Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
20 Th 10, 2020Hà Thị Huệ
702- 1Tình trạng tiêu chảy khi mang thai
- 2Các nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai
- 3Dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai
- 4Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
- 5Điều trị tiêu chảy khi mang thai như thế nào?
- 6Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai?
- 7Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu
- 8Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy
Bên cạnh tình trạng táo bón thì rất nhiều bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai không biết nguyên nhân do đâu? Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? chữa như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thông tin được cung cấp bởi bác sĩ Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy khi mang thai là dấu hiệu thường gặp, dấu hiệu này khiến không ít mẹ bầu lo lắng, sợ hãi với những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé. Tiêu chảy điển hình với tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Nhưng, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy trên 3 lần/ngày và xuất hiện tiêu chảy kéo dài dẫn tới những nguy hiểm mà mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
Các nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai
Theo bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai, trong đó có những nhóm nguyên nhân phổ biến như sau:
+ Tiêu chảy ở bà bầu do thói quen ăn uống: là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Bởi thực tế, khi biết mình mang thai, mẹ bầu thường thay đổi đột ngột thói quen ăn uống để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Vì ăn nhiều đồ lạ, đặc biệt là chất đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ không thể hoạt động với công suất liên tục, hiệu quả gây nên triệu chứng đau bụng, đi ngoài, điển hình là tiêu chảy.
+ Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ là nguyên nhân gây tiêu chảy: thực chất khi mang thai, các hoocmon trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự biến đổi nhanh chóng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ, dẫn tới sự co bóp của nhu động ruột. Khi nhu động ruột co bóp quá mạnh sẽ gây nên tiêu chảy ở phụ nữ mang thai.
+ Tác dụng phụ của thuốc: khi mang thai, suốt thai kỳ và đặc biệt trong những tháng đầu mang thai, mẹ thường phải bổ sung các loại thuốc như sắt, canxi, vitamin tổng hợp,…một số dẫn tới tình trạng táo bón nhưng một số có thể gây tiêu chảy trong khi mang thai.
+ Dị ứng với độ số đồ ăn, thực phẩm: Việc cơ thể mẹ bầu không dung nạp đủ đường lactose có trong sữa hoặc những trường hợp mẹ bị ngộ độc thực phẩm cũng khiến bà bầu bị đau bụng, tiêu chảy khi mang thai.
+ Do mẹ mắc các bệnh lý đường ruột: trong thời gian mang thai, nếu như mẹ mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… sẽ rất dễ xuất hiện dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy đi ngoài, phân sống, lỏng, nát, đi đại tiện nhiều lần trong ngày….
Dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai
Thông thường, mẹ bầu tiêu chảy sẽ rất dễ nhận biết với tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp là:
- Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội: là dấu hiệu đầu tiên khi mẹ bị tiêu chảy, cảm giác đau bụng quặn quanh rốn khiến mẹ dễ nhầm lẫn với sảy thai hoặc động thai.
- Đi ngoài phân lỏng: là biểu hiện điển hình nhất của tiêu chảy, sau khi đau bụng, thai phụ muốn đi đại tiện ngay lập tức, đi ngoài phân lỏng như nước, phân sống nhiều lần trong ngày.
- Tiêu chảy nhiều lần có thể làm người mẹ bị nôn mửa, kiệt sức, mệt mỏi, miệng khô do mất nước, khát nước….
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
Để trả lời cho câu hỏi “Bà bầu bị tiêu chảy có sao không” bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tiêu chảy khi mang thai nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm. Đầu tiên, mẹ đi ngoài nhiều lần dẫn tới mất nước, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kém ăn, suy kiệt sức lực…..nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới rất nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ.
Đối với thai nhi, nếu mẹ bị tiêu chảy kéo dài có thể khiến em bé bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, bé chậm phát triển, cân nặng kém, thậm chí có thể chết lưu trong bụng mẹ. Nhiều trường hợp do mẹ bị tiêu chảy nhưng tự ý dùng thuốc hoặc cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc kháng sinh để điều trị có thể khiến mẹ không thể giữ được bé dẫn tới bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cũng cao hơn nhiều so với bình thường.
Do vậy, khi có dấu hiệu tiêu chảy khi mang thai, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra lời khuyên bổ ích nhất.
Điều trị tiêu chảy khi mang thai như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, để điều trị hiệu quả tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ, mọi chỉ định điều trị cần hướng tới đảm bảo an toàn cho em bé.
Đa phần các trường hợp tiêu chảy khi mang thai nếu chỉ xuất hiện trong một vài ngày rồi tự khỏi khi mẹ thay đổi thói quen ăn uống thì không có vấn đề gì đáng nghiêm trọng, mẹ có thể được bác sĩ chỉ định bù nước, điện giải, uống oresol bù nước đồng thời ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế đau bụng, khó tiêu.
Tuy nhiên, nếu như mẹ bị tiêu chảy kéo dài, do nguyên nhân vi khuẩn, ví dụ như do vi khuẩn Salmonella, tụ cầu vàng,… thì bác sĩ có thể xem xét cho mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể loại bỏ vi khuẩn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho em bé.
Khuyến cáo: nếu như tình trạng tiêu chảy diễn tiến quá nặng dẫn tới mất nước quá nhiều, cơ thể mẹ suy kiệt sẽ dẫn tới nhiều nguy hiểm, vì thế tuyệt đối mẹ không tự ý mua thuốc sử dụng, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, vì nhiều loại thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi. Mọi chỉ định điều trị hay sử dụng thuốc như thế nào phải do bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám, kê đơn thuốc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ
Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai?
Để phòng tránh hiệu quả tiêu chảy trong thời gian mang thai, mẹ cần phải chú ý đến những điều cơ bản sau đây:
- Ăn uống đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm: Bà bầu cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm tái, sống, không ăn rau sống chưa rửa và ngâm muối sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh… Hạn chế tối đa ăn ngoài quán, thực phẩm ăn sẵn ở cửa hàng không tin cậy, vì có thể nguồn thực phẩm và khâu chế biến thực phẩm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Tránh nhóm thực phẩm có tẩm ướp quá nhiều gia vị, có hàm lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
- Hạn chế tối đa đồ ăn tanh như: cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
- Các thực phẩm nên ăn: mẹ nên ăn bánh mì nướng, bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch….vừa có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể lại đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Uống nhiều nước: mỗi ngày mẹ bầu cần uống nước đã đun sôi để nguội, uống đủ 1,5-2lit trong ngày. Tránh uống nước có gas…
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu
Dưới đây là một số mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu mà dân gian áp dụng, cụ thể như sau:
Chữa tiêu chảy bằng búp ổi
Theo người xưa truyền lại nếu bị tiêu chảy, mẹ có thể dùng búp ổi chữa bằng cách dùng búp ổi non rửa sạch rồi nhai cùng muối hạt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng búp ổi non sắc với gừng, vỏ quýt khô lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Chữa tiêu chảy bằng chè và gừng tươi
Bạn lấy 100g gừng tươi, 5g lá chè khô đem đun với nướng sôi thì cho thêm khoảng 15g giấm gạo, chia làm 3 bữa trong ngày để uống để loại bỏ tiêu chảy khi mang thai.
Sử dụng lá mơ trứng gà
Lá mơ là loại lá tốt, có thể sử dụng làm vị thuốc; lá mơ có vị đắng, chát, tính mát, sát khuẩn. Do vậy mẹ có thể dùng lá mơ rửa sạch, để ráo nước và băm nhỏ lá mơ, cho vào đó 1-2 quả trứng gà thêm chút muối cho vừa miệng rồi mang hấp cách thủy ăn. Ngoài ra, nhiều mẹ dùng lá chuối, đổ trứng lá mơ lên mặt lá chuối rồi mang rán chín. Mẹ có thể ăn ngày 2 – 3 lần, kéo dài 3 – 4 ngày để ổn định đường ruột, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy. Chú ý rằng mẹ không rán bằng dầu mỡ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng nước gạo rang
Mẹo sử dụng nước gạo rang cũng có tác dụng tích cực trong can thiệp tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Theo đó, mẹ dùng 10g gạo rang đã sao vàng, cùng với một chút ngải cứu khô, đường đỏ cho tất cả vào sắc lấy nước uống 1 lần/ngày.
Tuy nhiên, những cách chữa tiêu chảy trên mới chỉ dừng lại ở mẹo vặt, chưa được minh chứng về quả. Do vậy, tốt nhất mẹ bầu đến cơ sở y tế hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho mẹ và bé.
Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy
Khi mang thai bị tiêu chảy, mẹ bầu cần chú ý:
- Mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu, đồ ăn nhạt bao gồm: bánh mì nướng, chuối, gạo, táo, bánh mì nướng,…
- Bổ sung thêm protein có trong các thực phẩm: thịt nạc, cà rốt, sữa chua, khoai tây, ngũ cốc
- Bổ sung lợi khuẩn như: Bacillus subtilis, Bacillus clausii mỗi ngày giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng,…
- Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay, nhiều gia vị…
- Tránh sử dụng nước uống có cồn, đồ uống ga, cafein…
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề bà bầu bị tiêu chảy có sao không, nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số máy (024) 38.255.599 – 083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Diarrhea during pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/diarrhea-remedies#:~:text=Digestive%20difficulties%2C%20such%20as%20constipation,cautious%2C%20it%20can%20cause%20problems. Truy cập ngày: 20/10/2020
+ What to know about diarrhea during pregnancy https://www.medicalnewstoday.com/articles/324941 Truy cập ngày: 20/10/2020
Ngày sửa: 20-10-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]