Sức khỏe mẹ và bé

Thai bị bóc tách nên ăn gì để phục hồi nhanh nhất?

Hiện tương thai bị bóc tách không hề hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Có những trường hợp bị bóc tách với phần trăm rất nhỏ nhưng có những người lại rất nặng lên tới 40%-50% và dẫn đến dọa sảy thai và sảy thai. Đứng trước tình trạng thai bị bóc tách như vậy, chị em nên làm gì? Thai bị bóc tách nên ăn gì phục hồi nhanh? Ở bài viết này, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin và kiến thức hữu ích để giải đáp vấn đề trên. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Thai bị bóc tách nên ăn gì

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ CKII sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện – nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Thai bị bóc tách là gì?

Trước khi giải đáp vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì phục hồi nhanh, chuyên gia y tế sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về hiện tượng thai bị bóc tách.     

Bóc tách túi thai là hiện tượng túi thai không bám chặt vào thành tử cung, bị tách ra tạo thành 1 khoảng trống tụ máu. Bóc tách thai nếu không được phát hiện kịp thời, vết tụ to dần có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Tỉ lệ túi thai bị bóc tách phổ biến là 10%, 20%, 30%. Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa. Khi tỉ lệ này lên tới 50%, vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nguy cơ sảy thai ở mẹ đã lên tới 90%, rất khó để giữ thai.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị bóc tách túi thai

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong tách thai mà mẹ bầu có thể gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Bóc tách thai có thể xuất phát từ việc mẹ bầu đi lại, vận động nhiều
  • Bóc tách thai do mẹ bầu có tiền sử các chứng bệnh như: rối loạn đông máu, cao huyết áp
  • Bóc tách thai do mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung, dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, sẹo ở tử cung, lạc nội mạc tử cung, có tiền sử bị nhau bong non, tách túi thai trước đó
  • Bóc tách thai do mẹ bầu bị dị dạng tử cung: tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng…
  • Bóc tách thai do mẹ bầu lạm dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
  • Bóc tách thai do mẹ bầu nhiễm trùng vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các chất độc kim loại như chì, thủy ngân
  • Bóc tách thai do mẹ bầu gặp những bất thường về nước ối, bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường,…

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng bóc tách thai ở mẹ bầu đó là:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau bụng dưới. Những cơn đau râm ran hoặc đau quạn thắt kèm theo cơn co thắt, đau lưng âm ỉ, kéo dài.
  • Đau bụng bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bóc tách túi thai khi mang bầu có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện, tình trạng bóc tách túi thai khi mang bầu có thể trở nên vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cũng có thể gây xuất huyết nặng, ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Để xác định tình trạng bóc tách túi thai khi mang bầu có nguy hiểm không có thể dựa vào kích thước vùng bóc tách. Mối liên quan giữa tỷ lệ bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm của bóc tách túi thai được biểu hiện như sau:

+ Với tỷ lệ bóc tách túi thai ở mức 10%: Tình trạng này chưa phải quá nguy hiểm. Mẹ bầu chỉ cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưỡng thai của bác sĩ thì khả năng giữ lại thai sẽ là rất cao.

+ Với lệ bóc tách ở mức khoảng 20%: Trường hợp này, khả năng giữ thai sẽ liên quan đến nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu bóc tách bánh nhau nhưng túi phôi vẫn còn và thai vẫn phát triển thì không cần quá lo lắng. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và điều độ, kiêng quan hệ tình dục, ăn uống bồi bổ, tránh đi lại nhiều và tránh stress,… thì sẽ khiến tăng khả năng giữ được thai tăng lên.

Bóc tách túi thai khi mang bầu có nguy hiểm không

+ Với tỷ lệ bóc tách ở mức khoảng 30%: Trường hợp này nếu xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai lưu, động thai, sảy thai có thể lên đến 50%.

+ Với tỷ lệ bóc tách túi thai ở mức 50%: Ở trường hợp này, mẹ bầu cần hết sức chú ý bởi đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Bóc tách túi thai 50% khiến cho nguy cơ sảy thai lên đến 90%, rất khó giữ được thai.

>>> Bạn có thể quan tâm:  Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?

Bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi?

Trên thực tế, tình trạng bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng này. Bởi vậy, khi có biểu hiện của bóc tách thai ở trên, mẹ bầu cần mau chóng tìm đến các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và siêu âm cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp.         

Cách điều trị thai bị bóc tách

Trao đổi về cách điều trị thai bị bóc tách thì theo chuyên gia y tế, chị em rơi vào trường hợp này, nếu tỷ lệ bóc tách túi thai ít và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao.

Trường hợp sau thăm khám và siêu âm, bác sĩ đánh giá tình trạng bóc tách có thể điều trị được thì trong quá trình điều trị để giữ được thai, các mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp bóc tách thai nào cũng điều trị được. Do đó, trong mọi trường hợp, mẹ bầu phải bình tĩnh và hiểu rõ được nguy cơ mà mình đang đối mặt. Nếu tỷ lệ bóc tách trên 50% thì rất khó giữ được thai, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ trao đổi với thai phụ khả năng sống sót của thai, từ đó quyết định tiếp tục hay đình chỉ thai kỳ.

Thai bị bóc tách nên làm gì?

Như đã nêu ở trên, khi gặp trường hợp bóc tách thai, mẹ bầu nên tìm đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín sớm nhất để được thăm khám và siêu âm cụ thể. Từ đó, bác sĩ mới có thể chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Về chế độ sinh hoạt khi bị bóc tách túi thai

  • Hạn chế đi lại, vận động mạnh, tránh mang, vác nặng, không nên leo cầu thang.
  • Trường hợp thai bóc tách trên 30% nên nằm trên giường, gác cao chân.
  • Đảm bảo dùng các loại thuốc dưỡng thai như chỉ định với liều dùng chuẩn xác.
  • Chú ý nghỉ ngơi nhiều, đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nhiều.
  • Không vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến tử cung co bóp có thể khiến tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cố gắng giữ cho tinh thần được thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đủ chất, ưu tiên những ăn thức ăn loãng, dễ tiêu và uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ táo bón.
  • Nên ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ.
  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của túi thai.
  • Tái khám đúng lịch hẹn theo lịch của bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng tiến triển của thai.

Thai bị bóc tách nên làm gì

Về chế độ ăn uống khi bị bóc tách túi thai

Trao đổi về thai bị bóc tách nên ăn gì phục hồi nhanh nhất, chuyên gia y tế đưa ra một số khuyến cáo như sau:

Trong tình trạng này, mẹ bầu nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ cũng như thai nhi. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung đó là: rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu sắt và acid folic, và các loại vitamin như: rau bina, rau cải kale, bưởi, cam, quýt, trứng, sữa, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt,… Mặt khác, các mẹ cũng đừng quên uống đủ nước từ 2lit đến 2.5lit nước/ mỗi ngày, ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm nhưng dễ tiêu.

Đặc biệt, đối với mẹ bầu có tiền sử bị táo bón cần lưu ý: nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, dễ đi đại tiện, tuyệt đối tránh bị táo bón trong giai đoạn này, bởi nếu thai phụ bị táo bón, phải rặn mạnh khi đi đại tiện có thể ảnh hưởng tới cơ tử cung, làm tăng nặng tình trạng thai bóc tách..

Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc tốt cho trường hợp bóc tách túi thai.

  • Cháo gà, gạo nếp mang đến tác dụng an thai, bổ dưỡng, điều trị bóc tách túi thai.
  • Cháo cá chép mang đến tác dụng an thai, tốt cho trường hợp bóc tách túi thai
  • Cháo hạt sen rất giàu dinh dưỡng, tốt cho những mẹ bầu đang gặp tình trạng bóc tách túi thai
  • Cháo bí ngô an thai, hỗ trợ điều trị bóc tách túi thai.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì phục hồi nhanh nhất, hy vọng hữu ích với bạn đọc, giúp bạn đọc thể xác định và nhận biết tình trạng bóc tách thai một các nhanh chóng, từ đó đưa ra phương án khắc phục hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn để thai bị bóc tách nên ăn gì để phục hồi nhanh nhất hoặc gặp rắc rối với tình trạng thai bị bóc tách thì có thể liên hệ với đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế -12 Kim Mã, ba Đình, Hà Nội bằng cách ấn vào ĐÂY hoặc liên hệ đường dây nóng (miễn phí, 24/7): (024)38 255 5990836 633 399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám.

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân phòng khám, Đa khoa Y học Quốc tế làm việc không ngày nghỉ từ 7h30-20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, tết (thông tin bảo mật, chi phí niêm yết công khai minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế).

+ Nguồn tham khảo:

 

Ngày sửa: 04-05-2021

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội