Dinh dưỡng

1 củ hành tây bao nhiêu calo? Ăn hành tây có giảm cân không?

Người dân Việt Nam coi hành tây như một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mình bởi chúng có thể kết hợp với rất nhiều thực phẩm giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, dưỡng chất trong hành tây khi được hấp thụ vào cơ thể còn mang lại nhiều tác dụng như trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… Để biết 1 củ hành tây bao nhiêu calo, ăn hành tây có giảm cân không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.

1 củ hành tây bao nhiêu calo? Có tốt không?

Hành tây là loại cây thân thảo, nhẵn, bên dưới bình to thành dạng củ kích thước thay đổi theo thời gian, chịu lạnh giỏi với nhiệt độ dưới 10 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ trong vùng trồng trọt cần trong khoảng 15 – 25 độ C.

1 củ hành tây bao nhiêu calo

Hành tây có nguồn gốc từ Trung Á, được trồng và sử dụng từ thời Thượng Cổ rồi dần lan truyền qua Châu Âu cùng nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, hành tây được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đà Lạt và Lâm Đồng với 5 loại chính là:

  • Hành tây vỏ vàng: Loại hành này có hương vị nồng rất đặc trưng đồng thời chứa nhiều đường nên khi chế biến sẽ trở nên ngọt dịu, thích hợp để sử dụng trong tất cả các món ăn.
  • Hành tây ngọt: Hành tây ngọt khá giống hành tây vỏ vàng nhưng nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy có sắc cam nhiều hơn, lớp hành cũng dày hơn. Loại hành này thích hợp với các món chiên, nướng.
  • Hành tây trắng: Vì chứa lượng nước dồi dào nên hành tây trắng khá giòn đồng thời có độ ngọt vừa phải nên thường được dùng trong các món xào như thịt bò xào hành tây cần tỏi. Ngoài ra, loại hành này còn được dùng nhiều trong các món Mexico như Tacos, Chilaquiles…
  • Hành tây tím (hành tím): Loại hành này có vị nhẹ, không gắt nên chuyên dùng làm nguyên liệu cho các món salad, hamburger, sandwich để tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn.
  • Hành hương: Hành hương có vẻ ngoài như củ tỏi, màu vàng nâu, mùi thơm phảng phất, vị ngọt thường dùng trong các món trứng hay để pha nước chấm, làm hành phi, trang trí món ăn.

Về mặt dinh dưỡng thì 100 gram hành tây nói chung chứa khoảng 40 calo với 9,34 gram carbohydrate, 1,1 gram chất đạm, 0,1 gram chất béo, 1,7 gram chất xơ. Ngoài ra trong hành tây còn chứa nhiều dưỡng chất khác như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, vitamin nhóm B1, B2, B3, B6, B9, B12, C, E, K…

Vì giàu dưỡng chất như thế nên ăn hành tây rất tốt cho sức khỏe. Điển hình là những lợi ích sau:

  • Trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng: Hoạt chất allicin trong hành tây có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm giúp cơ thể chống lại các virut cảm cúm đồng thời trị cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng hiệu quả, đặc biệt thích hợp trong mùa đông hoặc thời điểm giao mùa. Ngoài ra, dưỡng chất trong hành tây còn giúp tiêu đờm, ngừa đờm.
  • Giảm huyết áp: Hành tây được xem là dược liệu quý trong điều trị bệnh cao huyết áp bởi sắc tố chứa xeton ở vỏ. Hàm lượng chất xơ cao cùng lượng calo thấp còn giúp cơ thể tăng cường độ đàn hồi ở vành mạch máu.
  • Phòng chống nhiều bệnh ung thư: Hành tây được chứng mình với khả năng phòng chống nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày.
  • Trị bệnh tiểu đường: Chromium là một hoạt chất được tìm thấy nhiều trong hành tây giúp cơ thể giảm nồng đồ đường trong máu đồng thời điều chỉnh các tế bào đưa ra những phản ứng thích hợp hơn, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Hành tây có tốt không

  • Giảm bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính: Hành tây có đặc tính kháng viêm giúp cơ thể giảm triệu chứng hen suyễn, bệnh viêm phế quản đồng thời ngăn ngừa cảm cúm hắt hơi, cảm mạo.
  • Ngăn ngừa lão hóa: Quercetin trong hành tây kết hợp với selen giúp khử các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó giảm thiểu nếp nhăn, chai cứng da, giúp làn da giữ được độ đàn hồi cần thiết.
  • Giúp xương chắc khỏe hơn: Lượng lớn canxi trong hành tây giúp cơ thể giảm triệu chứng thoái hóa, loãng xương, tăng mật độ xương, duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Hành tây chứa sắt – thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu nên ăn hành tây có thể giúp cơ thể điều trị bệnh thiếu máu đồng thời giảm cholesterol, ngăn ngừa thu hẹp vành mạch, giảm cơn đau tim.
  • Giảm tình trạng táo bón, đầy hơi: Dưỡng chất trong hành tây giúp tăng sinh vi khuẩn có lợi ở ruột và dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đầy hơi, táo bón, đau dạ dày.
  • Cải thiện sinh lý cho nam giới: Dưỡng chất trong hành tây giúp hỗ trợ quá trình tráng dương, kích thích ham muốn tình dục, trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm đồng thời làm chậm quá trình lão hóa tại bộ phận sinh dục, ngăn ngừa mãn dục sớm cho nam giới.
  • Ngăn ngừa viêm lỗ tai, ù tai: Từ xưa tới nay, người ta vẫn hay dùng nước ép hành tây để chấm lên lỗ tai chống ù tai, viêm tai nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn của hành tây.
  • Bảo vệ răng miệng: Tuy hành tây khiến hơi thở có mùi nhưng nó lại khiến răng miệng khỏe mạnh hơn, giảm viêm lợi, sâu răng.
  • Làm đẹp da: Mặt nạ từ hành tây giúp làn da được làm sạch lõ chân lông, trở nên tươi tắn, khỏe mạnh hơn đồng thời giảm mụn trắng cá. Ngoài ra, nếu bị côn trùng cắn, bỏng nhẹ, bấm tím, bạn cũng có thể sử dụng hành tây để điều trị.
  • Kích thích mọc tóc: Nước ép hành tây tươi được nghiên cứu với khả năng kích thích mọc tóc, giúp tóc dày hơn, đều hơn.

Ăn hành tây có giảm cân không?

Như đã chia sẻ ở mục trên thì 100 gram hành tinh chỉ chứa khoảng 40 calo trong khi mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo nên dù thêm nhiều hành tây trong món ăn thì cũng rất khó ảnh hưởng tới cân nặng.

Hơn nữa, do hành tây chứa nguồn chất xơ và vitamin C dồi dào vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp cơ thể nhanh no, hạn chế cơn đói, tiêu hao mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thậm chí, nếu sử dụng hành tây đều đặn với liều lượng thích hợp thì cơ thể còn được giảm chất béo có hại, tăng cường lưu thông máu và sự trao đổi chất.

Các món giảm cân từ hành tây hiệu quả

Nếu đang muốn giảm cân từ củ hành tây, bạn nên thử thay đổi thực đơn trong ngày bằng 6 món ăn sau:

1/ Hành tây luộc

  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ theo chiều dọc rồi ngâm với nước muối 15 phút.
  • Vớt hành tây ra, cho vào nồi nước rồi đun.
  • Khi thấy nước sôi, hành tây chín mềm thì tắt bếp.
  • Vớt hành tây ra đĩa dùng ăn trong bữa chính như một món rau.

2/ Nước ép hành tây

Nước ép hành tây

  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, cho vào máy ép lấy nước. Nếu không có máy ép thì cho hành tây vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng chút nước rồi dùng rây lọc lấy nước cốt.
  • Đổ nước ép hành tây ra cốc, thêm 1 – 2 thìa mật ong để dễ uống hơn. Dùng trong hoặc sau bữa ăn chính.

3/ Salad hành tây

  • Chuẩn bị 1 củ hành tây cùng cà chua, rau xà lách, dưa chuột, trứng gà.
  • Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn.
  • Cà chua, rau xà lách, dưa chuột rửa sạch, để ráo.
  • Hành tây thái nhỏ rồi ngâm với nước muối để giảm độ hăng.
  • Cà chua, dưa chuột cắt lát mỏng. Rau xà lách có thể thái nhỏ hoặc không tùy sở thích.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bát to rồi trộn đều với dầu oliu, hạt nêm và sốt. Dùng ngay sau khi làm xong.

4/ Hành tây ngâm giấm

  • Hành tây rửa sạch, cắt nhỏ ngâm với nước sôi trong 20 – 30 phút.
  • Vớt hành tây để ráo nước.
  • Cho hành tây vào bình đựng, đổ thêm giấm cùng 1 thìa mật ong và chút muối trắng sao cho hành tây ngập trong hỗn hợp nước ngâm là được.
  • Bảo quản hành tây ngâm giấm ở nơi khô ráo rồi dùng dần.

5/ Kết hợp hành tây với trứng gà

  • Hành tây bóc vỏ, thái miếng nhỏ rồi trộn với 1 quả trứng gà, đánh đều tay.
  • Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng rồi cho trứng vào chiên. Chú ý chiên lửa nhỏ.
  • Chiên khoảng 3 – 5 phút thấy trứng và hành tây chín thì có thể tắt bếp.
  • Bỏ trứng hành tây ra đĩa, dùng để ăn trưa.

6/ Súp hành tây

Súp hành tây

  • Chuẩn bị hành tây, cà chua, bắp cải, thịt ức gà, tỏi, gừng, dầu ăn và gia vị thông dụng.
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bắp cải rửa sạch, thái sợi.
  • Ức gà rửa sạch, ướp cùng ít muối, hạt nêm và đường trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Tỏi băm nhuyễn, gừng giã nhuyễn.
  • Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn đợi dầu nóng thì phi thơm tỏi.
  • Tỏi thơm vàng thì cho thịt ức gà vào xào sơ rồi tắt bếp.
  • Đặt nồi nước lên bếp nấu sôi. Sau đó cho thịt ức gà đã xào sơ vào nồi nấu khoảng 10 – 15 phút.
  • Cho tiếp hành tây, cà chua, bắp cải, gừng vào nồi, nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.

Lưu ý khi ăn hành tây giảm cân

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất, bạn cần chú ý:

  • Ăn 3 – 4 bữa ăn sử dụng hành tây trong một tuần.
  • Không sử dụng hành tây đã mọc mầm.
  • Kết hợp thêm các loại rau củ, trái cây trong bữa ăn.
  • Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ ngày.

Ngoài ra, nếu thuộc nhóm các trường hợp sau thì tốt nhất là bạn nên tránh ăn hành tây hoặc áp dụng hành tây để giảm cân:

  • Người đau mắt đỏ
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có tâm, tỳ hư
  • Người bị bệnh dạ dày
  • Người bị huyết áp thấp

>>>Tìm hiểu thêm: Bí đao bao nhiêu calo? Ăn bí đao có béo không?

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết 1 củ hành tây bao nhiêu calo, ăn hành tây có giảm cân không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại thực phẩm này, bạn có thể comment bên dưới bài viết để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

+ Nguồn Tham Khảo:

Ngày sửa: 09-01-2021

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội