ngoài tử cung bằng cách dùng que thử thai. Que thử thai là dụng cụ xét nghiệm định tính hoạt động dựa trên nồng độ hormone hCG trong nước tiểu. Hormone này được tiết ra từ nhau thai và sẽ tăng lên cực nhanh sau khi trứng được thụ tinh. Do đó, chỉ cần có thai là mẹ bầu sẽ thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch. Mà nồng độ hormone hCG ở những người mang thai ngoài tử cung sẽ giảm dần nên nếu để ý kỹ thì khi dùng que thử thai, mẹ sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ hơn so với vạch đầu tiên.
Mẹ có thể kiểm tra sau khoảng 2 – 3 tuần chậm kinh (nghĩa là khi thai được 6 – 7 tuần tuổi) đồng thời nên kiểm tra vài lần để cho kết quả chính xác nhất. Chú ý dùng que thử thai vào sáng sớm, sau khi ngủ dậy vì lúc này nồng độ hCG trong nước tiểu ở mức cao nhất trong ngày, việc kiểm tra sẽ cho kết quả đúng hơn.
Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Thời điểm vỡ tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ, kích thước cơ quan sinh dục của mẹ cùng sự phát triển của phôi thai. Trong đó, vòi tử cung là vị trí hay gặp nhất khi thai ngoài tử cung nhưng lại có không gian hẹp hơn so với những vị trí khác nên thời gian vỡ thường diễn ra nhanh hơn.
Khi thai vỡ, các mạch máu nơi thai làm tổ sẽ vỡ theo khiến mẹ bầu mất nhiều máu, máu chảy ồ ạt vào ổ bụng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Thậm chí, mẹ có thể bị tử vong vì sốc mất máu, băng huyết kéo dài.
Bên cạnh đó, thai sau khi vỡ còn khiến nơi thai làm tổ bị tổn thương, viêm nhiễm trầm trọng. Trường hợp mang thai ở vòi tử cung bắt buộc phải cắt bỏ vòi tử cung hoặc khâu bảo tồn vòi tử cung để bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên, dù có cắt bỏ vòi tử cung hay khâu bảo tồn vòi tử cung thì nữ giới vẫn bị giảm khả năng mang thai, tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung trong những lần sau.
Làm gì khi phát hiện mang thai ngoài tử cung?
Ngay khi phát hiện bản thân mang thai ngoài tử cung, nữ giới cần chủ động khám ngay để lấy thai ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Lúc này, bác sĩ có thể dùng thuốc, mổ mở bụng hoặc mổ nội soi tùy từng trường hợp cụ thể.
Dùng thuốc
Điều trị nội khoa (dùng thuốc) phù hợp với những người mang thai ngoài tử cung với khối thai chưa vỡ, mang tính bảo tồn cao, tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, hiệu quả trên 80%. Có 2 cách dùng thuốc để xử lý thai ngoài tử cung mà nữ giới cần biết là:
- Cách 1: Dùng 1 liều tiêm bắp 50mg/m2 sau đó theo dõi 4-7 ngày, nếu thấy cần thiết có thể lặp lại liều này, tối đa không quá 3 liều.
- Cách 2: Tiêm bắp 1mg/kg/ngày, 4 lần liên tiếp và cách ngày.
Trong đó, cách dùng 1 liều có hiệu quả hơn đồng thời ít tác dụng phụ hơn.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc thất bại, nữ giới cần chuyển sang phẫu thuật (có thể là mổ nội soi hoặc mổ mở bụng). Bên cạnh đó, nữ giới cần kiên nhẫn theo dõi và tái khám với các xét nghiệm máu, siêu âm thực hiện nhiều lần, khá tốn thời gian.
Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay vì không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, thích hợp với những người muốn tiếp tục có con. Phương pháp này có thể áp dụng cho những trường hợp sau:
- Chưa vỡ thai
- Thai đã vỡ nhưng chưa có dấu hiệu choáng
- Thai có huyết tụ thành nang với khối huyết tụ nhỏ hơn 8cm.
Mổ nội soi giúp vết thương lành tốt hơn, giảm khả năng dính ruột sau mổ, rút ngắn khả năng hồi phục cho nữ giới đồng thời dễ thực hiện các thao tác bảo tồn vòi trứng.
Mổ mở bụng
Trước khi có mổ nội soi thì mổ mở bụng là phương pháp duy nhất để xử lý thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại như ngày nay thì mổ mở bụng là phẫu thuật khẩn cấp chỉ áp dụng cho những trường hợp mang thai ngoài tử cung bị vỡ ống dẫn trứng khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng. Hiểu đơn giản hơn thì mổ mở bụng sẽ được thực hiện khi mổ nội soi và dùng thuốc không thể xử lý được.
Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ mở vòi trứng lấy khối thai hoặc cắt đi vòi trứng mang khối thai rồi tiến hành cầm máu và khâu lại.
TÓM LẠI, xử lý thai ngoài tử cung sớm sẽ giúp nữ giới tăng khả năng thụ thai, mang thai và sinh con bình thường trong lần tới. Điều này cũng được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu. Cụ thể, có đến 80% nữ giới có thể mang thai và sinh em bé trong vòng 9 – 12 tháng sau khi điều trị thai ngoài tử cung. Một số trường hợp gặp biến chứng nếu muốn có con thì cần sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Vinmec… là những bệnh viện lớn mà nữ giới có thể tìm đến khi cần xử lý thai ngoài tử cung. Sau khi xử lý thai xong, nữ giới có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) để được chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách toàn diện, tăng cường khả năng thụ thai, mang thai và chăm sóc thai kỳ một cách khỏe mạnh.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là phòng khám Sản phụ khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế được hàng triệu người tin tưởng lựa chọn bởi dịch vụ chuyên nghiệp mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Bên cạnh đó, phòng khám còn đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại, tiên tiến giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9% như hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm 2D, 3D, 4D… Tất cả được vệ sinh, vô trùng vô khuẩn theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi khi sử dụng.
Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ, thông tin cá nhân bảo mật. Chi phí hợp lý, công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.
Đội ngũ bác sĩ giỏi tại phòng khám:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, chuyên điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, đặt vòng tránh thai, thẩm mỹ vùng kín.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khắc phục các bệnh lý tại vùng sinh dục cho nữ giới, khám sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám phụ khoa, khám thai, khám sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, đặt vòng tránh thai.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ giới.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Chuyên khoa Y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm về châm cứu, cấy chỉ, thủy châm huyệt, bấm huyệt, khám kê đơn thuốc y học cổ truyền.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
+ Thai bị bóc tách nên ăn gì để hồi phục nhanh nhất
+ Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai ngoài tử cung là như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao và bao lâu thì biết thai ngoài tử cung. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới tình trạng này, bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi tới số (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được các bác sĩ giải đáp ngay (hoàn toàn miễn phí).
Nguồn tham khảo:
+ Ectopic (Extrauterine) Pregnancy https://www.webmd.com/baby/pregnancy-ectopic-pregnancy#1 Truy cập ngày: 27/10/2020
+ Ectopic pregnancy https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ectopic-pregnancy/symptoms-causes/syc-20372088 Truy cập ngày: 27/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]