Ăn khế có béo không? Cách giảm cân bất ngờ từ khế
20 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
6900- 1Quả khế có chất gì?
- 21 quả khế bao nhiêu calo?
- 3Ăn khế có béo không?
- 4Ăn khế ngọt có béo không?
- 5Ăn khế có giảm cân không?
- 6Cách giảm cân từ khế
- 7Khế có tác dụng gì?
- 7.1. Hỗ trợ tiêu hóa
- 7.2. Hỗ trợ giảm cân
- 7.3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
- 7.4. Hỗ trợ thị lực
- 7.5. Nguồn cung cấp protein dồi dào
- 7.6. Giúp giảm đau
- 7.7. Khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả
- 7.8. Tăng cường miễn dịch
- 7.9. Trị ho hiệu quả
- 7.10. Ngăn ngừa ung thư
- 7.11. Kiểm soát đường huyết
- 7.12. Tác dụng của quả khế đối với làn da
- 8Một số điều cần biết về quả khế
Khế có vị chua chua, ngọt ngọt rất độc đáo và hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích. Đây là loại quả quen thuộc với người Việt từ xưa đến nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng vốn có của nó. Liệu ăn khế có béo không, Cách giảm cân bất ngờ từ khế như thế nào? Tất cả sẽ được chuyên gia dinh dưỡng bật mí cụ thể trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Quả khế có chất gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề ăn khế có béo không, cách giảm cân bất ngờ từ khế, chuyên gia dinh dưỡng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về dinh dưỡng có trong loại trái cây này. Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng: hàm lượng dinh dưỡng trong khế vô cùng dồi dào, nhất là chất xơ và vitamin C. Một quả khế có kích thước trung bình nặng khoảng 91g có chứa tới 3g chất xơ, 1g protein và nhiều vitamin, khoáng chất. Quả khế còn rất giàu các vitamin như vitamin A, E, K. Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm.
Có thể bạn chưa biết: ngay cả vỏ khế cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại trong ruột của bạn. Các vitamin C trong quả khế có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, cung cấp 34.4 mg – tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào. Đặc biệt, khế còn chứa nhiều chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin.
1 quả khế bao nhiêu calo?
Như đã nêu ở trên, hàm lượng dinh dưỡng trong khế vô cùng dồi dào. Một quả khế có kích thước trung bình nặng khoảng 91g có chứa tới 3g chất xơ, 1g protein và nhiều vitamin, khoáng chất. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng trái khế chỉ chứa 6g carb và 28 calo. 100g khế chỉ chứa khoảng 37,5 calo. Đây là lượng calo khá thấp so với nhiều loại thực phẩm khác.
Ăn khế có béo không?
Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids. Với lượng calo và dinh dưỡng này, ăn khế không những không béo mà còn là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.
Ăn khế ngọt có béo không?
Nói đến khế ngọt rất nhiều người lầm tưởng ăn khế ngọt sẽ gây tăng cân vì lượng đường có trong khế. Nhưng thực tế các chuyên gia về dinh dưỡng lại cho biết rằng lượng đường và calo trong khế ngọt cũng được xếp vào hàng thấp so với các loại trái cây khác. Chính vì vậy không ăn khế ngọt sẽ không ảnh hưởng gì tới cân nặng mà ngược lại còn là phương pháp giảm cân hiệu quả, an toàn nhờ hàm lượng vitamin C, chất xơ giúp loại bỏ chất béo dư thừa trong cơ thể, giảm lượng hấp thụ thức ăn và tạo cảm giác no lâu.
Ăn khế có giảm cân không?
Từ tất cả những thông tin trên có thể khẳng định rằng ăn khế không gây béo mà còn giúp giảm cân hiệu quả. Với những bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng, những bạn thừa cân cũng có thể lựa chọn loại trái cây này để bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình. Ăn khế làm tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn từ đó giúp cơ thể tiêu hao năng lượng. Vitamin trong khế giúp giảm lượng cholesterol, hạn chế tối đa việc hình thành mỡ tích tụ, hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp kích thích giảm cân hiệu quả.
Cách giảm cân từ khế
Đối với việc giảm cân từ khế, bạn có thể lựa chọn những cách sau đây:
- Một cốc nước ép khế vừa giúp bạn giải nhiệt, bổ sung năng lượng mà còn có tác dụng tích cực trong việc tiêu hao mỡ tích tụ dưới da.
- Bạn có thể ăn khế trực tiếp mỗi ngày, nếu khế chua hãy ăn với muối
- Chế biến khế thành nhiều món ăn hấp dẫn với khế như canh chua nấu khế, khế rang tép, gỏi khế…
Giảm cân bằng khế được coi là phương pháp an toàn mà hiệu quả, tuy nhiên vì đặc tính của khế có vị chua khá cao nên lưu ý:
- Hạn chế ăn nhiều khế với người có tiền sử đau dạ dày, viêm loét dạ dày
- Không ăn khế khi đói bởi sẽ không có lợi cho dạ dày. Tốt nhất là nên kết hợp ăn khế cùng các loại thực phẩm khác để đảm bảo an toàn cho dạ dày.
Khế có tác dụng gì?
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, khế mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, được khoa học chứng minh như:
Hỗ trợ tiêu hóa
Khế là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Chất xơ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường, chứng khó tiêu… Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.
Hỗ trợ giảm cân
Như đã nêu ở trên, khế chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa rất ít calo. Đó là lý do khế trở thành lựa chọn lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân. Hàm lượng chất xơ và nước có trong khế vô cùng dồi dào, bởi vậy dù là khế ngọt hay chua đều có thể khiến bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Kali có trong khế là khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Việc sử dụng khế vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Hỗ trợ thị lực
Vitamin A có trong khế hỗ trợ thị lực của mắt. Trái khế còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
>>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
- Ăn hồng xiêm có béo không?
- Ăn cam có béo không? Cách bổ sung cam vào thực đơn giảm cân
- Ăn xoài có béo không?
Nguồn cung cấp protein dồi dào
Có thể bạn chưa biết: bên cạnh các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ thì trong trái khế cũng chứa nhiều protein nên giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe. Việc bổ sung protein còn làm cân bằng nội tiết và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Khế còn có tác dụng duy trì sinh lực cho cơ thể bạn.
Giúp giảm đau
Những chứng đau mãn tính như đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau lưng khiến bạn rất khó chịu có thể được khắc phục bởi hàm lượng magie có trong quả khế. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các chế độ ăn giàu magie không chỉ giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp và chuột rút.
Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau nặng, bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc thảo dược mà cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả
Một nghiên cứu cho thấy quả khế có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm quan trọng với cơ thể bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn như Salmonella typhus, E. Coli, Bacillus cereus… gây ra. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy trái khế cũng giúp loại bỏ các yếu tố gây ung thư ruột, tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn.
Tăng cường miễn dịch
Khế là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa dồi dào, rất cần thiết để giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Việc thường xuyên ăn khế có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa ảnh hưởng của vi khuẩn, virus, các gốc tự do, độc tố và tế bào ung thư.
Trị ho hiệu quả
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: vitamin và khoáng chất có trong trái khế có công dụng trị ho hiệu quả và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bởi vậy, khế được các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích sử dụng, nhất là khi bị cảm cúm trừ trường hợp sốt cao. Khế cũng đem lại tác dụng lợi tiểu.
Ngăn ngừa ung thư
Quả khế giúp cung cấp các chất chống oxy hóa không chỉ giúp tiêu diệt các gốc tự do mà còn cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Khả năng phòng ngừa ung thư của quả khế đang được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn.
Kiểm soát đường huyết
Như đã nêu ở trên, hàm lượng chất xơ trong kế vô cùng dồi dào, lượng đường lại cô cùng ít, bởi vậy có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Khế là loại trái cây được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo là lựa chọn an toàn và lành mạnh cho những người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị có thể ăn khế hay không, ăn thời điểm nào và bao nhiêu là hợp lý.
Tác dụng của quả khế đối với làn da
Theo các nhà nghiên cứu, khế chứa nhiều dưỡng chất giúp điều trị các bệnh về da như nám da, chàm. Mặt khác, khế cũng được biết đến với công dụng giúp trị trứng cá và làm mờ vết sẹo, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh hơn. Khế còn chứa nhiều vitamin thấm sâu vào da giúp làm chậm quá trình lão hóa da, hàn gắn các tế bào da và các mô bị tổn thương, ngăn ngừa nếp nhăn giúp da mịn màng.
Một số điều cần biết về quả khế
Lá khế có tác dụng gì?
Có thể bạn chưa biết: không chỉ quả khế mà ngay cả lá của loại cây này cũng có thể đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Theo Đông y, lá khế có tính mát, vị chát, có tác dụng giải độc, tân sinh, trị phong nhiệt hữu hiệu. Trong thành phần của lá khế có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra tác dụng của lá khế trong việc điều trị những bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh viêm da.
Vỏ khế có tác dụng gì?
Bên cạnh ruột trái khế, lá trái khế thì vỏ trái khế cũng được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe. Vỏ cây khế vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, mang tác dụng thanh hỏa nhiệt, tiêu đờm trệ, trừ nhiệt tích, giúp ban sởi dễ mọc và trừ ho. Dùng vỏ thân và vỏ rễ khế có thể chữa được đau khớp, đau đầu mãn tính, viêm dạ dày, viêm ruột, tiểu ít, lên sởi ở trẻ hay bệnh ho, viêm họng.
Một số bài thuốc dân gian từ khế
Ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân thì khế còn có thể chế biến thành nhiều bài thuốc dân gian mang đến những công dụng không ngờ:
- Trị tóc bạc sớm
+ Nguyên liệu: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong.
+ Cách làm: Mua khế về rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
- Chữa cảm nắng
+ Nguyên liệu: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g
+ Cách làm: Lá khế rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
- Chữa bí tiểu:
+ Nguyên liệu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống.
+ Cách làm: Nấu khế với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
- Chống táo bón:
Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
- Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân:
+ Nguyên liệu: 1-2 quả khế chín, lá khế, lá thanh hao, lá long não
+ Cách làm: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
- Chữa dị ứng, mẩn ngứa:
+ Nguyên liệu: 1 nắm lá khế tươi
+ Cách làm: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác
- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh:
+ Nguyên liệu: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g
+ Cách làm: Sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
- Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo:
Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết quả nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
- Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em:
+ Nguyên liệu: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g
+ Cách làm: Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch.
- Trẻ em bị sởi
+ Nguyên liệu: lá khế và vỏ cây khế.
+ Cách làm: Sắc chung 2 loại trên uống. Sau khi sởi bay hết để tiệt nọc sởi khỏi tái lại thì lấy lá và vỏ nấu nước cho trẻ tắm.
- Tăng cường thị lực:
Thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
- Chữa nhức đầu:
+ Nguyên liệu: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g
+ Cách làm: rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa viêm họng cấp
+ Nguyên liệu: Lá khế tươi 80 – 100g
+ Cách làm: lá khế cho thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.
- Chữa bệnh tiểu đường
+ Nguyên liệu: 1-2 quả khế
+ Cách làm: Cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.
- Giảm độc khi uống rượu
Axit hữu cơ có từ 800 – 1.250mg/100g trong trái khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.
Lưu ý: Tuy nhiên, khế có chứa nhiều loại axit, đặc biệt là khế chua, nên người bị đau dạ dày hoặc đang bị đói không nên ăn. Trong khế có chứa có nhiều axit oxalic, vì vậy, những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.
Hy vọng những thông tin có trong bài viết này xoay quanh vấn đề ăn khế có béo không, cách giảm cân bất ngờ từ khế hữu ích dành cho bạn!
+ Nguồn tham khảo:
- Carambola Fruit: Here’s Why You Should Add This Exotic Fruit To Your Diet! https://food.ndtv.com/health/carambola-fruit-heres-why-you-should-add-this-exotic-fruit-to-your-diet-1833845 Truy cập ngày: 20/11/2020
- Star Fruit Nutrition Facts and Health Benefits https://www.verywellfit.com/star-fruit-calories-carbs-nutrition-facts-4174575 Truy cập ngày: 20/11/2020
Ngày sửa: 20-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]