Ăn khoai sọ có béo không? Khoai sọ có tác dụng gì?
28 Th 12, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
5200Ăn khoai sọ có béo không? Khoai sọ có tác dụng gì? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trên các diễn đàn dinh dưỡng, đặc biệt trong đó là chị em phụ nữ. Khoai sọ là một trong những giống khoai rất quen thuộc và giàu dinh dưỡng tại Việt Nam. Chưa kể, chúng còn chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc về khoai sọ, bài viết này là dành cho bạn.
Ăn khoai sọ có béo không?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn khoai sọ có béo không? Chúng ta cần dựa vào thành phần dinh dưỡng, cũng như lượng calories có trong khoai sọ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ở Việt Nam, khoai sọ là loài cây thuộc họ Ráy, có củ cái và củ con. Khác với những loại khoai khác như khoai môn, khoai lang, …. Củ khoai sọ nhỏ hơn, nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn. Một số giống khoai sọ phổ biến ở nước ta là khoai sọ trắng, khoai sọ núi, khoai sọ dọc trắng…
Thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ
Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, khoai sọ sẽ cung cấp cho con người những dưỡng chất như sau:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Protein | 1,1 g |
Chất béo | 0,2 g |
Tro | 1 g |
Chất xơ | 3,6 g |
Tinh bột | 19,2 g |
Chất xơ hòa tan | 1,3 g |
glucose | 0,1 g |
fructose | 0,1 g |
Khoáng chất | |
Canxi | 38 mg |
Photpho | 41 mg |
Magie | 41 mg |
Natri | 11 mg |
Kali | 354 mg |
Sắt | 1, 71 mg |
Kẽm | 0,17 g |
Đồng | 0,12 g |
Vitamin | |
Vitamin C | 15 mg |
Thiamine | 0,05 g |
Riboflavin | 0,06 g |
Niacin | 0,64 g |
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sọ
Dựa vào bảng thành phần, dễ thấy củ khoai sọ rất giàu chất xơ – một chất cần thiết đối với hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình hấp thụ chất và đào thải dễ dàng hơn. Nếu bạn cung cấp đủ chất xơ, bạn sẽ không lo bị táo bón hay gặp phải các vấn đề về ruột.
Ngoài ra, khoai sọ cũng là nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất vô cùng dồi dào đối với cơ thể chúng ta. Tuy hàm lượng không nhiều, nhưng những khoáng chất như canxi, kẽm, sắt … Đều có mặt trong củ khoai sọ. Vậy khoai sọ bao nhiêu calo? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khoai sọ bao nhiêu calo?
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã nghiên cứu và tìm ra, trong 100g khoai sọ chứa khoảng 115 calories. Nếu so sánh với mức năng lượng cần nạp ở một người trưởng thành, là khoảng 2000kcal/ người. Thì ăn khoai sọ có béo không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG BÉO bạn nhé!
Khoai sọ có giảm cân không?
Dựa vào những phân tích trong phần ăn khoai sọ có béo không, tuy khoai sọ không gây béo nhưng liệu rằng khoai sọ có giảm cân không?
Các thành phần chính trong khoai sọ chủ yếu là tinh bột, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt hơn là, trong khoai sọ không hề chứa chất béo. Bởi vậy, khi ăn bạn sẽ có cảm giác no lâu, nhanh no hơn rất nhiều. Từ đó, giảm lượng thức ăn, ăn vặt nạp vào cơ thể. Đồng thời hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.
Chưa kể, các chất xơ kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể nhanh tiêu hao năng lượng, đào thải chất dư thừa, mỡ tích tụ trong cơ thể. Nhất là ở vùng bụng, mông, đùi.
>>> Khoai sọ có giảm cân không? Câu trả lời là: Có
Khoai sọ có tác dụng gì?
Ngoài việc không gây béo khi ăn, khoai sọ tuy khá nhỏ bé nhưng lại có võ đấy! Dưới đây sẽ là một số lợi ích không tưởng của khoai sọ, chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
- Chăm sóc hệ tim mạch
Một thành phần trong khoai sọ, được nghiên cứu rất quan trọng trong cấu tạo của tế bào và chất dịch trong cơ thể. Đặc biệt là công dụng điều hòa nhịp tim, đó là chất khoáng kali. Bên cạnh đó, các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, đồng… Trong khoai sọ đều rất tốt cho hệ tim mạch của bạn.
- Cân bằng huyết áp
Với những người đang gặp phải tình trạng huyết áp cao, thấp không ổn định. Hãy bổ sung chất kali từ khoai sọ, chúng sẽ giúp bạn cân bằng và giảm huyết áp cho cơ thể.
- Hạn chế táo bón
Bởi vô cùng giàu xơ và tinh bột, khoai sọ rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Chúng tác động tích cực lên ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đào thải. Do đó, những người bị bệnh táo bón thật sự nên ăn khoai sọ. Khoai sọ sẽ hỗ trợ bạn điều trị táo bón, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ về sau.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Chất vitamin C và chất chống oxy hóa có trong khoai sọ, giúp con người chăm sóc và cải thiện hệ thống miễn dịch. Chúng loại bỏ các gốc tự do gây hại, làm cho cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như ung thư, ốm đau…
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận
Theo Y học phương Đông, khoai sọ có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận vô cùng tuyệt vời. Bởi khoai sọ giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… Những người bị bệnh về thận có thể kết hợp ăn khoai sọ với rau muống, thịt cá… Để bổ sung dinh dưỡng.
Tuy nhiên, bạn nên nêm nếm thức ăn nhạt hơn để hiệu quả mang lại cao hơn. Bạn cũng có thể dùng khoai sọ để nấu cháo. Thêm chút đường hoặc muối cho dễ ăn. Món ăn này hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính rất tốt.
- Phòng tránh suy nhược cơ thể
Như đã phân tích trong phần ăn khoai sọ có béo không, khoai sọ chứa rất nhiều gluxit, chúng chiếm tới 60 -70% tổng năng lượng cần nạp trong ngày.
Chất gluxit trong khoai sọ sẽ cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Và đặc biệt là phòng chống cơ thể bị suy nhược do bệnh tật. Bởi vậy, những người bị ốm yếu, gầy gò, khoai sọ là một loại thực phẩm bạn không nên bỏ qua.
>>>Tìm hiểu thêm: Khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có giảm cân không?
Ăn khoai sọ như thế nào để giảm cân?
Bởi khoai sọ không những gây béo, mà còn hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả. Vì vậy, những người đang ăn kiêng giảm cân, các bạn đừng quên thêm khoai sọ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé! Dưới đây sẽ là một số cách ăn khoai sọ để giảm cân, mời bạn đọc cùng tham khảo
- Ăn khoai sọ luộc
Luộc là một trong những phương pháp nấu ăn quen thuộc, đối với những người ăn kiêng và giảm cân. Vừa không cầu kỳ, vừa dễ chế biến, tiết kiệm thời gian…Khoai sọ luộc vẫn giữ được vị ngọt thanh, bùi bùi, khi ăn thì không gây tăng cân. Thật sự là món ăn chị em rất đáng thử và thưởng thức.
- Giảm cân nhờ canh khoai sọ hầm xương
Để chế độ dinh dưỡng không bị nhàm chán, bạn có thể kết hợp khoai sọ với xương, sườn non. Sự kết hợp này sẽ tạo ra một món ăn vô cùng thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, chúng không hề gây béo, ít cholesterol, từ đó giảm cân hiệu quả hơn.
Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như khoai sọ (4 – 5 củ), sườn non (200g), Gia vị, hành lá, rau thơm.
Cách chế biến sẽ được thực hiện như sau: Chặt sườn thành khúc vừa ăn, rửa sạch. Đun sôi sườn và bỏ phần nước. Sau đó, đun sườn thêm lần nữa, thêm gia vị sao cho vừa ăn. Sơ chế khoai sọ, cho vào nồi hầm. Sau khi khoai chín, thêm rau thơm và hành lá. Cuối cùng, hãy múc canh ra bát và thưởng thức thôi.
- Ăn khoai sọ kho thịt
Một trong những món ăn giảm cân từ khoai sọ, bạn không thể bỏ qua, đó là món khoai sọ kho thịt. Món ăn này tuy “kho thịt” nhưng chúng sẽ không hề gây béo khi ăn. Đồng thời giúp bạn ngăn tích tụ mỡ và thay đổi khẩu vị khi ăn kiêng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm khoai sọ (3 – 4 củ), thịt lợn nạc ( 300g), nước lọc, hành khô, rau thơm, gia vị… Để chế biến khoai sọ kho thịt, các bạn cần rửa sạch và cắt thịt thành miếng nhỏ. Nạo vỏ khoai sọ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Phi hành với thịt rồi cho thêm gia vị, đun sôi khoai và thịt đến khi chín mềm rồi tắt bếp. Cuối cùng, múc thịt và khoai ra bát và thưởng thức thôi.
Những lưu ý khi ăn khoai sọ
Khoai sọ có tốt cho bà bầu?
Với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đầy đủ, từ chất xơ, vitamin, khoáng chất… Liệu khoai sọ có tốt với bà bầu không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, khoai sọ là một trong những thực phẩm giúp bà bầu dưỡng thai cực tốt. Khoai sọ vừa giàu dinh dưỡng, ít calories, vừa dễ ăn, lại chế biến thành rất nhiều món ăn ngon.
Ngoài ra, khoai sọ còn giúp chữa sưng đau, bỏng lửa, các bệnh liên quan tới xương khớp, viêm thận… Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ và hợp lý nhé!
Khoai sọ có tốt cho người tiểu đường không?
Những người bị mắc bệnh tiểu đường, rất cần thận trọng trong chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn của họ cần ít tinh bột, ít cholesterol, ít đường… Nếu không sẽ ảnh hưởng cực kỳ xấu tới sức khỏe. Vậy khoai sọ có tốt cho người bị tiểu đường không?
Khoai sọ là một loại thực vật chứa rất nhiều đường và tinh bổ. Chỉ số đường huyết của khoai sọ được nghiên cứu lên tới 58 (GI), sau khi được nấu chín. Hiểu đơn giản, khi khoai càng chín mềm, thì lượng đường huyết trong khoai sẽ càng cao.
Bởi vậy, khoai sọ sẽ không hề tốt cho người tiểu đường. Nếu bạn không may mắc phải căn bệnh này, nên cân nhắc trước khi ăn, tốt nhất nên hạn chế ăn khoai sọ thì càng tốt.
Ăn khoai sọ có bị mất sữa không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai sọ có khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Đặc biệt là giúp tăng chất lượng sữa cho con bú. Nhờ vào các dưỡng chất như canxi, vitamin, protein… Có trong khoai sọ.
Giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, ngăn ngừa suy nhược cơ thể… Ngoài ra, khoai sọ còn hỗ trợ sự phát triển của xương và răng cho trẻ sơ sinh, tăng cường hệ miễn dịch thông qua sữa mẹ.
Vì vậy, ăn khoai sọ có bị mất sữa không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG bạn nhé!
Kết luận lại, những thắc mắc xoay quanh câu hỏi ăn khoai sọ có béo không? Khoai sọ có tác dụng gì? Đã được giải đáp chi tiết trong bài viết này rồi. Hy vọng sau bài viết, các bạn sẽ có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với khoai sọ. Cảm ơn bạn đọc, đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nguồn Tham Khảo:
- Health Benefits of Taro Root https://www.webmd.com/diet/health-benefits-taro-root#1 Truy cập ngày: 28/12/2020
- 7 Surprising Benefits of Taro Root https://www.healthline.com/nutrition/taro-root-benefits Truy cập ngày: 28/12/2020
Ngày sửa: 28-12-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]