Sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu có ăn được rau ngót không? [Giải đáp chuyên gia]

Rau ngót là một loại rau phổ biến, được nhiều người ưa thích và lựa chọn làm khẩu phần ăn trong mỗi bữa ăn. Theo các chuyên gia y tế, rau ngót là loại thực phẩm lành tính, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Còn trong đông y rau ngót được dùng như một vị thuốc để điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, bà bầu có ăn được rau ngót không và mang thai mấy tháng có thể ăn được rau ngót, cần lưu ý gì khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để xem câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng nhé!

Bà bầu có ăn được rau ngót không

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót hay còn gọi là bù ngót là một loại cây bụi mọc hoang tại vùng nhiệt đới. Loại rau này thường được mọi người chế biến thành những món ăn ngon và mang nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Theo đông y, rau ngót có tính mát lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt. Trong một số trường hợp nó còn có tác dụng cầm huyết, bồ huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm và sinh cơ.

Rau ngót có vị đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng đối với sức khỏe của mọi người. Trên thực tế, các chuyên gia nghiên cứu cũng cho rằng rau ngót là loại thực phẩm lành, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao. Thông thường, trong 100gr rau ngót sẽ cung cấp:

  • Năng lượng: 35 calo
  • Protein: 5.3g
  • Glucid: 3.4g
  • Celluloza: 2.5g
  • Vitamin C; 185mg
  • Vitamin A: 6.650µg
  • Canxi: 169mg
  • Sắt: 2.7mg
  • Magie: 123mg
  • Mangan: 2.400mg
  • Photpho: 65mg
  • Kali: 457mg
  • Natri: 25mg
  • Kẽm: 0.94mg
  • Đồng: 190 µg

Nhìn những thông tin dinh dưỡng trên có thể khẳng định rau ngót là một loại rau giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe mọi người. Hơn nữa, rau ngót còn là nguồn cung cấp chất xơ quý giúp ruột tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời nó còn có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.

Bản thân rau ngót cũng là loại rau có hàm lượng vitamin A và vitamin C cao hơn hẳn so với các loại trái cây họ cam, bưởi, quýt. Đây chính là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Mặc khác, vitamin C có trong rau ngót chính là nhân tố quan trọng để chữa lành vết thương và giúp cải thiện chức năng của não. Tuy nhiên, lượng vitamin C này sẽ bị biến mất khi rau bị dập nát, vì thế rau sau khi mua về nên dùng luôn để đảm bảo lượng vitamin C trong rau. Còn vitamin A là vitamin cần thiết cho quá trình tăng trưởng, giúp mắt sáng hơn, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Đặc biệt hơn, so với các loại rau khác, hàm lượng protid trong rau ngót khá thấp. Tuy nhiên nó lại loại rau mà người ta hiếm thấy chất protid có trong các loại rau ăn lá.

Bà bầu có ăn được rau ngót không?

Bà bầu có ăn được rau ngót nhật không? Bà bầu 5 tháng có ăn được rau ngót không? Bà bầu có ăn được rau ngót nấu chín không? Bà bầu tháng cuối có ăn được rau ngót không? … Đây là những vấn đề rất nhiều mẹ bầu quan tâm đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Như đã nói ở trên, rau ngót mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Nhưng đối với phụ nữ có bầu việc ăn rau ngót khi mang thai vẫn có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe mẹ và bé. Bởi trong rau ngót có chứa thành phần papaverin, trong khi đó, dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Do đó những phụ nữ mang thai có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh trong ống nghiệm tốt nhất nên hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp thai phụ có sức khỏe bình thường, mẹ bầu vẫn có thể ăn rau ngót với số lượng không vượt quá 30gr mỗi ngày. Đồng thời, trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn rau ngót bởi lúc này cơ thể đang phải chịu rất nhiều sự thay đối, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu.

Tác hại của rau ngót đối với sức khỏe bà bầu

Trong thời gian mang thai việc bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi hấp thụ được nhiều loại vitamin và khoáng chất. Dẫu vậy, đối với rau ngót, mẹ bầu cũng cần chú ý đến tác hại của chúng để tránh:

+ Rau ngót gây sảy thai: Dù từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào nói rằng ăn rau ngót sẽ gây xảy thai, tuy nhiên với lời khuyên phụ nữ mang thai không nên dùng papaverin thì mẹ bầu nên tránh xa rau ngót. Vì trong rau ngót tươi có chứa một lượng lớn papaverin, chất kích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai. Trong dân gian, các cụ cũng từng khuyên người sau, phụ nữ sau sinh, sau xảy thai, sau nạo phá thai nên uống nước rau ngót để chữa sót nhau thai. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi, tốt nhất không nên dùng rau ngót tươi mà thay vào đó nên nấu chín để đề phòng nguy cơ sảy thai.

Tác hại của rau ngót đối với sức khỏe bà bầu

+ Rau ngót làm cản trở sự hấp thụ canxi và photpho: Kết quả của quá trình trao đổi chất từ rau ngót sẽ tạo ra chất Glucocorticoid, chất này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm khác mẹ bầu ăn kèm.

+ Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ: Các chuyên gia khuyến cáo ăn rau ngót tươi ngoài việc có thể gây sảy thai nó còn khiến cho mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém và khó thở. Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể ăn nhưng nên đun sôi và nấu chính để phòng chống những tai hại không mong muốn.

Mang thai mấy tháng có thể ăn được rau ngót

Mẹ bầu có ăn được rau ngót không? Việc ăn hay không ăn rau ngót sẽ tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu và từng giai đoạn của thai kỳ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn rau ngót. Sau 3 tháng thì vẫn có thể dùng rau ngót dưới dạng nấu chính. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn nhiều, sử dụng với lượng vừa phải và chỉ thỉnh thoảng, không nên ăn thường xuyên để tránh hậu quả đáng tiếc. Bởi trung bình trong 100gr rau ngót có chứa tới 580mg papaverin, vì thế nếu ăn nhiều rau ngót trong một bữa ăn có thể gặp phải tác dụng phụ của chất này gây ra.

Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai

Rau ngót tuy tốt, nhưng đối với một số đối tượng, đặc biệt là mẹ bầu nên bỏ túi một số lưu ý sau khi ăn rau ngót nhé:

  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non hay sảy thai tuyệt đối nên tránh xa rau ngót.
  • Với những mẹ bầu mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng cần tránh xa loại rau này.
  • Không nên ăn rau ngót trong ba tháng đầu mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
  • Không sử dụng rau ngót tươi. Mẹ bầu nên chế biến rau ngót rồi mới ăn. Khi chọn mua rau ngót, mẹ nên chọn những loại ra ngót sạch, tươi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất mẹ nên mua rau ngót tại những nơi bán rau uy tín, không nên tham rẻ mà mua bất chấp rau đó không tốt. Không mua những lá rau ngót bị xoăn lại hoặc lá có hình dạng bất thường vì có thể đó là rau ngót được trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Ngoài ra, rau ngót cũng dễ trồng nên mẹ bầu có thể trồng rau ngót tại nhà ăn cho đảm bảo.

Những loại rau tốt cho bà bầu mà bạn có thể chọn thay cho rau ngót

Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cơ thể có được những dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu như mẹ bầu không ăn được rau ngót thì mẹ có thể tham khảo các loại rau dưới đây để bổ sung thêm dưỡng chất nhé.

Súp lơ xanh

Một nghiên cứu cho thấy, trong súp lơ xanh chứa nhiều khoáng chất như axit folic, magie, photpho cùng với đó là một loạt các loại vitamin thiết yếu, những dưỡng chất này sẽ đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh, hạn chế tốt nhất nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng,… Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn súp lơ xanh còn giúp kiểm soát cân nặng, giúp thai phụ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và phòng chống bệnh loãng xương.

Rau cần

Rau cần là loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như carotene, canxi, photpho, sắt, axit nicotinic, vitamin B, vitamin C cùng với đó là hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thành và giảm huyết áp cho bà bầu. Trong Đông Y, rau cần còn được xem như một vị thuốc tự nhiên giúp mẹ bầu giảm ho, chống viêm, long đờm,… Vì thế trung bình mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 bữa để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé.

Những loại rau tốt cho bà bầu

>> Bạn có thể quan tâm:

Bí xanh

Bí xanh có công dụng giúp thải độc, thanh nhiệt tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bí xanh cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai ba tháng cuối bởi trong giai đoạn này, mẹ bầu thường xuyên thường xuyên gặp tình trạng phù chân do tĩnh mạch trong cơ thể bị chèn ép. Vì thế, mẹ bầu nên hàm bí xanh với thịt nạc hoặc cá chép để giảm nhẹ chứng phù chân. Ngoài ra, uống nước bí xanh cũng giúp bà bầu chống khát nước và lợi tiểu rất tốt.

Rau dền đỏ

Để phòng chống thiếu máu trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể ăn rau dền vì trong rau dền có chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, nguyên nhân chính gây suy thai và thai nhi thiếu dinh dưỡng, chậm lớn. Bên cạnh đó, trong rau dền còn cung cấp các dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin B12, vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.

Rau chân vịt

Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nếu thiếu rau chân vịt sẽ là một sai sót lớn. Loại rau được mệnh danh là “thực phẩm vàng’ cho mẹ bầu với hàm lượng axit folic, kali, kẽm, magie, sắt, cùng với canxi và vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin)…. nhờ đó mà chúng có khả năng ngăn ngừa táo bón, quản lý bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa ung thư,… Đặc biệt, rau chân vịt còn giúp thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và não bộ và hình thành hệ xương chắc khỏe cho bé.

Cải thìa

Cải thìa có chứa hàm lượng sắt rất lớn, giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu khi mang thai. Ngoài ra, cải thìa còn là thực phẩm kháng viêm vô cùng tốt, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và tim mạch.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được rau ngót không và mang thai tháng thứ mấy ăn được rau ngót. Đặc biệt khi mang thai, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng, vì thế bà bầu cần phải xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và tốt hơn để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé nhé!

+> Nguồn tham khảo:

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội