Sức khỏe mẹ và bé

Bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không? [Tư Vấn Dinh Dưỡng]

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện thì chế độ ăn uống của bà bầu đóng vai trò rất quan trọng. Bởi trong thời gian mang thai bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung thì mẹ bầu cũng cần phải kiêng khem rất nhiều món. Vậy bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không? để có được câu trả lời cho vấn để này, mời các mẹ bầu hãy cùng tham khảo nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ xanh

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Loại quả này thường có màu xanh, nhiều mủ trắng nhưng khi chín thì không còn mủ và có màu vàng, cam hoặc cam đỏ. Từ lâu, công dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe, khiến cho nó trở thành một loại trái cây được rất nhiều người ưa thích.

Đu đủ được đánh giá là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất vì có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đu đủ xanh có chứa nhiều vitamin C, vitamin B1, B2, các acid gây men và các khoáng chất cần thiết khác như canxi, magie, sắt, kẽm, chất xơ….trong đó thành phần pectin với hàm lượng cao có trong đu đủ xanh tác dụng tốt thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Bên cạnh đó, đu đủ xanh còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, bệnh hen suyễn, ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch; tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm cân,…

Không những thế, trong Đông y, đu đủ xanh được xem như một vị thuốc có tác dụng mát gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc….đặc biệt là tác dụng nhuận tràng

Bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không?

Về vấn đề này bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – chuyên khoa cấp I  chuyên ngành Sản phụ khoa hiện đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: “mặc dù đu đủ xanh có tác dụng rất tốt nhưng đối với phụ nữ mang thai nói chung và bầu 5 tháng nói riêng thì tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh. Thay vào đó, bà bầu nên ăn đu đủ chín,  khác với đu đủ xanh, trong đu đủ chín có chứa đến 70% là nước, 13% là đường, các axit hữu cơ, vitamin A, C, canxi, sắt, magie….đu đủ chín còn cung cấp vitamin B, kali và chất xơ dồi dào. Vì vậy, khi bổ sung đu đủ chín bà bầu nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón khi mang thai
  • Giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, hấp thụ được chất chống oxy hóa tốt.
  • Cung cấp nguồn vitamin đa dạng, tốt cho tóc, mắt, da, tốt cho quá trình chuyển hóa và giúp thai phát triển chiều cao, thị giác và hệ thần kinh.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng hemoglobin với tác dụng hấp thụ oxy dễ dàng, cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Ngăn ngừa chuột rút, bảo vệ răng miệng, viêm nướu, sâu răng ở bà bầu.

>>>Tìm hiểu thêm: Mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục

Tại sao nên tránh ăn đu đủ xanh khi mang thai?

Điều này được lý giải là bởi trong đu đủ xanh có chứa chất papain, PLE có thể dẫn tới co bóp tử cung gây động thai, thậm chí sảy thai. Mặt khác, trong nhựa đu đủ xanh có chứa nhiều enzyme và mủ có thể khiến tình trạng xuất huyết hay phù nề trở nên nghiêm trọng hơn trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng, có thể gây sinh non.

Tại sao nên tránh ăn đu đủ xanh khi mang thai

Hơn nữa, các thành phần prostaglandin và oxytocin trong đu đủ xanh là những chất kích thích sự co bóp tử cung, cần thiết cho quá trình sinh nở tự nhiên. Nếu nạp quá nhiều chất này sẽ dẫn tới co bóp mạnh dẫn đến sinh non. Đồng thời, chất chymopapain trong đu đủ xanh cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý không nên ăn hạt đu đủ. Nguyên nhân là do trong hạt đu đủ có chứa chất độc carpine. Nếu nạp 1 lượng lớn chất này sẽ làm rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thống thần kinh. Mặt khác, đu đủ có tính hàn nên mẹ bầu không ăn đu đủ lạnh.

Đây chính là lý do mà bà bầu được các chuyên gia khuyến cáo nên tránh xa đu đủ xanh dù ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu.

Những thực phẩm khác bà bầu nên tránh khi mang thai

Bên cạnh đu đủ xanh thì thì trong thời gian mang thai, bà bầu cũng cần tránh ăn một số loại thực phẩm khác như:

+ Cá hàm lượng thủy ngân cao: Cá ngừ, cá thu, cá kiếm, cá mập,… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé

+ Các loại thịt chưa nấu chín: Vì các loại thịt tái sống có chứa vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín.

+ Mướp đắng: Các chất như Quinine, Medicine,… trong mướp đắng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, đặc biệt mẹ cần kiêng trong 3 tháng đầu.

+ Dứa: Tương tự như đu đủ, loại quả này cũng chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.

+ Nhãn: Nhãn chứa nhiều glucose. Do đó nếu bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón và nổi mụn.

+ Khoai tây mọc mầm: Khoai tây mọc mầm có chứa chất Solanin một trong những chất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai.

+ Gan động vật: Mặc dù chúng giàu sắt và vitamin A. Nhưng với bà bầu trong quá trình mang thai mà cơ thể đã hấp thụ vitamin A sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.

+ Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng: Lý do là bởi các sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng đều có chứa vi khuẩn Listeria gây sẩy thai.

Những thực phẩm khác bà bầu nên tránh khi mang thai

+ Các loại rau sống: Rau sống là nơi chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli,… có nguy cơ gây ngộ độc. Do đó, khi mang thai các bà bầu nên hạn chế, tốt nhất là không ăn các loại rau sống.

+ Rau ngót: Được biết đến là loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ. Thế nhưng trong rau ngót lại có chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

+ Măng tươi: Chất cyanide có trong măng tươi cũng là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc hoặc có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất chua, trà, cafe và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện … cũng là những thứ mà mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng.

>>>Tìm hiểu thêm: Những loại rau khiến bà bầu sảy thai

Bà bầu nên ăn loại trái cây nào?

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, trái cây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn các loại trái cây sau.

+ Chuối chín: Ngoài việc hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại thì việc ăn chuối còn giúp bà bầu ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút. Nhưng mẹ cần lưu ý là không ăn chuối khi đói vì chúng có thể phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.

+ Các loại trái cây có múi: Với hàm lượng vitamin C và axit folic cao, các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… được biết đến như một loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc, lợi tiểu cho bà bầu. Hơn nữa, folate giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh. Không chỉ vậy, với vị chua đặc trưng, các loại quả này còn giúp mẹ giảm ốm nghén.

+ Những loại quả mọng: Những loại quả mọng nước như dâu tây, mâm xôi, việt quất,…  có chứa nhiều vitamin C, folate, carbohydrate (tinh bột), chất xơ và những chất chống oxy hóa. Vì vậy giúp cung cấp nước cho cơ thể. Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bà bầu nên ăn loại trái cây nào

+ Kiwi: 1 quả kiwi chứa tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt với các bà bầu. Theo đó, kiwi có tác dụng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tăng cường phát triển hệ thần kinh cho thai nhi, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy vậy, bà bầu cần lưu ý chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ngày. Trường hợp nếu mẹ bị sỏi thận thì không nên ăn kiwi vì có chứa oxalate trong đó.

+ Táo: Táo là loại trái cây luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho bà bầu vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tanin và chất xơ. Hơn nữa, ăn táo còn giúp bà bầu giữ dáng mẹ bầu, tránh thừa cân, béo phì,…

+ Ổi: Đây là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên việc ăn ổi trong khi mang thai có thể giúp bà bầu thư giãn cơ, tốt cho hệ tiêu hóa, và giảm tình trạng táo bón.

+ Bơ: Không chỉ có chứa nhiều axit folic mà bơ còn chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nên bơ có tác dụng giúp giúp bà bầu cung cấp năng lượng và giúp ngăn ngừa những khuyết tật ống thần kinh, phát triển trí não và thần kinh, xây dựng mô da, mô não trong sự phát triển của thai nhi, giảm đau do chuột rút ở chân,… và hàm lượng chất béo lành mạnh trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

+ Lựu: Không chỉ giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da mà đây còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Có nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mẹ bầu ăn lựu khi đang mang thai sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé. Nhưng đây là loại quả có lượng calo cao nên bà bầu chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 1 cốc nước ép lựu/ngày.

+ Nho: Ngoài lượng vitamin A dồi dào giúp ích cho quá trình trao đổi chất, bà bầu ăn nho còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể như folate, kali, phốt pho,…

Ngoài ra, quả roi, thanh long, lê, hồng xiêm, sung, xoài, dưa hấu,… cũng đều là những loại trái cây rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, khi ăn các loại trái cây các bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Trái cây sau khi mua về nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hóa chất.
  • Nên kết hợp nhiều loại trái cây, tránh ăn một loại quá nhiều. Để tránh nhàm chán khi ăn, bà bầu có thể thêm một chút dầu oliu hoặc sữa chua sẽ giúp bạn đổi vị và làm món trái cây hấp dẫn hơn.
  • Để trái cây ở những nơi dễ thấy.
  • Thay vì ăn trái cây tươi, bạn có thể uống nước ép hoặc sinh tố trái cây.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho chị em có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.39902438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Nguồn tham khảo: 

+ Is It Safe to Eat Papaya While Pregnant? https://www.healthline.com/health/papaya-in-pregnancy Truy cập ngày: 29/10/2020
+ Papaya (Papita) During Pregnancy: How Safe is It? https://parenting.firstcry.com/articles/papaya-papita-during-pregnancy-how-good-it-is-for-you/ Truy cập ngày: 29/10/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội