Mang thai bao nhiêu tuần là sinh?
13 Th 10, 2020Hà Thị Huệ
635Mang thai bao nhiêu tuần là sinh? là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi điều này sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý và tất cả mọi thứ tốt nhất để chào đón con yêu ra đời. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết hôm bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ bầu đi tìm lời giải đáp thắc mắc này.
Cách tính tuổi thai chính xác nhất cho mẹ bầu
Trong thai kỳ việc tính tuổi thai cũng được xem là điều rất quan trọng và cần thiết. Bởi tuổi thai chính là căn cứ quan trọng để xác định thai nhi có đang phát triển bình thường không, liệu có trường hợp sinh non, sinh muộn hay ảnh hưởng đến ngày dự sinh của em bé hay không? Bên cạnh đó, việc nắm rõ tuổi thai, còn giúp mẹ bầu biết được khoảng thời gian mà mình sẽ sinh em bé ra nhằm chủ động hơn, hạn chế sai sót mà có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Sau đây là một số cách tính tuổi thai chính xác nhất cho mẹ bầu có thể tham khảo đó chính là:
Cách tính dựa theo kỳ kinh nguyệt cuối
Đối với cách tính tuổi thai này việc mẹ bầu cần đó là phải nhớ được ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Theo đó, cách tính tuổi thai dựa vào biểu hiện kinh nguyệt sẽ được tính như sau:
- Nếu chậm kinh 1 tuần, lúc này thai sẽ được 5 tuần.
- Nếu chậm kinh 2 tuần, lúc này thai sẽ được 6 tuần.
- Nếu chậm kinh 3 tuần, lúc này thai sẽ được 7 tuần.
- Nếu chậm kinh 4 tuần, thai sẽ được 8 tuần.
- Nếu chậm kinh 5 tuần, thai sẽ được 9 tuần.
- Nếu chậm kinh 6 tuần, thai sẽ được 10 tuần.
Cách tính theo ngày quan hệ và ngày rụng trứng
Cách tính tuổi thai này chỉ có hiệu quả cho những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và nhớ chính xác ngày mình đã quan hệ tình dục. Thông thường, trứng chỉ sống được trong vòng 24h, tức là ở thời điểm trứng rụng và quan hệ tình dục sẽ có khả năng cao là thụ thai.
Tính tuổi thai dựa vào siêu âm
Dựa vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xác định được tuổi thai của thai nhi. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số sau để tính số tuổi của thai, bao gồm: đường kính của túi thai (GS – Gestational Sac diameter), chiều dài đầu mông (CRL – Crown rump length), đường kính lưỡng đỉnh (BPD – Biparietal diameter). Cụ thể như sau:
- Đường kính túi thai được khoảng 5mm, tương đương với thai 4 – 5 tuần tuổi.
- Đường kính túi thai được khoảng 10mm, tương đương với thai 5 tuần tuổi.
- Đường kính túi thai được khoảng 20mm, tương đương với thai 6 tuần tuổi.
Mang thai bao nhiêu tuần là sinh?
Về vấn đề mang thai bao nhiêu tuần là sinh? bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “Trên lý thuyết, thời gian mang thai của người phụ nữ là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên trên thực tế, con số này không hoàn toàn chính xác với tất cả thai phụ. Chính vì vậy, các bác sĩ đã phân chia thời gian sinh nở của nữ giới thành các giai đoạn như sau:
- Trước 37 tuần là trẻ sinh non.
- Từ 37 – 38 tuần tuổi là trẻ sinh sớm.
- Từ 39 – 40 tuần tuổi là trẻ sinh đúng tháng.
- 41 tuần là trẻ sinh cuối thời hạn.
- Từ 42 tuần tuổi trở lên là trẻ sinh già tháng.
Như vậy, đối với câu hỏi thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng sinh? câu trả lời là thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Nhưng theo các bác sĩ thì thai trên 38 tuần cũng đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, trẻ được sinh ra từ 39 – 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số ước tính tương đối, bởi tùy thuộc vào các yếu tố sức khỏe của thai, tâm lý, cơ địa cũng như sự tác động bên ngoài của mẹ bầu mà thai có thể sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 – 2 tuần là điều hoàn toàn bình thường. Nhất là những mẹ mang thai lần đầu, bé thường chào đời sớm hơn ngày dự sinh 7 đến 10 ngày, nhưng vẫn xem là đủ tháng sinh, không có biến chứng.
Cách tính ngày dự sinh
Để tính chính xác ngày dự sinh, mẹ bầu cần phải biết chính xác thời điểm thụ thai diễn ra. Thế nhưng, vấn đề này ngay cả những chuyên gia sản khoa hàng đầu cũng khó có thể giải đáp chính xác được. Theo đó, cách tính ngày dự sinh đơn giản, phổ biến nhất đó là cộng thêm 40 tuần hoặc 280 ngày vào ngày kinh cuối. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cũng như có chu kỳ 28 ngày. Thông thường, nếu tính theo cách này, ngày dự sinh có thể chênh lệch 1-2 tuần.
Nhưng nếu trong trường hợp mẹ bầu áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản thì việc dự đoán mang thai bao nhiêu tuần thì sinh sẽ dễ dàng và có độ chính xác cao hơn. Vì trong quá trình thụ tinh nhân tạo, mẹ bầu có thể biết chính xác thời điểm thụ thai, tốc độ phát triển của phôi thai và thời điểm thai vào tử cung.
Những trường hợp phụ nữ có nguy cơ sinh non cao
Theo các chuyên gia sản phụ khoa thì những trường hợp phụ nữ có nguy cơ sinh non cao được chia thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm thứ nhất – nguy cơ sinh non do thai: Nếu bà bầu có nhiều hơn một thai (đa thai), thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều,… sẽ làm cho tử cung căng to quá mức. Từ đó, làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
+ Nhóm thứ hai – nguy cơ do người mẹ: Nếu mẹ bầu gặp phải những bất thường ở tử cung (u xơ tử cung to, hở eo tử cung), nhiễm trùng đường tiểu, mắc bệnh mãn tính (cao huyết áp, tiểu đường…), nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, bệnh nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao hoặc có phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai,… cũng có nguy cơ sinh non cao.
+ Nhóm thứ ba – nguy cơ do thói quen: Nếu trong thai kỳ mẹ không đi khám thai đều đặn, sử dụng các chất kích thích (hút thuốc lá, uống rượu bia,…) hoặc tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, không tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non.
Những dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện gấp
Trước khi em bé chào đời, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ, do đó nếu ở trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ thấy mình có những dấu hiệu dưới đây cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cụ thể như sau:
+ Ra máu âm đạo: Nếu trong giai đoạn muộn của thai kỳ có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau hay sinh non, chuyển dạ. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.
+ Ra nước ối âm đạo: Nếu thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, tiết ra ồ ạt hoặc rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt,… đây có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo.
+ Đau bất thường ở vùng tử cung và bụng dưới: Nếu mẹ bầu thấy mình xuất hiện các cơn đau thành chu kỳ, liên tục, không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, nhất là khi tuổi thai dưới 37 tuần. Lúc này mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó có thể là các dấu hiệu cảnh báo sinh non.
Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường khác như: sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật, thai không cử động hoặc cử động ít hơn bình thường,… đều là những biểu hiện nguy hiểm cần được xử trí sớm.
Cách chăm sóc mẹ bầu những tháng cuối
Để có thể sinh con an toàn và khỏe mạnh thì cách chăm sóc mẹ bầu ở những tháng cuối là điều hết rất quan trọng. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và lịch khám thai định kỳ là những điều mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua.
Về chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào những tháng cuối của thai kỳ vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Mẹ phải đảm bảo đủ nước uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Để ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn của mình và nên tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, thức ăn quá mặn hay quá lạnh.
>>>Bạn có thể quan tâm: Bầu 3 tháng cuối ăn gì để thai nhi tăng cân?
Về việc khám thai định kỳ
Việc thăm khám thai định kỳ là cách tốt nhất để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và có được kết quả chính xác thì mẹ cần lựa chọn những địa chỉ uy tín và thực hiện thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Khám thai đúng lịch sẽ giúp kiểm soát được tình trạng của cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp có bất thường thì sẽ được can thiệp điều trị kịp thời, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Về những lưu ý không nên làm khi mang thai 3 tháng cuối
Để kết thúc thai kỳ thành công, mẹ khỏe mạnh, con ra đời bình an thì khi mang thai 3 tháng cuối mẹ cần lưu ý không nên làm những việc sau:
- Không nên ăn uống kiêng khem vì 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, tăng cân nhanh để đạt được khối lượng cần thiết trước khi chào đời.
- Không nên ăn quá no hoặc để quá đói mới ăn.
- Hạn chế việc nằm ngửa khi ngủ và tránh kích thích đầu ti.
- Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
- Không ăn đồ tái sống hay đồ chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sinh non và nguy cơ sảy thai.
- Tránh làm việc nặng nhọc, quá sức, tuy nhiên các mẹ cũng không nên ngồi hoặc nằm quá lâu
- Tránh xa những âm thanh quá lớn vì có thể gây ảnh hưởng đến thính giác của bé.
- Hạn chế việc quan hệ tình dục, khi quan hệ cần thực hiện nhẹ nhàng và lựa chọn tư thế phù hợp.
- ,….
Tóm lại, có rất nhiều thứ cần kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối vì nó có tính khoa học rõ ràng. Do đó, để đảm bảo an toàn “mẹ tròn con vuông” thì nhất định phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Hiện nay, để thực hiện khám thai, mẹ có thể trực tiếp đến với phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc top đầu tại Hà Nội và đạt 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế. Tại đây, toàn bộ quá trình thăm khám và siêu âm thai đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi, trình độ chuyên môn cao, trên 20 năm kinh nghiệm, thực tiếp thực hiện.
Hơn nữa, phòng khám còn được đầu tư xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, không gian rộng rãi, thoáng mát mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại và được Sở Y tế kiểm duyệt trước khi đưa vào sử dụng cho kết quả thăm khám chính xác. Môi trường y tế sạch sẽ và luôn đảm bảo vô trùng – vô khuẩn. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi. Chi phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Hy vọng với những chia sẻ của bác sĩ Huệ về vấn đề mang thai bao nhiêu tuần là sinh? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho chị em có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ How Many Weeks, Months and Trimesters in a Pregnancy? https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/understanding-pregnancy-week.aspx Truy cập ngày: 13/10/2020
+ Pregnancy Due Date Calculator: How Many Weeks Pregnant https://www.whattoexpect.com/due-date-calculator/ Truy cập ngày: 13/10/2020
Ngày sửa: 13-10-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]