Sức khỏe mẹ và bé

Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ

Khám thai là một việc làm hết sức cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện, bởi thông qua đó sẽ giúp mẹ biết được thai nhi có phát triển tốt không, cũng như phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời. Vậy đâu là các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ? để tìm hiểu về vấn đề này, mời các mẹ hãy cùng tham khảo nội dung được thạc sĩ – bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Các mốc khám thai quan trọng

Có thai bao lâu thì siêu âm được?

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa, thạc sĩ – bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết: “thời điểm hợp lý cho lần siêu âm thai đầu tiên này vào khoảng tuần thai thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi đã ổn định trong tử cung và bắt đầu quá trình phát triển. Còn nếu mẹ thực hiện siêu âm sớm hơn, khi phôi còn nhỏ sẽ rất khó hiển thị, thậm chí là không nhìn thấy.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải mẹ bầu nào cũng đủ nhạy cảm để phát hiện các dấu hiệu mang thai sớm ở những tuần đầu. Thậm chí, nhiều mẹ phải đến tuần thứ 10 hoặc 12 mới biết mình mang thai. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo mẹ nên ngay khi phát hiện mình mang thai cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay, tránh bỏ lỡ những cột mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ.

Các mốc khám thai quan trọng

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu nắm bắt một cách chính xác sự phát triển và tình trạng sức khoẻ của thai nhi, từ đó biết cách chăm sóc bản thân và khắc phục sao cho tốt nhất. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tử vong  cho thai nhi xuống gấp 5 lần so với bình thường. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được bỏ qua các mốc khám thai quan trọng sau.

Khi có dấu hiệu mang thai

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên các mẹ bầu ngay khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai và sau khi thử que 2 vạch nên đi khám thai. Bởi lần khám thai đầu tiên này rất quan trọng, thông qua lần khám thai này sẽ giúp mẹ xác định chắc chắn rằng liệu mình có thực sự mang thai không. Sau đó khi khám thai, mẹ cũng được siêu âm thai lần đầu tiên để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi phát triển có tốt không, đang ở mức độ nào. Đồng thời, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ và tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể và sinh hoạt vợ chồng để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển 1 cách toàn diện nhất.

Khi có dấu hiệu mang thai

Mốc thời gian quan trọng để khám thai – tuần thứ 7- 8 để nghe tim thai

Tim thai thường xuất hiện từ rất sớm, khoảng tuần 5 – 6 của thai kỳ. Đến tuần thứ 7 tim thai lớn hơn và bắt đầu phân chia thành 1 buồng trái và buồng phải có nhịp đập rõ ràng. Thậm chí khi đi siêu âm lúc này, các bác sĩ cũng đã có thể nhìn thấy cũng như đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Ở tuần thai thứ 7 – 8 nhịp tim thai trung bình là từ 90 – 160 nhịp/phút.

Tuy nhiên, có trường hợp thai phải đến tuần thứ 8 – 10 mới có tim thai, do đó nếu ở tuần thứ 7 – 8 chưa có tim thai mẹ không cần quá lo lắng, nhưng nếu sau khoảng thời gian này vẫn không có tim thai thì khả năng cao thai đã ngừng phát triển, chết lưu trong buồng tử cung. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng cũng như có chỉ định phù hợp.

Những mốc khám thai quan trọng – siêu âm độ mờ da gáy ở tuần thứ 11- 13

Ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) kết hợp với xét nghiệm Double test để chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Bên cạnh đó, trong lần khám thai này mẹ bầu cần tiến hành khám và siêu âm 4 chiều để khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi, đo cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Các tuần khám thai quan trọng – xét nghiệm sàng lọc Triple test

Xét nghiệm sàng lọc Triple test này được thực hiện ở tuần thai 14 – 16, xét nghiệm này nhằm mục đích phát hiện thai có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không và phát hiện thêm những dị tật mà ở lần kiểm tra trước chưa biểu hiện. Giai đoạn này các mẹ cũng có thể xác định được giới tính của thai nhi.

Các giai đoạn khám thai – Tuần 21 – 24 siêu âm 4D để phát hiện bất thường về thai nhi

Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển. Do đó, thông qua lần khám thai này, mẹ có thể nhìn thấy hộp sọ, cột sống, tim, phổi và tay chân của thai nhi. Ngoài ra, việc khám thai trong giai đoạn này còn giúp bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường như sứt môi, hở hàm ếch hoặc cơ quan nội tạng dị dạng…

Trong giai đoạn này cùng với việc thăm khám, theo dõi sự phát triển của thai nhi, các mẹ bầu cũng cần chú ý thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Việc làm này rất quan trọng bởi vì nếu mẹ bầu bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Các mốc khám thai quan trọng

Mốc khám thai 32 tuần

Đây là mốc khám thai cuối cùng giúp mẹ bầu xác định dị tật ở thai nhi, theo dõi doppler động mạch rốn, não, tử cung kết hợp xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá và tiên lượng độ phát triển của thai. Đồng thời kiểm tra khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của dây rốn và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít).

Các mốc khám thai trong thai kỳ – Khám thai ở tuần 36

Trong lần khám thai này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trọng lượng của thai, nước ối, dây rốn… Trường hợp nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm thêm xét nghiệm Non-stress test để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Sau những mốc khám thai này, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám và kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng hay ra máu âm đạo để đảm bảo rằng trẻ sinh ra khỏe mạnh nhất.

Khám, siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế thì cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc khám, siêu âm gây hại cho em bé. Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi thai nhi mới được 1 – 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) thì khuyến cáo không nên làm siêu âm Doppler màu vì có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng. Bên cạnh đó, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm, tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm, siêu âm theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai có phải nhịn ăn sáng?

Đối với câu hỏi này các bác sĩ chuyên gia khuyên chị em nên nhịn ăn sáng khi đi khám thai. Bởi ngoài siêu âm thai ra mẹ bầu cần thực hiện một số xét nghiệm khác để kiểm tra đường huyết hay tốc độ lắng của máu…. Do đó, nếu ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả và dẫn đến việc sai lệch kết quả xét nghiệm. Thế nhưng, không phải lần khám thai nào mẹ cũng phải nhịn ăn sáng, vậy nên mẹ cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Còn trong trường hợp lần khám thai mà mẹ phải nhịn ăn sáng thì ngay sau khi khám xong, cần lập tức bổ sung thêm đồ ăn, tránh việc có tình trạng hạ đường huyết, rơi vào trạng thái ngất xỉu, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Lưu ý: Để quá trình khám thai diễn ra an toàn và có được kết quả một cách chính xác nhất thì mẹ bầu cần chú ý lựa chọn cho mình những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành khám thai.

Nếu vẫn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ khám thai thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho chị em. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở y tế Hà Nội chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám và siêu âm thai định kỳ,… được đông đảo chị em trên địa bàn thủ đô và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU

3 TƯ THẾ NGỦ TỐT CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ

CÓ BẦU ĂN CỦ SẮN ĐƯỢC KHÔNG?

Không những thế, phòng khám còn có đội ngũ thạc sĩ, y bác sĩ Sản phụ khoa có trình độ chuyên môn sâu rộng, với hàng chục năm kinh nghiệm thăm khám đến từ các bệnh viện, trung tâm y tế lớn trong nước trực tiếp thực hiện thăm khám và siêu âm thai. Cùng với đó là được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại như: máy siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,… cho kết quả nhanh chóng, chính xác và hình ảnh chân thực, sắc nét.

Mặt khác, phòng khám còn được đầu tư xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, không gian rộng rãi, thoáng mát mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Môi trường y tế sạch sẽ và luôn đảm bảo vô trùng – vô khuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế. Thủ tục thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, cho phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn thăm khám và siêu âm thai tại đây.

Hy vọng với những chia sẻ của bác sĩ Trương Thị Vân về các mốc khám thai quan trọng ở bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.39902438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Nguồn tham khảo:

+ The 21 Milestones of Pregnancy https://www.verywellfamily.com/pregnancy-milestones-2759630 Truy cập ngày: 24/9/2020
+ Check-ups, tests and scans available during your pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/checkups-and-scans-during-your-pregnancy Truy cập ngày: 24/9/2020

Ngày sửa: 03-10-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội