Sức khỏe mẹ và bé

Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không?

Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính không quá nguy hiểm nhưng đối với mẹ bầu thì cần lưu ý vì nó có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không là vấn đề mà nhiều chị em vẫn thường thắc mắc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Rubella là bệnh gì

Rubella là bệnh gì?

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có khả năng lây từ mẹ sang con qua nhau thai.

Biểu hiện của bệnh thường là sốt nhẹ từ một đến ba ngày. Người bệnh sẽ phát ban toàn thân dạng dát sẩn mọc theo trình tự và không để lại vết thâm sẹo khi ban bay đi, khác với bệnh sởi. Ngoài ra, có thể nổi hạch nhiều nơi, người đau mỏi, đau cơ khớp, bệnh cần được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tìm kháng thể rubella trong máu.

Bệnh thường lành tính nhưng có thể gây ra một số biến chứng như viêm não, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai trong 18 tuần đầu có thể gây dị tật thai nhi, thai lưu, sinh non hoặc các tổn thương nặng nề khác cho thai nhi.

Biến chứng của Rubella đối với bà bầu

Bệnh Rubella không quá nguy hiểm đối với người mắc nhưng với phụ nữ có thai nó lại thực sự rất nghiêm trọng.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm rubella sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai ở cổ tử cung hoặc thai chết lưu. Nếu tiếp tục phát triển, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh trong bụng mẹ.

Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm rubella thường không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ thường nhẹ cân, chậm lớn, chậm mọc răng. Ngoài ra, chúng còn kèm theo các dị tật bẩm sinh khác như đục thủy tinh thể (một hoặc cả hai bên), đục giác mạc, trẻ có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ…

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu người mẹ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có tới 90% trường hợp có thể truyền bệnh cho thai nhi. Trong đó, có tới 70-100% trẻ mắc bệnh rubella bẩm sinh, 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như tim, mắt, não rất nguy hiểm. Nếu người mẹ bị nhiễm rubella trong khoảng thời gian từ 13 đến 16 tuần của thai kỳ, khả năng đứa trẻ bị nhiễm rubella giảm xuống còn 17%.

Từ 17 – 20 tuần thì chỉ có 5% thai nhi bị mắc bệnh và nếu từ tuần 20 của thai kỳ trở đi, tỷ lệ đó xuống 0%.

Những biến chứng này hết sức nguy hiểm đối với thai nhi nên mẹ cần đặc biệt lưu ý và không được chủ quan với những biểu hiện của bệnh kể trên.

Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không

Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không?

Tiêm vacxin rubella có thể giảm động lực, tạo hệ miễn dịch vững chắc trong ít nhất là 16 năm hoặc cả đời. Nên tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và nhắc lại khi 4 đến 6 tuổi. Phụ nữ trước khi mang thai chỉ nên tiêm 1 liều duy nhất trước khi có bầu ít nhất 3 tháng.

Nếu bà bầu bị mắc rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có nguy cơ sảy thai rất cao hoặc thai nhi sau này có thể bị các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí não, điếc bẩm sinh.

Chính vì vậy mà chị em thường được khuyên tiêm phòng rubella trước khi mang bầu để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên tiêm rubella trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng. Vacxin rubella và một số loại vacxin khác nếu tiêm quá gần thời điểm có thai hoặc trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và dễ bị dị tật bẩm sinh.

Sau khi tiêm vacxin phòng rubella thì cần áp dụng các biện pháp tránh thai để tránh trường hợp có thai ngoài ý muốn. Nếu trường hợp mang bầu sau khi tiêm phòng rubella thì nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vacxin rubella sống đã được làm giảm độc lực. Tiêm rubella 1 tháng sau có bầu có thể gây ra những nguy hiểm cho bào thai, thai nhi bị nhiễm virus rubella và có thể gặp nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp tiêm rubella sau 1 tháng đã lỡ dính bầu và con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Các chuyên gia nói rằng tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh do vắc xin là cực thấp. Vì vậy, điều quan trọng nhất sau khi chị em phát hiện ra mình mang thai sau khi tiêm phòng rubella được 1 tháng là phải bình tĩnh, đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Căn cứ vào tình hình mà bác sĩ sẽ tiếp tục giám sát thai kỳ hoặc chỉ định đình chỉ thai nghén.

Cần lưu ý, tuyệt đối không được tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vì đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

Bệnh rubella có chữa được không?

Bệnh Rubella dễ lây lan nhanh nên khi mắc cần cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi… cần đi khám để được điều trị.

Khi mang thai, thai phụ nên đi khám và theo dõi thai định kỳ tại cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn rõ ràng cho phụ nữ mang thai.

Đặc biệt là phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella, thủy đậu mà không được dùng thuốc điều trị sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con, đồng thời gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella, thủy đậu cần tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh cảm lạnh, giữ vệ sinh để tránh lây nhiễm nhiều lần các nốt ban do rubella và mụn nước do thủy đậu. …

Không có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh ban đào. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể bị hạn chế. Nếu bạn có vi rút và không muốn kết thúc thai kỳ, bác sĩ có thể cho bạn một loại kháng thể rubella gọi là hyperimmune globulin. Mặc dù vắc-xin này không ngăn con bạn lây nhiễm vi-rút nhưng nó giúp giảm thiểu các dị tật bẩm sinh ở một mức độ nào đó.

Ngay sau khi bé chào đời, bé phải được các chuyên gia theo dõi sát sao tình hình sức khỏe.

Do không thể làm gì nếu đã bị nhiễm virus nên cách tốt nhất để đối phó với bệnh này là mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ.

NÊN XEM THÊM: Có bầu trong thời gian tiêm phòng có lưu ý gì?

Nhiễm rubella khi mang thai cần làm gì?

Nhiễm rubella luôn là nỗi lo của nhiều mẹ bầu vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, thậm chí là sảy thai.

Rubella ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây thai chết lưu, dị tật, sinh non. Bệnh nguy hiểm khi mẹ bầu đang mang thai 13 tuần đầu.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào mắc bệnh rubella cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thai nhi có bị ảnh hưởng hay không còn phụ thuộc vào việc bạn bị nhiễm rubella trong bao lâu. Theo Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng về Bệnh Rubella và Mang thai của Hiệp hội Sản phụ khoa Canada: Nếu nhiễm rubella khi thai dưới 11 tuần, nguy cơ là 90%; thai 11-12 tuần: 33%; thai 13-14 tuần: 11 % nguy cơ%; tuổi thai 15-16 tuần: 24% nguy cơ; tuổi thai> 16 tuần: Rất ít báo cáo rubella ảnh hưởng đến bất kỳ bệnh nào.

Vì lý do này, các bác sĩ sản khoa thường khuyên bạn nên theo dõi thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ và không được phá thai. Cuối cùng, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khi có kết quả cho thấy nhiễm rubella khi mang thai, thai phụ nên bình tĩnh và lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia có đầy đủ kiến ​​thức và kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, bác sĩ phụ trách hội chẩn cũng cần cập nhật thông tin liên tục, không được bỏ dở giữa chừng sẽ dẫn đến quyết định sai lầm của người bệnh.

NÊN XEM THÊM: Có bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Cách phòng tránh rubella

Cách phòng bệnh rubella tốt nhất là thực hiện tiêm đầy đủ vacxin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu chị em đã từng tiêm vacxin từ nhỏ thì khả năng bị bệnh cũng sẽ giảm và ít để lại biến chứng hơn.

Nếu không biết mình đã được tiêm vacxin trước đó hay chưa thì các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng kháng thể chống virus rubella trong cơ thể. Đối với trường hợp bà bầu đang trong thời kỳ mang thai mà chưa được tiêm phòng thì có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Trong thời gian mang thai không nên tiêm vacxin rubella. Nên hạn chế tránh không tiếp xúc với người bị bệnh, không đến những nơi đông người và cần lập tức thông báo cho các bác sĩ nếu đã tiếp xúc với nguồn bệnh để được kiểm tra sức khỏe sớm nhất.
  • Chị em cần tiến hành tiêm vacxin sớm để phòng bệnh trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Trước khi mang thai nên tiêm vacxin rubella, quai bị và sởi.
  • Tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện chảy nước mắt, mắt đỏ, có nốt ban trên mặt và toàn thân, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Tiêm phòng vacxin cho trẻ nhỏ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
  • Nên tránh xa những nơi đang có dịch rubella để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Không sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc tham gia các sự kiện công cộng.
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Ngoài ra, chị em có thể đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tại địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám tổng quát sức khỏe và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn cao để từ đó biết cách phòng tránh và điều trị bệnh rubella hiệu quả.

Bệnh rubella có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Bài viết đã giúp bạn giải đáp có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không, từ đó có thể giúp mẹ bầu lựa chọn thời điểm tiêm phòng thích hợp, bảo vệ sức khỏe cả thai phụ và thai nhi. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ, hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

Ngày sửa: 14-01-2023

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội