Dinh dưỡng

Ăn dưa gang có mập không? Ăn nhiều có tác dụng gì?

Vào những trưa hè nắng nóng mà ăn một miếng dưa gang thôi cũng đủ để cơ thể được cấp nước, trở nên tỉnh táo và mát mẻ hơn. Đây là loại quả không còn xa lạ gì với người dân miền Nam. Miền Bắc thì hay gọi quả này là dưa bở vì khi chín, thịt và vỏ quả đều mềm bở ra, khi ăn có vị ngọt và thơm. Để tìm hiểu thêm về loại quả này , biết ăn dưa gang có mập không? Ăn nhiều có tác dụng gì? bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.

Ăn dưa gang có mập không

Giá trị dinh dưỡng của dưa gang

Dưa gang còn gọi là dưa bở, việt qua, hoàng qua, sinh qua… thuộc họ Bầu bí, quả mọng màu vàng hoặc màu xanh lục nhiều sọc dọc, vị ngọt nhạt, căng nước.

Về thành phần dinh dưỡng, dưa gang chứa tới 95% là nước, ngoài ra còn có glucid (3,72%), lipit (0,06%), protit (0,11%), cellulose (0,33%) đồng thời còn dồi dào vitamin A, vitamin B, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác.

Ăn dưa gang có mập không?

Vì sợ ảnh hưởng tới cân nặng mà nhiều người thắc mắc không biết ăn dưa gang có mập không. Thực tế là mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo cho cơ thể, tương ứng với mỗi bữa là khoảng 667 – 733 calo (nếu chia khẩu phần ăn hàng ngày thành 3 bữa chính: sáng + trưa + tối).

Để biết được ăn dưa gang có mập không thì chúng ta cần tìm hiểu lượng calo mà loại trái cây này cung cấp là bao nhiêu để có câu trả lời. Theo một số nghiên cứu cho thấy 100g dưa gang chỉ chứa 21 calo. Lượng calo này được xem là rất thấp và kể cả bạn có ăn 1 kg dưa gang mỗi ngày thì cũng chỉ cung cấp cho cơ thể 210 calo, thấp hơn nhiều so với lượng calo cần thiết cho một bữa chứ chưa nói tới một ngày. Như vậy, về bản chất thì ăn dưa gang không gây mập. Nhưng bạn vẫn có thể tăng cân nếu ăn dưa gang quá nhiều đồng thời kết hợp thêm nhiều thức ăn giàu đường và chất béo.

Ăn dưa gang có giảm cân không?

Ăn dưa gang có mập không? Câu trả lời là: Không. Vậy còn vấn đề dưa gang có giảm cân không thì sao nhỉ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu ăn dưa gang đúng cách với liều lượng hợp lý cũng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Sở dĩ là vì dưa gang có thành phần chủ yếu là nước, vị ngọt không béo lại rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, A, kali, choline và chất xơ giúp cơ thể nhanh no hơn, hạn chế cơn đói trong ngày.

Ăn dưa gang có giảm cân không

Bên cạnh đó, dưa gang còn chứa đường nhưng đường này lại là đường tự nhiên giúp cơ thể hạn chế hấp thụ calo từ các món ăn khác, tránh tình trạng dư thừa năng lượng mà ảnh hưởng tới cân nặng.

Ăn dưa gang có tác dụng gì?

Dưa gang có tác dụng giảm cân thì có lẽ mọi người cũng đã biết. Nhưng đây còn là loại quả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, chất xơ, selenium giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng khác của dưa gang mà có thể bạn chưa biết:

Thanh mát, giải nhiệt

Công dụng nổi bật mà ai cũng nhớ tới khi nhắc đến dưa gang đó là giải nhiệt cơ thể. Nhờ tính mát cùng hơn 95% thành phần là nước nên ăn dưa gang có thể giúp bạn giải khát, hạ nhiệt nhanh sau khi vừa đi nắng đồng thời khiến cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khỏe khoắn hơn. Đặc biệt, những người thường xuyên bị nóng trong người nên ăn dưa gang hàng ngày để nhanh chóng cải thiện.

Ngoài công dụng giải nhiệt, dưa gang còn mang tới nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:

Lợi tiểu

Do chứa nhiều nước nên dưa gang giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất đồng thời kích thích hệ bài tiết diễn ra ổn định hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp dưa gang, làm sinh tố dưa gang để uống hoặc nấu canh dưa gang.

Giải độc rượu

Dưa gang có thể bài trừ độc tố do uống nhiều rượu ở những người nghiện rượu lâu năm đồng thời giải rượu nhanh. Để giải độc rượu, bạn chỉ cần xay dưa gang lấy nước uống dùng hàng ngày.

Trị nhiệt miệng, rộp miệng, mụn nước

Những người hay bị nhiệt miệng, rộp miệng, mọc mụn nước có thể nghiền nát dưa gang rồi đắp bên ngoài vết thương. Dưỡng chất trong dưa gang sẽ giúp vết thương mau xẹp và lành lại.

Ăn dưa gang có tác dụng gì

Trị mất ngủ

Nếu thường xuyên bị mất ngủ, bạn có thể lấy 200g dưa gang, 20g hoa nhài và 100g hạt sen giã nhỏ nấu kỹ với 300 ml nước sạch. Khi nước gần chín thì cho 200g đường trắng vào và vặn nhỏ lửa lại, đun thêm một lúc là xong. Mỗi ngày ăn 1 lần hỗn hợp này.

Chữa ho khan và táo bón

Để trị ho khan và táo bón, bạn chỉ cần ăn 10g hạt dưa gang, ngày 2 lần như vậy. Hoặc nấu dưa gang với khoai lang để ăn vào sáng sớm trong 5 ngày liên tiếp.

Cách ăn dưa gang tốt cho sức khỏe mà còn lại giảm cân

Để giảm cân bằng dưa gang đồng thời hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo những cách làm sau:

Uống sinh tố dưa gang trước khi ăn trưa hoặc trước khi ăn tối

Chuẩn bị 1 quả dưa gang cùng sữa tươi không đường và đá bào. Dưa gang rửa sạch, bỏ vỏ và hạt rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng những nguyên liệu còn lại là xong.

Ăn dưa gang nguyên chất trước bữa ăn 20 phút

Chuẩn bị 500g dưa gang bỏ vỏ và hạt rồi cắt thành khúc nhỏ. Tùy theo sở thích có thể thêm chút sữa và đá.

Làm dưa gang muối kết hợp trong bữa cơm hàng ngày

Chuẩn bị dưa gang còn non cùng muối trắng và bình thủy tinh. Rửa sạch dưa gang, xếp vào bình thủy tinh. Cứ 1 lớp dưa sẽ kèm 1 lớp muối. Sau đó đổ nước sôi nguội ngập bình rồi đậy kín. Đợi khoảng 1 tuần là có thể lấy dưa gang muối ra ăn. Với dưa gang muối, bạn có thể chế biến với các món xào như thịt xào dưa gang, dưa gang xào trứng… và ăn kèm cơm trắng.

Lưu ý khi ăn dưa gang giảm cân

Mặc dù dưa gang lành tính, rất tốt cho sức khỏe đồng thời hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhưng nếu ăn nhiều, bạn có thể gặp phải những vấn đề về dạ dày như khó tiêu, đau bụng, đau dạ dày, loãng dịch vị dạ dày…

Ngoài ra, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau thì tốt nhất là nên tránh ăn dưa gang:

  • Những người bị nôn hoặc ho ra máu không nên ăn dưa gang. Tính hàn của dưa gang sẽ khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.
  • Những người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy… không nên ăn quá nhiều dưa gang để tránh bệnh tình nặng thêm.
  • Những người bị béo phì, thừa cân quá mức không nên dùng dưa gang để giảm cân.

Dưa gang có tốt cho bà bầu?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy dưa gang chứa hàm lượng lớn nước, vitamin A và C rất cần thiết cho quá trình mang thai của nữ giới.

Dưa gang có tốt cho bà bầu

Còn theo Đông y thì dưa gang có tính hàn, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có tác dụng an thai và dưỡng huyết đồng thời bổ sung nước cho phụ nữ mang thai hiệu quả. Để phát huy tác dụng này, bạn cần chuẩn bị 10 cuống dưa gang đem nướng trên miếng ngói nung. Nướng tới khi nào cuống dưa gang cháy thành than thì thôi. Sau đó lấy 300g bột gạo đem sao vàng cho thơm, trộn với bột than cuống dưa gang. Mỗi ngày lấy 30g hỗn hợp này pha cùng nước ấm để uống.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không được ăn quá nhiều. Nếu mẹ ăn dưa gang quá nhiều với tần suất liên tục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ăn dưa gang có nổi mụn không?

Dưa gang có tính mát nên không gây nổi mụn. Bên cạnh đó, vì chứa nhiều nước cùng vitamin A, B, C nên dưa gang còn giúp làn da trở nên trắng hồng, mịn màng, giảm tàn nhang và mụn nám hiệu quả. Bạn có thể ăn dưa gang hoặc làm mặt nạ dưa gang bằng cách thái lát mỏng dưa gang rồi đắp lên mặt khoảng 30 phút (trước khi đắp mặt nạ cần làm sạch mặt bằng nước ấm, sau khi đắp mặt nạ cần rửa sạch và lau khô).

Dưa gang có tốt cho người tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý liên quan mật thiết đến chất bột đường và các loại đường mà dưa gang lại có vị ngọt nhẹ với lượng đường nhất định khiến nhiều người thắc mắc không biết dưa gang có tốt cho người tiểu đường không. Thực tế thì dưa gang chứa tới 90% là nước cùng nhiều dưỡng chất cần thiết rất tốt cho việc giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể đồng thời giúp đường huyết cân bằng ở mức ổn định, khá an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, dù là loại quả này có đường huyết thấp nhưng bạn cũng không được ăn quá nhiều.

Ngoài dưa gang ra thì bạn có thể tham khảo thêm những loại quả sau khi đang mắc bệnh tiểu đường:

  • Táo: Táo chứa ít calo, nhiều chất xơ với chỉ số đường huyết thấp nên rất tốt cho người bị tiểu đường. Đặc biệt táo xanh tốt hơn táo đỏ vì chỉ chứa 20 mg carbohydrate và chỉ số đường huyết là 39. Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 quả táo.
  • Cam: Cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp giảm đường huyết và cải thiện hoạt động của insulin. Ngoài ra, hesperetin trong cam còn có tác dụng chống béo phì và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 quả cam nhỏ hoặc 5 – 6 miếng cam.
  • Ổi: Ổi giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp cơ thể kiểm soát đường huyết, thích hợp với bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Đu đủ: Phần lớn người bị tiểu đường thường tránh ăn đu đủ nhưng ăn một miếng nhỏ hoặc một bát nhỏ đu đủ sẽ không ảnh hưởng tới đường huyết mà còn giúp cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.
  • Dâu tây: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn 1 cốc dâu tây 180g mỗi ngày vì loại quả này rất giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa.
  • Lê: Mỗi ngày bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn một nửa miếng lê vì chúng rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Khi mua lê thì nên mua những quả chín vừa để giảm bớt lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
  • Chuối: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn nửa quả chuối cỡ trung bình để duy trì đường huyết trong mức kiểm soát. Tuy nhiên, nếu hàm lượng đường huyết 3 tháng gần đây không ổn định thì bạn nên tránh ăn chuối.
  • Dưa hấu: 100g dưa hấu chứa khoảng 90% nước cùng 30 calo giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ giảm cân, thích hợp với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn dưa hấu với khối lượng cỡ 1 quả táo xanh.
  • Dứa: Dứa có vị ngọt, ít calo với chỉ số đường huyết thấp. Tuy nhiên, nếu đang bị tiểu đường thì bạn cần nhớ không ăn quá ¾ bát dứa trong một ngày.

Có Thể Bạn Muốn Tìm Hiểu

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết được ăn dưa gang có mập không? Ăn dưa gang có tác dụng gì? Đồng thời gợi ý một số cách giảm cân hiệu quả bằng dưa gang chị em có thể áp dụng. Chúc chị em sức khỏe!

Nguồn Tham Khảo:

Ngày sửa: 14-12-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội