Sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ luôn là nỗi lo lắng đối với những chị em phụ nữ mang thai. Theo khuyến cáo từ chuyên gia thì đối với những chị em không may mắc bệnh này khi mang thai cần phải tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tránh những biến chứng tới sức khỏe và em bé. Vậy tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì? cần lưu ý những gì….Để giải đáp thắc mắc này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì

Nội dung bài viết được tham vấn y khoa bởi bác sĩ Hà Thị Huệ, bác sĩ chuyên khoa 1, Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế.

Tiểu đường thai kỳ là như thế nào?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát lần đầu tiên hoặc được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai”. Tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia y tế, khi bạn dung nạp thức ăn thì tuyến tụy sẽ thực hiện nhiệm vụ giải phóng insulin- đây là một trong những loại hormone có thể giúp di chuyển một loại đường có tên là glucose từ máu đến các tế bào bên trong cơ thể đồng thời sử dụng nó như một chất tạo nên năng lượng.

Khi người phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tự động tạo ra các glucose tích tụ trong máu của người  mẹ. Tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này. Khi cơ thể không đủ sản xuất insulin cần thiết hoặc ngừng hoạt động sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, khi mang thai, để thai nhi phát triển tốt hơn thì nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố tác động tiêu cực đến insulin gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố dẫn tới bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một số phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hơn bình thường đó là: những người thừa cân, béo phì; lượng đường trong máu tăng cao hơn mức cho phép (tiền tiểu đường thai kỳ), những chị em đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong quá khứ, thai phụ bị cao huyết áp, đã từng sinh em bé có trọng lượng trên 4kg,….

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cả mẹ và bé, cụ thể như sau:

Đối với mẹ

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non, đặc biệt là có thể đối mặt với tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận…..Nguy hiểm hơn, tiểu đường thai kỳ có thể tiến triển nặng thành tiểu đường typ 2 với các biến chứng về hệ thần kinh, hệ tim mạch . Dưới đây là một số nguy cơ thường gặp nhất đối với mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Cụ thể:

+ Cao huyết áp: đây là biến chứng thường gặp nhất, đối với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo chứng tăng huyết áp khó kiểm sóat dẫn tới tiềm ẩn một loạt nguy hiểm như: tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển. Vì vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần được theo dõi huyết áp, theo dõi cân nặng, tìm protein niệu theo chỉ định của bác sĩ mỗi lần khám thai định kỳ

+ Sinh non: tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non- đây là một trong những nguy hiểm đáng sợ nhất. Theo đó, một số nguyên nhân chính dẫn tới sinh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật…do tăng huyết áp mà ra.

+ Sẩy thai và thai lưu: nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sớm mà không can thiệp kịp thời dễ dẫn tới thai chết lưu trong tử cung, thậm chí có những thai phụ thường xuyên bị tiểu đường thai kỳ dẫn tới sảy thai liên tiếp.

+ Nhiễm khuẩn niệu: nếu bị tiểu đường thai kỳ nhưng mẹ bầu không chú ý kiểm soát lượng glucose trong máu càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu dẫn tới biến chứng viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến như: ceton, sinh non, nhiễm trùng ối,…

+ Ảnh hưởng về lâu dài: mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ lần này sẽ dễ bị lần tiếp theo nếu mang thai. Ngoài ra, mẹ dẫn bị béo phì, tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

>>>Tìm hiểu thêm: HƯỚNG DẪN BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ

Đối với thai nhi

+ Bệnh lý đường hô hấp: theo nhiều thống kê chỉ ra rằng có khoảng 20-30% mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sinh con mắc các bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

+ Tăng hồng cầu, tăng trọng lượng (thai to): Lượng glucose kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng hồng cầu, tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển dẫn tới thai to.

+ Vàng da sơ sinh: Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra đối với những mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ nguyên nhân do sự tăng hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin trong huyết tương gây vàng da ở trẻ.

+ Biến chứng hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.

+ Một số biến chứng khác: khi trẻ sinh ra ở những mẹ bị tiểu đường thai kỳ, sau này lớn lên nếu như gia đình không có chế độ ăn uống và luyện tập tốt cho bé sẽ dễ dẫn tới tiểu đường tuyp 2.

Thời điểm thích hợp để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính xác nhất

Để giúp mẹ phòng tránh những biến chứng của tiểu đường thai kỳ thì trong quá trình mang thai, ngành y tế khuyến cáo tất cả các mẹ đều cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Sau khi sinh 4-12 tuần thì mẹ cũng cần xét nghiệm để chấn đoán tiểu đường thai kỳ có thực sự còn tồn tại. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn phù hợp trên lâm sàng

Tiểu đường thai kỳ có tự hết sau sinh con không?

Bác sĩ cho biết, tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Nhưng đối với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ nhưng không kiểm soát tốt chế độ ăn, lượng đường trong máu thì sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng. Đặc biệt những lần sau mang thai sẽ rất dễ bị tiểu đường thai kỳ lặp lại.

Đối với những mẹ có mắc chứng tiểu đường trước khi mang thai mà không khắc phục thì sau khi sinh con có thể vẫn phải mang bệnh cả đời.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì?

Đối với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cần thiết phải ăn uống lành mạnh, các nữa ăn trong ngày cần xoay quanh chất đạm, tăng cường thực phẩm tươi sống, các loại rau củ quả đồng thời hạn chế tối đa tinh bột hoặc các thực phẩm đã được chế biến sẵn. Chú ý rằng tốt nhất sau mỗi lần khám thai định kỳ, bạn hãy xin ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn tốt nhất.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì

Dưới đây là danh sách một số thực phẩm mẹ bầu nên hoặc không nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ, cụ thể:

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein cùng carbonhydrat sẽ giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu. Một số thực phẩm giàu protein và nạc như thịt gà, đậu hũ, cá, cây họ đậu, ….
  • Các loại sữa không đường: để hạn chế đến mức tối đa lượng đường dung nạp vào cơ thể mẹ, ngăn chặn lượng đường huyết vượt mức quá cao gây nên một số nguy hiểm.
  • Gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh, đạu lăng, cà rốt,…
  • Ăn thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như: lạc, bơ, cá hồi, cá ngừng, các loại hạt…
  • Trái cây ít ngọt như cam, táo, bưởi, đào, lê…
  • Mẹ bầu chú ý ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé nhưng không làm tăng đường máu lên quá cao. Khuyến cáo rằng trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 -2 bữa ăn phụ.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

  • Các loại thực phẩm nhiều ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế ăn mặn, không nên ăn thực phầm chế biến sẵn như: thịt nguội, đồ hộp, mỳ gói, cháo,…
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào nhiều mỡ động vật, nội tạng (tim, gan, thận),…
  • Thai phụ cũng cần hạn chế đến mức tối đa các loại đồ uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…

>>>Tìm hiểu thêm: MẸ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI TĂNG CÂN NHANH

Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ thì bạn cần phải cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Nếu như bạn bị thừa cân, béo phì thì nên giảm cân trước khi có thai còn nếu đang mang thai thì chị em không nên giảm cân sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự an nguy của bé.

Bên cạnh đó, chị em khi mang thai để phòng tránh tiểu đường thai kỳ cần phải xây dựng đời sống khoa học, hợp lý, giảm lượng tịnh bột trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, mẹ có thể đều đặn luyện tập vận động nhẹ nhàng như thiền, yoga….Đặc biệt, khi mang thai, mẹ cần phải theo dõi thai, chăm sóc thai, siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé.

Một địa chỉ khám thai, siêu âm thai, theo dõi tiểu đường thai kỳ uy tín mà mẹ bầu có thể tham khảo đó là phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, với thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại, bác sĩ Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, đọc kết quả, tư vấn cùng chị em chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, sử dụng thuốc (nếu cần) để bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Mọi thắc mắc về vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì? bạn vui lòng chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] hoặc liên hệ: (024) 38.255.599083.663.3399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Nguồn tham khảo:

+ Gestational diabetes diet https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm#:~:text=Try%20to%20avoid%20eating%20simple,Enjoy%20lots%20of%20them. Truy cập ngày: 6/10/2020
+ What is the best diet for gestational diabetes? https://www.medicalnewstoday.com/articles/319716 Truy cập ngày: 6/10/2020

Ngày sửa: 06-10-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội