Sức khỏe mẹ và bé

Mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong đó có đến 80% chị em gặp phải chứng mất ngủ trong giai đoạn thai kỳ. Nhiều mẹ lo lắng không biết vì sao mình lại mất ngủ. Mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục như thế nào? có ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé hay không? Để giải đáp tất cả thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Hà Thị Huệ– bác sĩ chuyên khoa II, Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bà bầu

Thực tế mỗi con người dành đến 1/3 cuộc đời cho giấc ngủ, nói vậy để biết rằng giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người, đặc biệt là  phụ nữ đang mang thai. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ thể mẹ bầu được nghỉ ngơi, phục hồi, giảm thiểu chứng mệt mỏi trong thai kỳ, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giúp duy trì sức khỏe và tinh thần minh mẫn, ngăn ngừa các bệnh lý về huyết áp. Do vậy, giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu, đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học của cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bà bầu

Theo chuyên gia, mẹ bầu thường xuyên mất ngủ dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, yếu sức. Mất ngủ khi mang thai có thể gây những tác động xấu đến thai nhi như:

  • Trẻ dễ bị thiếu máu: Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời điểm mà cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu mẹ bầu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu dẫn tới thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ thời gian đầu mang thai.
  • Trẻ bị chậm phát triển: từ tuần thứ 24, nếu mẹ vẫn thường xuyên bị mất ngủ sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng về trí não và các giác quan. Nếu như mẹ không có chế độ ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ, đúng giấc thì sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết.

Như vậy có thể kết luận giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Do vậy nếu mẹ mang thai mắc chứng mất ngủ thì cần tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân chứng mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ được xác định là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Mẹ bầu cảm thấy rất khó đi vào giấc ngủ, chỉ chợp mắt được một chút rồi lại tỉnh dậy, trong một đêm nhiều lần thức giấc, dậy quá sớm hoặc ngủ dậy nhưng cơ thể vẫn vô cùng mệt mỏi.

Đa phần mẹ bầu sẽ bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, thậm chí có những trường hợp mất ngủ suốt cả thai kỳ, dẫn tới sức khỏe suy giảm trầm trọng, xuất hiện những rối loạn về tinh thần và thể chất. Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất ngủ trong thai kỳ, tuy nhiên, chủ yếu do sự phát triển lớn của thai nhi khiến mẹ bầu khó khăn trong việc chọn lựa tư thế ngủ phù hợp dẫn tới mất ngủ. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai do phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai gây nên tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị mất ngủ do những nguyên nhân như sau:

  • Tình trạng lo lắng, căng thẳng khi mang thai: Nhiều mẹ bầu mang thai tâm trạng thay đổi, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng về các vấn đề trong cuộc sống như: hôn nhân, công việc, gia đình, mỗi quan hệ xã hội…dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
  • Vấn đề về tiêu hóa: phụ nữ mang thai rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như: chán ăn, dị ứng với mùi thức ăn lạ. Trong khi đó thai càng lớn sẽ càng chèn ép vào dạ dày, đẩy thức ăn trào ngược lên thực quản khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả dễ gây khó tiêu, ợ nóng hay thậm chí là rối loạn giấc ngủ.
  • Do thai nhi phát triển lớn: em bé phát triển lớn lên từng ngày, bụng mẹ sẽ càng to hơn. Vì thế, việc tìm một tư thế ngủ thích hợp là khó khăn. Đây là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai những tháng cuối bị mất ngủ.

Nguyên nhân chứng mất ngủ khi mang thai

  • Nhịp tim tăng: Nhịp tim của bà bầu sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều, nhịp tim tăng khiến thai phụ cảm thấy khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
  • Hô hấp: Thai nhi càng lớn thì tử cung càng chiếm chỗ và ép lên cơ hoành khiến cử động của cơ hoành giảm bớt nên mẹ bầu càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy oxy, chính điều này gây khó ngủ ở phụ nữ mang thai.
  • Tiểu đêm nhiều: khi mang thai mẹ có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân bởi thai phát triển lớn khiến tử cung đè lên bàng quang kích thích đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm khiến mẹ bầu mất ngủ. Hơn nữa, khi mang thai thận của thai phụ phải làm việc nhiều hơn để lọc máu khiến bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn.
  • Đau lưng và chuột rút: hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này, Khi những cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở phần đùi, bắp chân khiến mẹ bầu phải thức giấc vì đau. Hơn nữa, khi mang thai lưng và chân của người phụ nữ thường chịu sức nặng nên mẹ dễ gặp chứng đau vùng lưng, đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

Nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn thêm!

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

Để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý những điều cơ bản sau đây:

  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, loại bỏ căng thẳng, lo lắng
  • Nên tránh xúc động mạnh trước khi ngủ
  • Không nên ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ. Nên ăn uống cách thời gian ngủ khoảng 2h là tốt nhất.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là sắt, axit folic, vitamin nhóm B,…
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa phụ, khi ăn nhai kỹ, tránh thực phẩm khó tiêu có thể gây đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích hay đồ uống chứa cafein
  • Mẹ có thể bổ sung một số thức uống dễ ngủ như: trà tim sen, táo đỏ, trà hoa cúc,….
  • Cố gắng xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc.
  • Có thể luyện tập bộ môn thể thao nhẹ nhàng dành cho bà bầu như yoga sẽ rất tốt.
  • Không nên chỉ nằm một chỗ, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ để giảm thiểu chứng chuột rút.
  • Tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng có thể giúp lưu thông máu, giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, đi vệ sinh trước khi ngủ
  • Chuẩn bị giường, đệm êm ái, sạch sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.
  • Kê cao gối khi ngủ, nằm nghiêng sẽ giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ

Tư thế nằm ngủ tốt cho thai nhi

Tư thế nằm ngủ tốt cho thai nhi

Dưới đây là những tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai được phân chia thành các giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 3 tháng):

ở giai đoạn này, bụng mẹ chưa lớn nên nằm tư thế nào mẹ cảm thấy dễ ngủ nhất là được. Mẹ có thể thoải mái thay đổi tư thế ngủ khi mang thai từ nghiêng trái sang nghiêng phải hay nằm ngửa nếu muốn. Mẹ không cần bắt buộc nằm đúng 1 tư thế nào cả. Nhưng tư thế nghiêng trái sẽ tốt hơn giúp bào thai lấy đủ oxy và chất dinh dưỡng qua nhau thai nuôi dưỡng bé. Nằm nghiêng bên trái cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Giai đoạn giữa thai kỳ (4 – 7 tháng)

Vào thời điểm những tháng giữa, mẹ đã hết ốm nghén, ăn ngon và ngủ ngon hơn. Nhưng vẫn có một số mẹ gặp phải chứng mất ngủ. Lúc này, khi bào thai phát triển lớn, áp lực lên cột sống nhiều hơn. Do đó, tư thế ngủ tốt nhất  trong thời điểm 4-7 tháng là ngủ nghiêng về bên trái. Để giảm áp lực lên vùng xương chậu và hông thì mẹ bầu có thể nằm xuống với đầu gối chân bên phải gác lên cao một chút.

Giai đoạn cuối thai kỳ (8 – 9 tháng)

Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ vẫn cần nằm tư thế nghiêng trái là tốt nhất. Lý do bởi, lúc này tử cung thường xoay về phía bên phải. Vì vậy, để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu người mẹ đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu tốt hơn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi chuẩn bị chào đời thì nghiêng trái là tốt nhất cho hai mẹ con.

Ngoài chú ý về tư thế nằm sao cho ngủ ngon hơn, mẹ bầu cần chú ý thăm khám thai, siêu âm thai đầy đủ đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của em bé, phòng ngừa những yếu tố không mong muốn có thể xảy ra.

Hiện nay tại Hà Nội, mẹ có thể an tâm thăm khám thai, siêu âm thai tại địa chỉ uy tín là phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế– 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám thai, theo dõi thai cho nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại Hà Nội.

Với ưu thế về đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp khám, siêu âm thai cho mẹ bầu trong điều kiện đầy đủ thiết bị y tế hiện đại: hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D,…cho kết quả chính xác. Mặt khác, thủ tục khám bệnh tại đây khá nhanh chóng, mẹ bầu không phải xếp hàng chờ đợi khám; dịch vụ y tế chu đáo, tận tình, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.

Mọi thắc mắc về vấn đề mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số (024) 38255599 –  083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Nguồn tham khảo:

+ How to Kick Insomnia in Early Pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-insomnia#TOC_TITLE_HDR_1 Truy cập ngày: 15/10/2020
+ Insomnia During Pregnancy https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/insomnia.aspx Truy cập ngày: 15/10/2020

Ngày sửa: 15-10-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội