Dinh dưỡng

Ăn củ ấu có béo không? Ăn nhiều củ ấu có tác dụng gì?

Ăn củ ấu có béo không? Ăn nhiều củ ấu có tác dụng gì? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi đây là món ăn yêu thích. Củ ấu không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Vào mỗi mùa ấu đến là thời điểm những người yêu thích món ăn này có dịp thưởng thức của ấu thơm ngọt mát lành.

Trước kia củ ấu được trồng nhiều tại các nước châu Phi, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc…và nhiều nước lớn trên thế giới. Ban đầu loại củ này mọc hoang dại, sau đó được trồng tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Củ ấu hay quả ấu được trồng nhiều ở các khu vực đồng ao, đầm khắp các tỉnh thành Bắc Trung Nam. Đặc biệt là các khu vực Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ…

Ăn củ ấu có béo không

Củ ấu hay quả ấu tên khoa học là Trapa cochinchinensis Lour, thuộc họ Trapaceae. Cây củ ấu sống dưới nước, thân có đặc điểm nhiều lông ở phía ngoài. Cây có 2 loại lá nổi và lá chìm. Lá nổi sẽ có phao ở cuống, hình quả trám, phần mép hình răng cưa. Trong khi đó lá chìm thì phiến lá xẻ lông chim, dễ quan sát đường gân. Hoa của nó màu trắng mọc đơn độc. Phần củ hay còn gọi là quả thường có màu đen, có 2 sừng, cao khoảng 35mm, rộng tầm 5cm. Đầu phần sừng củ ấu có hình mũi tên, trong quả có chứa một hạt ăn được.

Củ ấu có bao nhiêu calo?

Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề ăn củ ấu có béo không? chúng ta cần biết lượng calo trong củ ấu là bao nhiêu. Theo nghiên cứu thì 100g củ ấu có chứa 115 calo. Ngoài ra, những chất khác có trong loại củ này bao gồm: protein 3,6g, lipid 0,5g, saccharin 24g, canxi 9mg, photpho 49mg, sắt 0,7mg, caroten 0,01mg. Bên cạnh đó, còn có chứa các loại vitamin khác bao gồm: vitamin B1 0,23mg, B2 0,05mg, PP 1,9mg , Vitamin C 5mg, cung cấp 115 calo. Chất AH13 có trong củ ấu được sử dụng để hỗ trợ điều trị chống ung thư.

Theo nhiều nghiên cứu, củ ấu có chứa nhiều carbohydrate tốt, không chứa cholesterol và rất ít chất béo. Ngoài ra, trong củ ấu cũng chứa nhiều protein và chất xơ tốt cho sức khỏe. Củ ấu cũng chứa nhiều magie và mangan có thể giúp cơ thể sản xuất enzyme, bổ sung kẽm để tăng cường hệ thống miễn dịch. Mặt khác, kali có trong củ ấu được đánh giá tốt cho hệ tim mạch.

Ăn củ ấu có béo không?

Củ ấu bao nhiêu calo? đọc tới đây thì không ai là chưa biết. Liệu với lượng calo như vậy ăn củ ấu có béo không vậy? Đối với những người lo lắng cho tình trạng cân nặng của mình thì vấn đề bổ sung tất cả các loại thực phẩm cần có sự cân nhắc. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, một người trưởng thành cần khoảng 1800-2000 calo mới có thể đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do vậy, nếu chia 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa khoảng 600-700 calo là đủ.

So sánh mức năng lượng này với mức năng lượng có trong củ ấu. Nếu ăn một bữa đủ no với củ ấu thì cần khoảng 300g- tương đương với lượng calo khoảng 345 calo. Với lượng calo này thì ăn củ ấu sẽ không béo.

Bên cạnh đó, trong củ ấu không có chứa gluten và hàm lượng chất béo rất ít. Chính vì thế bạn ăn củ ấu sẽ không béo cho dù ăn nhiều loại củ này. Không những vậy, theo nghiên cứu thì củ ấu chứa hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp bạn ăn nhanh no hơn. Từ đó có thể hạn chế được đồ ăn vặt cũng như hiện tượng tích mỡ thừa trong cơ thể. Do vậy, đây là thực phẩm lý tưởng có thể hỗ trợ bạn giảm cân như mong đợi.

>>> Chú ý: nếu chỉ an củ ấu sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chính vì thế, bạn nên lên kế hoạch cho thực đơn hàng ngày đầy đủ phù hợp với quá trình giảm cân. Tốt nhất dung nạp lượng calo dưới 1500 thì mới có thể giảm cân hiệu quả.

Mặt khác, cần luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, thường xuyên để duy trì cân nặng lý tưởng, ngăn chặn thừa cân, béo phì.

Củ ấu có tác dụng gì?

Củ ấu là một loại củ cũng khá quen thuộc, và không gây béo. Nhưng củ ấu có tác dụng gì? Thì chắc không phải ai cũng biết? Theo Đông y củ ấu có tính mát, vị ngọt. Có tác dụng tốt trong giải nhiệt lương huyết. Dịch chiết của củ ấu non, khi ăn sống có thể phòng u bướu. Nếu ăn củ ấu non, sống có thể giải độc rượu, tiêu trừ rôm sảy, chống nắng. Đối với những quả ấu già có thể kiện tỳ bổ khí, phù hợp cho những trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược mang lại hiệu quả cao. Theo đó, củ ấu sẽ mang lại những tác dụng phổ biến như sau:

+ Các chất chống oxy hóa: củ ấu được chứng minh có tác dụng tốt trong phòng tránh bệnh, tác dụng ngăn ngừa tổn thương DNA và phục hồi các mô. Theo một số nghiên cứu tại Ấn Độ phát hiện ra rằng, trong củ ấu có những chất có thể bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa tốt nhất.

+ Thanh lọc: Củ ấu ngọt mát, có thể giải độc rượu, tốt cho người bị say nắng. Tác dụng tốt giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Từ đó giúp mang lại sức khỏe tốt cũng như chữa lành các bệnh tiêu chảy, phục hồi ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.

Củ ấu có tác dụng gì

+ Tốt cho đường ruột: Như đã trình bày nêu trên, củ ấu có chứa rất nhiều carbohydrate tốt, không chứa cholesterol và rất ít chất béo nên rất lành cho sức khỏe cho dù bạn có bệnh nền về tim mạch hay huyết áp. Bên cạnh đó, củ ấu cũng được chứng minh  nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là chất xơ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn probiotic – loại vi khuẩn giúp sản sinh enzym tiêu hóa tốt cho hệ thống đường ruột.

+ Giảm thiểu chứng viêm khớp: Hợp chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong củ ấu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Thậm chí chúng có thể dùng để chữa lành vết thương nếu do vi khuẩn gây ra. Nó có tác dụng như một loại khoáng sinh tự nhiên có thể làm giảm các chứng đau do viêm khớp, sưng khớp và các tình trạng viêm  tấy đỏ.

+ Có chứa hàm lượng tinh bột kháng bệnh: bạn có biết trong củ ấu có chứa một số loại tinh bột kháng dưới dạng amylose không bị phân hủy trong ruột non. Chúng có thể lên men một cách tự nhiên và trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột và đại tràng. Từ đó có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Phòng tránh bướu cổ: theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cu ấu giàu iot. Vì nó là củ sống trong nước mặn. Vì thế, nếu bổ sung củ ấu trong thực đơn hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn bướu cổ và các bệnh tuyến giáp hiệu quả nhất.

+ Tác dụng trong điều trị bệnh Eczema: củ ấu có những chất có thể hỗ trợ điều trị bệnh eczema. Bạn thực hiện cho hỗn hợp củ ấu đã nấu chín với một ít nước, nước chanh rồi thoa lên vùng da bệnh sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả cao

+ Tiêu đờm: Củ ấu còn có thể giúp tiêu đờm, hỗ trợ chữa trị các bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

Bà bầu ăn củ ấu có tốt không?

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng: ăn củ ấu tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bà bầu ăn củ ấu mang lại nhiều tác dụng tốt, cụ thể như sau:

+ Tăng cường hệ miễn dịch: củ ấu có nhiều vitamin và các khoáng chất, vitamin. Đặc biệt nó có chứa polyphenol và flavonid. Có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Chống lại các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Bà bầu ăn củ ấu có tốt không

+ Kiểm soát huyết áp: lý do bởi củ ấu có chứa hàm lượng kali đồi dào có thể tránh bệnh cao huyết áp. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung củ ấu trong thực đơn của mình để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

+ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: với hàm lượng chất xơ nhiều, ít chất béo. Củ ấu có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp giảm lượng cholesterol. Vì thế, ăn loại củ này có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ổn định nhịp tim.

+ Hỗ trợ phát triển thai nhi: không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ. Củ ấu còn được chứng minh có nguồn dinh dưỡng dồi dào, có thể bổ sung cho bà bầu đồng thời hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều củ ấu và ăn liên tục trong nhiều ngày. Bởi vì, nó có thể sẽ gây đầy hơi, phình bụng. Bà bầu nên ăn củ ấu hợp lý kết hợp nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và  thai nhi.

Ăn củ ấu có mất sữa không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn củ ấu có thể mất sữa. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh chú ý, sau quá trình sinh nở, cơ thể cũng như sức đề kháng có sự suy giảm hơn trước rất nhiều. Vì thế, bên cạnh chế độ nghỉ ngơi thì các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt nhất để sức khỏe nhanh hồi phục.

Theo đó, mẹ vẫn có thể ăn củ ấu nếu yêu thích. Tuy nhiên, tuyệt đối không ăn củ ấu sống vì hệ tiêu hóa của mẹ có thể chưa ổn định. Ăn sống và ăn nhiều củ ấu có thể dẫn tới khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.

Mẹ nên kết hợp với nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau để sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề ăn củ ấu có béo không? ăn nhiều củ ấu có tác dụng gì? Hy vọng giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về loại củ quen thuộc này.  Nếu còn thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để lại comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp.

 

 

Ngày sửa: 07-01-2021

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội