Có bầu nhiệt độ tăng hay giảm?
12 Th 01, 2023Nguyễn Thị Luyện
382Mang thai khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ thay đổi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt mẹ bầu quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra nhiều nguy hại cho sự phát triển của bé. Vậy có bầu nhiệt độ tăng hay giảm? Cùng các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế giải đáp vấn đề này chi tiết trong bài viết dưới đây.
Có bầu nhiệt độ tăng hay giảm?
Nhiệt độ cơ thể thường thay đổi theo độ tuổi. Nhiệt độ cơ thể của một người trưởng thành thường từ 36,1 đến 37,2 độ C.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, thân nhiệt khi mang thai có thể hơi tăng cao (cao hơn bình thường khoảng 0,5 độ C). Trung bình, thân nhiệt của bà bầu giảm xuống trong khoảng 36,9 – 37,2 độ C.
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cảm thấy sốt hoặc nhiệt độ tăng cao trong thai kỳ là điều bình thường, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý theo dõi nhiệt độ của mình.
Nếu thân nhiệt trên 37,5 độ C có nghĩa là bà bầu bị sốt. Và nếu sốt vượt quá 38 độ C sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn huyết khi mang thai …
Thân nhiệt trung bình của phụ nữ mang thai vào khoảng 36,9 ~ 37,2 độ C, trong khi thân nhiệt bình thường là 36 ~ 37 độ C. Do nhiệt độ cơ thể của phụ nữ tăng nhẹ khi mang thai nên khi mang thai có thể tăng hơn một chút so với bình thường.
Nhiều người, do không tự trang bị kiến thức cho bản thân, không biết nên tưởng mình bị bệnh. Thực chất, thân nhiệt của bà bầu khi mang thai tăng lên là một phản ứng sinh lý bình thường. Bà bầu nên theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể để xác định có nằm trong phạm vi bình thường không, nếu không còn biết đi thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai
Trong những tháng đầu của thai kỳ, thân nhiệt phụ nữ tăng lên do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Sự thay đổi nhiệt đổi nhiệt độ này khiến bà bầu xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, khó chịu.
Thân nhiệt khi mang thai tăng có liên quan đến những thay đổi của cơ thể để nuôi dưỡng bào thai. Cơ thể cần đáp ứng một lượng máu lớn hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Chính điều này làm cho các mạch máu mở rộng hơn và di chuyển đến bề mặt da khiến thân nhiệt tăng lên khi mang thai ở những tháng đầu. Đặc biệt, ở tuần 34 khi mang thai lượng máu của mẹ bầu có thể tăng lên đến 50%.
Để có nhiều máu hơn thì tim phải hoạt động mạnh và bơm máu nhiều hơn. Tuần thứ 8 của thai kỳ, tim lúc này hoạt động hơn 20% công suất. Sự hoạt động mạnh của tim làm tăng sự trao đổi chất và làm nhiệt độ cơ thể tăng.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhiệt độ cơ thể thai nhi toả ra được mẹ bầu hấp thụ khiến chị em cảm thấy nóng và thân nhiệt cao hơn bình thường. Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé thì thai nhi cần có môi trường nhiệt ổn định. Cơ thể mẹ lúc này tiết ra nhiều hormone progesterone khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, hormone này cũng có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể khiến cho nhiệt độ gia tăng.
Ngoài ra, cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tiết nhiều chất béo hơn để bảo vệ thai nhi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể gia tăng bất thường.
Nhiệt độ mẹ bầu tăng cao có nguy hiểm không?
Nhiệt độ của cơ thể mẹ bầu có tác động bởi các yếu tố xung quanh liên quan đến quá trình vận động, chế độ ăn uống, tâm trạng và nghỉ ngơi. Vì vậy, để có thể đo được thân nhiệt chính xác nhất thì mẹ bầu nên đo vào lúc mới thức dậy sáng sớm. Đây là thời điểm cơ thể ở trạng thái cơ thể bình thường và tự nhiên.
Khi thân nhiệt của mẹ bầu vượt quá ngưỡng an toàn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai nhi. Dị tật bẩm sinh xảy ra khi mẹ bị sốt trên 38 độ, nhất là trong 3 tháng đầu.
Vì vậy, khi thấy nhiệt độ cao trên 38 độ, bạn nên đến ngay bác sĩ để được điều trị thích hợp. Các mẹ không được dùng thuốc cảm, thuốc hạ sốt khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Các thành phần trong thuốc hay tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đặc biệt là những loại thuốc cực mạnh, mẹ càng cần lưu ý.
Sốt với các triệu chứng như đau khớp và phát ban có thể là dấu hiệu của bệnh parvovirus, bệnh toxoplasma và cytomegalovirus. Đây là một trong những thủ phạm chính gây điếc bẩm sinh ở thai nhi. Nó không phải là hiếm gặp, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức khi bạn gặp các triệu chứng giống như cúm, bệnh đường hô hấp và đau khớp. Ngoài ra, nên tiêm vắc-xin hàng năm đều đặn.
Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao có thể là triệu chứng bà bầu mắc bệnh nhiễm trùng. Do đó, thai phụ không nên chủ quan khi bị sốt vì có thể đây là dấu hiệu bệnh tật, chứ không phải là chứng cảm lạnh thông thường. Khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 38 độ, chán ăn, buồn nôn, cảm thấy uể oải thì cần đưa bà bầu đến ngay cơ sở y tế, để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn tốt nhất nhé.
Cách hạn chế thân nhiệt tăng cao khi mang bầu
Tình trạng bà bầu thân nhiệt tăng cao là hiện tượng khá phổ biến mà chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ chị em nên chú ý đến thân nhiệt để tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của các protein quan trọng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao còn có thể gây rối loạn quá trình hình thành não và cột sống của thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh.
Để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh tăng cao quá mức, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Tránh ở những nơi có nhiệt độ cao trong nhà như nhà bếp, hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng hoặc những ngày thời tiết oi bức.
- Khi tắm không nên dùng nước quá nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng quá lâu. Tránh đi đến phòng xông hơi.
- Sử dụng điều hòa vào những ngày thời tiết nắng nóng. Vào ban đêm, bạn nên để nhiệt độ vừa phải để tránh tình trạng nóng bức khiến bạn khó ngủ.
- Tránh tập thể dục quá mạnh, tập ngoài trời vào thời điểm nắng nóng hoặc tập trong phòng kín. Không tập yoga nóng khi mang thai.
- Sử dụng ga trải giường được làm từ vật liệu thoáng mát và chỉ trải 1 lớp mỏng, không đắp chăn hoặc để gối quá nhiều khi ngủ.
- Lựa chọn quần áo cho bà bầu phù hợp, được làm từ vải cotton thấm hút mồ hôi. Khi đi ngủ nên bận đồ rộng rãi, thoáng mát.
- Chú ý uống đủ nước. Bà bầu uống nhiều nước không chỉ giúp giữ ẩm cho cơ thể mà còn rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
- Không sử dụng thức uống chứa nhiều caffeine như trà, cà phê… Tránh ăn các món cay nóng.
Cần làm gì khi thân nhiệt tăng cao
Nếu trong tháng đầu, nhiệt độ của bà bầu đột nhiên giảm sau khi tăng trong 18 ngày hoặc hơn, có nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Mẹ nên tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nếu sau khi sụt giảm thân nhiệt xuất hiện ra máu bất thường.
Khám sản phụ khoa định kỳ là việc quan trọng và cần thiết đối với chị em trong quá trình mang thai, giúp phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường ở cơ quan sinh sản. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu thân nhiệt tăng cao bất thường khiến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Thăm khám sản phụ khoa ở đâu là uy tín, an toàn?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế được đánh giá là cơ sở uy tín, an toàn được chị em tin tưởng lựa chọn hàng đầu tại Hà Nội. Phòng khám trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế
Địa chỉ phòng khám tại số 12 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Phòng khám là địa chỉ chuyên thăm khám sản phụ khoa, nam khoa chất lượng, được đầu tư cả về nguồn lực con người cũng như các thiết bị y tế và phương pháp hiệu quả.
Đây là nơi hội tụ nhiều bác sĩ giỏi đã từng làm việc tại những bệnh viện lớn, có không ít năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa tại Hà Nội. Một số bác sĩ sản phụ khoa giỏi tại phòng khám:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa
Các bác sĩ luôn thấu hiểu được tâm lý của người bệnh thường e ngại và lo lắng nên luôn cố gắng hết mình giúp bệnh nhân có cảm giác thoải mái nhất và được chăm sóc tận tình, luôn thân thiện, cởi mở giúp người bệnh khi đến với phòng khám có cảm giác gần gũi. Các dịch vụ thăm khám tại phòng khám phù hợp với từng đối tượng, có nhân viên hướng dẫn trực thường xuyên.
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại phòng khám được bố trí và xây dựng hệ thống phòng khám sạch sẽ, tiện nghi với nhiều chức năng. Các thiết bị y tế, máy móc đều được nhập khẩu từ những nước tiên tiến về lĩnh vực y học trên thế giới đảm bảo kết quả thăm khám và điều trị nhanh chóng, chính xác và khiến người bệnh thoải mái nhất.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế luôn không ngừng phát triển và tìm ra những phương pháp chữa trị áp dụng những kỹ thuật tiên tiến mang lại hiệu quả phù hợp với tình trạng bệnh nhân mang lại kết quả cao. Điểm đặc biệt của phòng khám là mô hình thăm khám hiện đại một bác sĩ – một y tế – một bệnh nhân để có thể trao đổi trực tiếp giúp nắm rõ tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân.
Chi phí thăm khám luôn được công khai, minh mạch, thông báo rõ ràng với người bệnh đảm bảo đúng theo quy định. Ngoài ra phòng khám còn có nhiều chương trình khuyến mãi để giúp khách hàng có thể yên tâm điều trị.
NÊN XEM THÊM:
- + Có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không?
- + Có bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào?
- + Có bầu tháng đầu ăn gì tốt?
Các chuyên gia đã giúp bạn giải đáp vấn đề có bầu nhiệt độ tăng hay giảm để từ đó giúp thai phụ có thể theo dõi sức khoẻ của mình và có biện pháp xử lý khi có những dấu hiệu bất thường. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Ngày sửa: 12-01-2023
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]