Măng cụt bao nhiêu calo? Ăn măng cụt có béo không?
20 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
12180Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thanh mát, kết hợp giữa vị ngọt và chua nhẹ nên măng cụt là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn khi ăn loại quả này và thắc mắc không biết măng cụt bao nhiêu calo? Ăn măng cụt có béo không? nếu bạn cũng có chưng thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Măng cụt có chất gì?
Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề măng cụt bao nhiêu calo? ăn măng cụt có béo không? chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về loại quả này.
Theo đó, măng cụt (có tên khoa học là Garcinia mangostana) hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được và mọc chủ yếu ở Đông Nam Á, tây nam Ấn Độ và các khu vực nhiệt đới khác như Colombia, Puerto Rico và Florida,… Cây cao từ 6 đến 25 m.
Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột có màu trắng ngà, mọng nước, hơi xơ và chia thành nhiều múi, có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm. Trong mỗi quả, phần thịt có mùi thơm ăn được bao quanh mỗi hạt là vỏ quả trong thực vật, tức là lớp bên trong của bầu nhụy. Hạt có hình quả hạnh và kích thước nhỏ.
Theo một số nghiên cứu khoa học thành phần dinh dưỡng trong măng cụt còn có hàm lượng chất rắn hòa tan 16,8%, axit xitric 0,63%, ngoài ra còn chứa các vitamin B1, B2, C4 và các khoáng chất khác. Ngoài ra, măng cụt rất giàu protein, sắt, phốt pho, lipit,… nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.
Măng cụt có vitamin C không?
Hàm lượng protein, lipit dồi dào, măng cụt có tác dụng hỗ trợ và bồi bổ sức khỏe, rất tốt đối với những người ốm, người suy dinh dưỡng… Bên cạnh đó đây cũng là loại trái cây chứa rất nhiều các loại vitamin cần thiết đối với cơ thể con người trong đó có vitamin C một thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng quá trình sản xuất collagen trong cơ thể, cải thiện làn da… Theo tính toán lượng vitamin C chứa trong quả măng cụt thường là 3mg.
Ăn măng cụt có nóng không?
Trong măng cụt ngoài các chất dinh dưỡng ra thì đây cũng là một loại trái cây có chứa hàm lượng đường lớn. Vì vậy, nhiều người cho rằng ăn măng cụt có thể gây nóng cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, khái niệm gây nóng cơ thể của măng cụt rất mơ hồ và cho đến nay vẫn chưa có một khẳng định nào từ phía chuyên gia. Ngoài ra, việc ăn măng cụt nóng không? còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tuy nhiên, phần lớn cho thấy rằng, ăn nhiều măng cụt sẽ gây nóng cho cơ thể bởi, cơ thể hấp thụ nhiều calo từ măng cụt sẽ phát sinh ra năng lượng, bạn sẽ bị mọc mụn, bứt rứt. Do đó, bạn có thể ăn măng cụt với các loại thực phẩm có tính hàn khác để tránh gây hại cho cơ thể
Măng cụt có tác dụng gì?
Từ những thành phần dinh dưỡng trong măng cụt cung cấp cho cơ thể vừa nêu trên, các chuyên gia cho biết măng cụt có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như:
+ Tăng cường sinh lực: Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.
+ Chống lão hóa: Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống.
+ Phòng ngừa ung thư: Chất Garcinone E trong vỏ quả măng cụt đã được chứng minh về khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ở gan, phổi và dạ dày. Bên cạnh đó, hợp chất xanthone cũng giúp giảm tác hại của các gốc tự do, tiêu diệt các tế bào ác tính.
+ Giúp tinh thần thêm minh mẫn: Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của tinh thần. Hơn nữa, nó đã chứng minh cho thấy khả năng cải tiến sự bén nhạy.
+ Giảm mùi hôi của hơi thở: Do thành phần xanthones trong vỏ măng cụt có khả năng diệt khuẩn. Nên khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt có tác dụng giúp làm giảm mùi thức ăn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng và mang lại hơi thở thơm tho hơn.
+ Giảm cholesterol: Những nghiên cứu đã chỉ ra kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài măng cụt hơi đắng. Do đó, trong Đông y thường kết hợp nó với một số vị khác để làm thuốc.
+ Giúp làm đẹp da: Măng cụt còn được ví như một loại “thần dược” làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Loại quả này giúp giảm các chứng bệnh về da như mụn, nấm, viêm da,… đồng thời có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.
+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua hiệu năng chống vi thể và chống lão hóa. Khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.
+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Xanthones có thể giúp làm bền các tế bào và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa thức ăn thành một dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Cùng với đó là chất xơ có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ngày cả ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.
Mặt khác, chiết xuất từ vỏ quả có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nên có tác dụng chữa trị tiêu chảy và chữa lỵ rất tốt.
>>>Lưu ý: Mặc dù có tác dụng rất tốt nhưng nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đầy thì không nên ăn măng cụt:
- Những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng với các loại trái cây.
- Những người đang điều trị ung thư bằng xạ trị vì trong măng cụt có chứa một số chất gây ảnh hưởng không tốt đến liệu pháp xạ trị.
- Những người đang có bệnh về tiêu hóa, khó tiêu không nên ăn nhiều vì có thể gây tiêu chảy, táo bón.
- Những người bị đa hồng cầu.
- Măng cụt cũng không phù hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ trong giai đoạn cho con bú và trẻ sơ sinh.
Măng cụt bao nhiêu calo?
Măng cụt bao nhiêu calo? 1 quả măng cụt bao nhiêu calo? Măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây vì vị ngon, ngọt, bổ dưỡng mà nó mang lại. Theo trang cung cấp hàm lượng thực phẩm fatsecret.com cho biết, 1 quả măng cụt có chứa khoảng từ 30 – 40 calo và không chứa chất béo bão hòa cũng như cholesterol.
Còn trong 100g măng cụt có chứa khoảng 73 calo. Như vậy tương đương 1kg măng cụt sẽ chứa khoảng 730 calo. Thông thường 1 quả măng cụt sẽ nặng tầm 50g như vậy calo trong 1 quả măng sẽ khoảng 36 calo.
Ăn măng cụt có béo không?
Thực phẩm là yếu tố giúp bạn xác định thực phẩm đó ăn vào có gây béo hay không? Vậy với lượng calo như vậy thì ăn măng cụt có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành sẽ cần nạp vào cơ thể 2000 calo/ngày để hoạt động bình thường. Tương đương mỗi bữa bạn sẽ cần nạp cho cơ thể 667 calo (nếu ngày ăn 3 bữa). Trong khi đó, để ăn no với măng cụt bạn sẽ cần ăn khoảng 15 quả măng cụt và không ăn thêm bất kỳ món ăn gì khác. Lúc này, bạn sẽ nạp vào cơ thể từ 450 – 600 calo. Lượng calo này ít hơn so với lượng calo mà bạn cần trong 1 bữa ăn.
Như vậy, đối với câu hỏi ăn măng cụt có béo không? Câu trả lời là không. Ngược lại nếu ăn măng cụt theo đúng cách còn hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân. Điều này được giải thích là bởi trong măng cụt có chứa thành phần xanthones. Thành phần xanthones có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hạ huyết áp. Cholesterol xấu trong máu khi bị lão hóa sẽ tạo một lớp mảng bám trong mạch máu, gây hại cho quá trình tuần hoàn máu.
Nhờ kháng thể xanthones làm giảm sự ảnh hưởng cholesterol xấu chống lại bệnh béo phì, thích hợp cho người giảm cân. Ngoài ra, loại quả này còn rất giàu chất xơ (100g cung cấp khoảng 13% RDA), rất quan trọng đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân.
>>> Xem Thêm:
- Ăn bưởi có béo không? Ăn bưởi đúng cách để giảm cân hiệu quả
- Ăn hồng xiêm có béo không?
- Ăn dưa lê có béo không? Bí quyết giảm cân từ dưa lê
Ăn măng cụt nhiều có mập không?
Mặc dù măng cụt có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó. Trường hợp nếu ăn măng cụt nhiều và ta ăn măng không đúng cách thì các bạn hoàn toàn có thể bị mập. Không những thế, việc ăn nhiều măng cụt còn có thể khiến bạn gặp một số vấn đề như:
- Mặc dù măng cụt có tính hàn nhưng nếu ăn nhiều quá sẽ bị nóng trong, dị ứng nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa,… thậm chí còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
- Nhiễm axit lactic là một trong những hiện tượng khi ăn quá nhiều măng cụt. Khi bị nhiễm axit lactic trong máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, cơ thể yếu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây sốc.
- Trong măng cụt chứa thành phần xanthone có thể gây cản trở quá trình đông máu, gây hiện tượng khó đông máu.
- Gây độc thần kinh, bởi chất xanthone trong măng cụt có thể độc hại và gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Nếu kết hợp với các loại thảo dược và các loại thuốc khác có thể gây buồn ngủ quá mức.
Nói tóm lại việc ăn măng cụt nhiều hoàn toàn có thể khiến bạn mập lên, đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh việc ăn măng cụt tăng cân các bạn chỉ nên ăn một lượng măng cụt vừa phải kết hợp chế độ ăn khoa học và tập luyện hợp lý.
Cách ăn măng cụt giảm cân hiệu quả
- Ăn quả măng cụt trực tiếp: Đây là cách đơn giản nhất và cũng giữ được nguyên vẹn hương vị tươi ngon của quả măng cụt. Nhưng bạn cần chú ý là không ăn quá nhiều và không nên ăn khi quá đói để không bị sót ruột.
- Sinh tố măng cụt: Các bạn có thể thực hiện bằng cách tách vỏ măng cụt và lấy các múi bên trong, tách hạt, rồi sau đó cho vào máy xay. Có thể kết hợp cùng các loại trái cây khác để tăng hương vị cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như táo, dứa,…
- Salad măng cụt: Bạn chỉ cần lấy 2 quả măng cụt, 1 quả cà chua, 1 quả táo, 1 cây xà lách, nước trộn salad là đã có 1 suất salad măng cụt giúp thanh lọc máu và giảm cholesterol.
Một số lưu ý khi ăn măng cụt
Mặc dù có tác dụng rất tốt nhưng nếu bạn chưa ăn đúng cách sẽ dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đem lại lợi ích khi ăn măng cụt bạn đọc nên chú ý một số vấn đề sau:
- Khi bóc vỏ nên chú ý không để nước ở vỏ tím chảy vào trong múi nó sẽ gây đắng, ảnh hưởng tới vị ngon của măng cụt
- Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây dị ứng, da mẩn đỏ…Ngoài ra còn có thể gây táo bón bởi măng cụt chứa nhiều cellulose
- Măng cụt chứa hàm lượng kali tương đối cao, chính vì vậy những người mắc bệnh thận và tim nên hạn chế ăn loại trái cây này
- Ngoài ra hàm lượng đường có trong thành phần của măng cụt được đánh giá tương đối cao, nên những người mắc bệnh tiểu đường, những người béo phì nên ăn ít
- Để giảm cân bằng cách ăn măng cụt bạn nên áp dụng chế độ ăn măng cụt trong vòng 2 tuần liên tiếp sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục thực hiện tránh trường hợp dư thừa axit lactic. Và nên kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên để mang lại hiệu quả giảm cân cao nhất
Cách lựa chọn măng cụt tươi ngon
Để lựa chọn được cho mình những quả măng cụt tươi ngon, các bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Đầu tiên là bạn không nên chọn mua những quả to, thường những quả này sẽ có nhiều hạt, ăn không ngon. Vậy nên, nên chọn những quả vừa phải, quả sẽ đặc ruột, nhiều múi, hạt nhỏ và ngon hơn.
- Bạn nên chọn những quả măng cụt có càng nhiều múi càng tốt, bởi thường những quả này sẽ rất ít hạt hoặc hạt thường nhỏ. Để kiểm tra số múi các bạn có thể thực hiện bằng cách đếm số cánh hoa thị dưới đáy quả, có bao nhiêu cánh thì sẽ có bấy nhiêu múi.
- Khi chọn quả bạn nên nhìn vào vỏ của chứng, thường những quả có vỏ rám nâu và sần sùi sẽ ngon hơn so với những quả khác. Đồng thời, dùng tay ấn một vòng quả, nếu thấy quả mềm đều, dễ ấn thì chứng tỏ quả đó vừa chín tới vừa ăn. Ngược lại, nếu quả cứng thì là do quả còn non, khi ăn thịt sẽ bị sượng. Hoặc nếu quả có chỗ mềm chỗ cứng không đều thì tức là do quả bị chai hỏng.
- Một điều nữa là bạn nên chọn mua những quả măng cụt có vệt mủ màu vàng bám bên ngoài, vì theo kinh nghiệm từ người bán thì quả có vệt mủ màu vàng bám bên ngoài càng nhiều thì quả đó càng già và khi ăn sẽ ngọt hơn.
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề măng cụt bao nhiêu calo? ăn măng cụt có béo không ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
+ Nguồn tham khảo: 11 Health Benefits of Mangosteen (And How to Eat It) https://www.healthline.com/nutrition/mangosteen Truy cập ngày: 20/11/2020
Ngày sửa: 20-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]