Có bầu ăn củ sắn được không?
22 Th 09, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
1883Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên mẹ luôn phải trau chuốt tới từng món ăn, thực phẩm để mang lại dinh dưỡng tốt nhất cho bản thân đồng thời giúp thai phát triển khỏe mạnh. Không ít người thắc mắc có bầu ăn củ sắn được không vì vừa thèm sắn lại sợ nhiễm phải độc tố trong sắn. Để giải đáp thắc mắc này đồng thời hiểu hơn về dinh dưỡng từ củ sắn, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây.
Dinh dưỡng có trong củ sắn
Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nơi Việt Nam với hàm lượng tinh bột cao nên có thể chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon. Bên cạnh đó, sắn còn chứa nhiều dưỡng chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cụ thể một số lợi ích từ sắn có thể kể đến là:
- Cải thiện tiêu hóa: Sắn chứa chất xơ không hòa tan giúp cơ thể cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thụ các chất độc lắng đọng trong ruột, giảm viêm nhiễm nếu có trong đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ giảm cân: Vì chứa nhiều chất xơ, ít calo nên sắn luôn được xem là một trong những thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ giảm cân. Cụ thể, ăn sắn giúp cơ thể no lâu hơn, giảm nhu cầu ăn vặt, ngăn ngừa tăng cân không cần thiết.
- Giảm đau nửa đầu: Sắn chứa vitamin B2 và riboflavin có tác dụng giảm đau đầu và đau nửa đầu.
- Cải thiện thị lực: Vitamin A trong sắn giúp bạn cải thiện thị lực, ngăn ngừa thị lực kém trong tương lai.
- Chữa lành vết thương: Thân, lá và rễ của sắn đều có lợi trong việc điều trị vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh hơn.
- Điều trị tiêu chảy: Các đặc tính chống oxy hóa trong sắn có thể giúp bạn khắc phục tình trạng tiêu chảy, loại bỏ các vi khuẩn gây ra các vấn đề về dạ dày.
- Chữa tinh trùng không đủ.
- Phòng ngừa và chữa viêm đau tinh hoàn.
- Vỏ lụa thân cây sắn để đắp bó gãy xương.
- Lá cây sắn dùng để cầm máu.
- Bột sắn trộn với rượu dùng để chữa bệnh ngoài da cho trẻ em.
Có bầu ăn củ sắn được không?
Đối với câu hỏi: Có bầu ăn củ sắn được không? Câu trả lời là “được”.
Sắn có chứa độc tố ở dạng glucosid dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hóa sẽ bị thủy phân và giải phpnsg ra axit cyanhydric gây ngộ độc, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Chất này tập trung chủ yếu ở phần vỏ, đầu và đuôi củ sắn, dễ bay hơi và tan trong nước nên mẹ có thể loại bỏ chúng nếu biết cách chế biến.
Bài viết bạn có thể quan tâm:
+ Những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
+ [MÁCH BẠN] 3 TƯ THẾ NGỦ TỐT CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ
Cụ thể các chế biến như sau:
- Lột sạch vỏ sắn, cắt bỏ phần đầu và đuôi (loại bỏ những khu vực chứa nhiều độc tố nhất trong củ sắn).
- Ngâm sắn trong nước sạch khoảng 1 tiếng rồi rửa lại với nước nhiều lần.
- Cho sắn vào nồi luộc, chú ý mở nắp để độc tố tan theo nước và bay hơi đi.
- Sau khi sắn đã chín kỹ thì có thể lấy ra ăn.
Phụ nữ có thai ăn sắn cần lưu ý những gì?
Đây là một số lưu ý mỗi khi ăn sắn mà tất cả mọi người đều cần chú ý chứ không riêng gì các mẹ bầu:
- Chỉ ăn sắn khi sắn đã được luộc kỹ, như vậy sẽ an toàn hơn.
- Chế biến càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch, để sắn bên ngoài quá lâu có thể làm tăng độc tố sẵn có trong sắn.
- Tránh ăn quá nhiều, ăn thường xuyên vì sắn chứa nhiều calo có thể gây thừa cân, béo phì.
- Nên kết hợp ăn sắn chung với các loại thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng trong ngày.
- Dùng các sản phẩm thay thế từ củ sắn như bột sắn, vừa có thể chế biến thành nhiều món, vừa an toàn hơn cho sức khỏe.
Cách chế biến nhiều món ăn ngon từ củ sắn
1/ Nem sắn chay
Phục vụ 4 người.
Chuẩn bị:
- Củ sắn: 1 kg
- Nấm hương tươi: 100gam
- Mộc nhĩ: 20gam
- Cà rốt: 1 củ
- Bánh tráng: 2 gói
- Hạt tiêu, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
Sắn, cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch, bào sợi nhỏ. Nấm hương rửa sạch, cắt bỏ chân nấm, thái chỉ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Trộn tất cả nguyên liệu với một chút hạt tiêu và gia vị vừa đủ.
Trải bánh tráng ra đĩa, lấy một lượng nhân sắn hỗn hợp vừa đủ cho lên bánh rồi cuốn chặt tay, kín 2 đầu. Cứ thực hiện cuốn như vậy cho tới khi hết nguyên liệu thì bắc chảo lên bếp. Đồ dầu vào chảo đun nóng rồi cho lần lượt từng chiếc nem đã cuốn vào chiên vàng đều các mặt. Vớt nem ra giấy thấm dầu rồi bày lên đĩa là xong.
2/ Củ sắn nấu canh
Phục vụ 4 người
Chuẩn bị:
- Củ sắn: 500gam
- Cà rốt: 2 củ
- Hành lá: 3 cây
- Nước dùng rau củ
- Dầu ăn, gia vị.
Cách làm:
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái con chì dày khoảng 2cm. Củ sắn bóc lớp vỏ nâu bên ngoài, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi thái miếng vuông vừa ăn. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái khúc, bỏ riêng phần đầu hành trắng.
Đặt nồi lên bếp, thêm một thìa dầu ăn rồi phi thơm đầu hành trắng, sau đó cho củ sắn và cà rốt vào xào qua, nêm gia vị vừa miệng rồi thêm nước dùng đủ ăn. Đậy vung nấu lửa vừa khoảng 20 phút, thử nếu thấy cả sắn và cà rốt đã chín mềm thì nêm lại gia vị rồi bỏ hành lá vào, tắt bếp, múc ra bát ăn.
3/ Chè sắn
Phục vụ 4 người
Chuẩn bị:
- Sắn dây: 500 gam
- Bột sắn dây: 10 gam
- Nước cốt dừa: 100ml
- Dừa nạo: 50 gam
- Mật mía: 100 gam
- Gừng: 1 củ nhỏ
Cách làm:
Sắn cắt bỏ hai đầu thâm, bóc vỏ, thái khúc rồi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng vài giờ. Sau thời gian ngâm, vớt sắn lên rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cùng một lượng nước nhỏ cùng chút muối. Sau khi sắn chín thì vớt ra thái miếng vuông nhỏ.
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi. Cho mật mía vào nồi thêm 200ml nước lọc đun tan sau đó cho gừng vào nấu cùng. Thả sắn vào nồi. đun khoảng 20 phút cho sắn ngấm đường. Hòa bột sắn với nước rồi vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy nồi chè có độ sánh thì tắt bếp, múc ra bát, dưới dưới nước cốt dừa và rắc dừa nạo lên thưởng thức khi còn nóng.
4/ Củ sắn xào mỡ hành
Phục vụ 4 người
Chuẩn bị:
- Củ sắn: 500gam
- Dừa bào nhuyễn: 200gam
- Nước cốt dừa: 100ml
- Hành lá: 50gam
- Lạc rang: 100gam
- Dầu ăn
Cách làm:
Sắn bóc vỏ, cắt khúc, ngâm nước muối 6 tiếng để loại bỏ chất độc và nhựa đắng. Lạc rang sát vỏ, đập dập rồi trộn với chút muối và đường. Hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Cho sắn vào xửng hấp, khi thấy sắn đã được chín thì dưới nước cốt dừa đều lên trên, hấp thêm 5 phút rồi tắt bếp. Gắp sắn ra bát dùng thìa đánh tơi chứ không nát. Đặt chảo dầu lên bếp, cho hành lá vào xào thơm, chín tới để vẫn giữ được màu xanh.
Xới sắn ra đĩa, rắc lạc rang, dừa bào lên trên. Khi ăn dưới thêm mỡ hành, trộn đều rồi thưởng thức.
Một số loại thực phẩm tốt cho thai nhi – mẹ bầu nên biết
Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con. Do đó, khi mang thai, mẹ không nên ăn bừa bãi, thích gì ăn đó mà hãy tìm hiểu kỹ xem tác dụng của những loại thực phẩm này cùng những lưu ý cần thiết khi sử dụng.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho thai nhi mà mẹ bầu nên biết:
1/ Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa lượng sắt khổng lồ nên rất tốt cho mẹ bầu bởi khả năng bổ sung máu, tránh tình trạng thiếu máu. Protein trong thịt đỏ chứa nhiều axit amin giúp mọi tế bào của cơ thể mẹ và bé được phát triển tốt. Ngoài ra trong thịt đỏ còn chứa nhiều protein, B6, B12, kẽm, đặc biệt là colin tạo ra chất kích thích não bộ thai nhi phát triển. Đặc biệt. ăn thịt đỏ khi mang thai còn giúp mẹ bầu ổn định lượng đường trong máu, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật, có nhiều sữa hơn sau khi sinh.
2/ Thịt gia cầm
Thịt gia cầm cũng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé như:
Một số món ăn mà mẹ có thể tham khao là: canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…
3/ Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, óc chó, đậu phộng… chứa rất nhiều sắt giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu.
4/ Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, dâu đen, nho… rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C nên khi ăn chúng, mẹ bầu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đồng thời giảm nguy cơ béo phì cho trẻ. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ăn các loại quả mọng có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc tiền sản giật.
5/ Cá hồi
Cá hồi giàu omega-3 mà khi mẹ cung cấp đầy đủ omega-3 trong thời gian mang thai thì thai sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với trung bình. Bên cạnh đó, cá hồi chứa hàm lượng metyl thủy ngân thấp hơn so với những loại cá khác nên không gây hại tới sự phát triển thần kinh của bé.
6/ Các loại đậu
Các loại đậu giàu năng lượng, chất xơ và protein giúp mẹ bầu giảm nguy cơ táo bón và trĩ. Ngoài ra, các loại đậu còn chứa rất nhiều thành phần khác có lợi cho mẹ bầu như sắt, canxi, folate và kẽm.
7/ Trứng
Một quả trứng chỉ chứa 90 calo nhưng lại có tới 12 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên luôn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho thai kỳ. Đặc biệt, thành phần choline trong trứng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trí não, ngăn ngừa khuyết tật ở ống thần kinh. Nếu mẹ có hàm lượng cholesterol bình thường thì có thể ăn một quả trứng mỗi ngày.
8/ Nước cam
Bổ sung nước cam hàng ngày là cách để mẹ bầu cung cấp Kali và Vitamin C cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng, ngăn các triệu chứng cảm lạnh đồng thời giúp xương khớp bé chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên uống với liều lượng hợp lý.
Ngoài việc chú tâm hơn tới chế độ ăn uống thì mẹ bầu cần nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.
Một trong những địa chỉ khám thai uy tín trang bị đầy đủ máy móc chuyên dụng cần thiết, tiên tiến, hiện đại phải kể đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô nhằm mang tới những dịch vụ chuyên nghiệp tốt nhất. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Có bầu ăn củ sắn được không, khi ăn thì cần chú ý những gì, dinh dưỡng khi mang thai ra sao. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [Tại đây] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).
Nguồn tham khảo:
+ Is it safe to have Cassava during pregnancy? https://www.pregnantplate.com/food/why-should-pregnant-women-not-eat-cassava-tapioca/ Truy cập 22/9/2020
+ Is Cassava Roots (Tapioca) Safe During Pregnancy? https://www.beingtheparent.com/is-cassava-roots-tapioca-safe-during-pregnancy/ Truy cập 22/9/2020
Ngày sửa: 03-10-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]