Ăn khoai mì có mập không? Khoai mì có bao nhiêu calo?
06 Th 01, 2021Đinh Thị Quỳnh Huế
23371Khoai mì (hay sắn) là cây lương thực ăn củ sống lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ Latinh. Khoai mì được nuôi trồng phát triển mạnh tại nước ta với năng suất cao và khá ưa chuộng. Ngoài cách hấp, luộc thông thường, bạn còn có thể làm bánh khoai mì nước cốt dưa, khoai mì chiên hay chè khoai mì dừa nạo đều ngon và no. Để tìm hiểu thêm về khoai mì, biết ăn khoai mì có mập không, khoai mì bao nhiêu calo, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.
Khoai mì có bao nhiêu calo?
Khoai mì (phương ngữ miền Nam) hay sắn (phương ngữ miền Bắc) thuộc họ Đại kích bắt nguồn từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latinh và được trồng từ cách đây khoảng 5.000 năm về trước. Cây khoai mì cao 2 – 3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ, tích lũy tinh bột nên được xem là cây lương thực ăn củ. Thời gian sinh trưởng khoảng 6 – 12 tháng, thậm chí 18 tháng tùy giống, vụ hay địa bàn trồng.
Hiện nay, khoai mì được trồng trên 100 nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng khoai mì trên thế giới (7,71 triệu tấn).
Về mặt dinh dưỡng, khoai mì rất giàu carbohydrate. Cụ thể 100 gram khoai mì chứa khoảng 112 calo, trong đó 98% lượng calo này đến từ carbohydrate. Số còn lại chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, vitamin A, B1, B2, B3, C, phốt pho, sắt…
Ăn khoai mì có mập không?
Vì khoai mì chứa hàm lượng calo cao, cao hơn nhiều so với những loại rau củ khác nên nếu ăn khoai mì với số lượng nhiều hay ăn thường xuyên, bạn có thể bị tăng cân. Để tránh tăng cân khi ăn khoai mì, bạn cần điều chỉnh lượng ăn từ các món ăn khác cho phù hợp.
Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo để duy trì các hoạt động cần thiết. Nếu ăn 100 gram khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.888 – 2.088 calo từ các món ăn khác. Còn nếu ăn 200 gram khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.776 – 1.976 calo từ các món ăn khác.
Ăn khoai mì có giảm cân không?
Khoai mỳ có mập không? Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã có lời giải đáp. Vậy còn vấn đề ăn khoai mì có giảm cân không thì sao? Vấn đề này cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn khoai mì đúng cách với liều lượng hợp lý có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ khiến chúng ta cảm thấy no nhanh, hạn chế nạp thêm thức ăn vào cơ thể đồng thời giảm cơn thèm ăn trong ngày.
Khoai mì có tác dụng gì?
Khoai mì mang tới nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp nhưng không phải ai cũng biết. Một số tác dụng gì của khoai mì phải kể đến là:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong khoai mì giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, loại bỏ độc tố, giảm viêm trực tràng.
- Tốt cho mắt: Khoai mì chứa vitamin A giúp cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt như khô mắt, suy giảm thị lực…
- Tốt cho não: Dưỡng chất trong khoai mì giúp não bộ cải thiện các chức năng, đẩy lùi tình trạng lờ đờ, ù lì.
- Chắc khỏe xương: Vì chứa vitamin D, canxi và kẽm nên ăn khoai mì góp phần giúp xương chắc khỏe, cứng cáp, tăng mật độ xương, tránh loãng xương.
- Làm mềm và sáng da: Vỏ khoai mì được xem là phương thuốc tuyệt vời cho làn da, giúp làn da loại bỏ dầu thừa, thu nhỏ lỗ chân lông, trẻ hóa, mềm mại, mịn màng và sáng màu hơn. Để làm đẹp da, bạn cần phơi khô vỏ khoai mì rồi đem tán thành bột. Trộn bột vỏ khoai mì với nước thành hỗn hợp bột nhão rồi thoa đều lên mặt trong 20 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước là xong.
- An toàn cho người bị dị ứng gluten: Khoảng 10% người trên thế giới bị dị ứng gluten dẫn tới các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh, đường ruột… Khoai mì là một trong những thực phẩm giàu tinh bột an toàn với những người này.
- Cải thiện chứng đau nửa đầu: Do chứa vitamin B2 nên khoai mì có tác dụng giảm đau nửa đầu, đau nguyên đầu hiệu quả.
- Tẩy giun sán: Ăn khoai mì có thể giảm bớt sự quấy phá của giun sán trong hệ tiêu hóa của bạn.
- Cải thiện tình trạng chán ăn: Carbohydrate và chất xơ trong khoai mì giúp bạn lấy lại sự thèm ăn. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi ăn uống, bạn có thể bổ sung thêm ít khoai mì vào bữa ăn của mình.
- Giảm huyết áp: Một số dưỡng chất trong khoai mì rất tốt cho sức khỏe thần kinh và huyết áp, giúp giảm huyết áp hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những người bị huyết áp cao.
Một số vấn đề thú vị liên quan tới việc ăn khoai mỳ
Ăn khoai mì có bị nổi mụn không?
Vì sợ nổi mụn nên nhiều người khá quan tâm tới chế độ ăn uống bởi thực tế là chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới làn da. Nếu ăn phải những đồ ăn có tính nóng hay quả có tính nóng thì rất dễ gây nóng trong, nổi mụn.
Cụ thể, khi bị nổi mụn, bạn nên kiêng những thứ sau
- Đồ nếp
- Đậu phộng
- Rau muống
- Thịt bò
- Bánh mì
- Sữa tươi
- Đồ uống chứa cồn hay chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Gia vị cay nóng
- Đồ ăn cay nóng
- Đồ ngọt
- Đồ quá mặn
- Tinh bột
- Trái cây có tính nóng như nhãn, mít, sầu riêng, chôm chôm….
Thay vào đó, bạn nên bổ sung sữa chua, trà atiso, chuối, bột yến mạch, mật ong, dầu dừa, nha đam, bột sắn dây, cá, cà chua, cà rốt, gan động vật, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và trái cây có tính mát.
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu hay bằng chứng nào cho thấy ăn khoai mì có thể gây nổi mụn. Do đó, nếu đang bị mụn, bạn vẫn có thể ăn loại củ này.
Ăn khoai mì có bị mưng mủ không?
Khoai mì không gây mưng mủ nên bạn hoàn toàn có thể ăn khoai mì khi có vết thương hở.
Để nhanh lành vết thương hơn đồng thời tránh tạo sẹo xấu, bạn nên ăn nhiều rau củ quả như khoai lang, bắp cải, súp lơ, mướp, cà rốt, cà chua hay cam… Bên cạnh đó là tránh xa rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt gà và trứng.
- Không ăn rau muống khi có vết thương hở: Rau muống chứa chất Madecassol có khả năng làm đầy vết thương một cách nhanh chóng. Vì vậy, ăn rau muống khi có vết thương sẽ khiến bạn hình thành sẹo lồi gây xấu xí, mất thẩm mỹ.
- Không ăn hải sản, đồ tanh khi có vết thương hở: Ăn hải sản, đồ tanh khi có vết thương hở sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy, khó chịu ở vết thương đồng thời khiến vết thương lâu lành, hình thành sẹo xấu.
- Không ăn thịt gà khi có vết thương hở: Tuy giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng rộng rãi ở Việt Nam nhưng thịt gà lại là thực phẩm không tốt với những người có vết thương hở. Ăn thịt gà khi có vết thương hở sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.
- Không ăn trứng khi có vết thương hở: Trứng có đặc tính đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen đùn da thừa thái quá dẫn tới hình thành sẹo lồi. Do đó, bạn cần kiêng ăn trứng khi có vết thương hở.
Ăn khoai mì có tốt cho bà bầu không?
Nữ giới mang thai cần bổ sung đầy đủ folate và vitamin C để duy trì thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu cùng nhiều bệnh lý mà khoai mì lại rất giàu 2 chất này nên mẹ bầu có thể ăn được. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý chế biến khoai mì đúng cách đồng thời chỉ ăn với số lượng hạn chế.
Hướng dẫn cách làm bánh tằm khoai mì tốt cho bà bầu
- Chuẩn bị khoai mì, đường, nước cốt dừa, củ dền, lá dứa, bột năng, thanh long đỏ, mè rang, dừa bào sợi và muối.
- Khoai mì lột vỏ, ngâm đủ lâu thì rửa sạch lại với nước rồi cắt mỏng, xay nhuyễn, cho ra bát.
- Đợi 30 phút cho tinh bột lắng xuống thì đổ nước, giữ lại tinh bột.
- Trộn tinh bột khoai mì với bột năng cùng nước dừa, đường, muối tạo thành hỗn hợp dẻo rồi chia thành 3 phần.
- Lá dứa, củ dền, thanh long đem xay lấy nước làm màu, chia nước màu thành 3 phần trộn riêng với 3 phần hỗn hợp khoai mì.
- Cho 3 phần hỗn hợp khoai mì vào 3 khuôn, ép chặt rồi hấp chín. Bánh chín thì bỏ ra để nguội, cắt sợi, trộn với dừa bào và mè là có thể thưởng thức.
Ăn khoai mì có bị mất sữa không?
Ăn khoai mì không gây mất sữa nhưng mẹ vẫn cần hạn chế ăn. Nguyên nhân là do cơ thể lúc này của mẹ khá yếu, dễ bị ngộ độc khi ăn khoai mì chế biến không đúng cách.
Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn đầu đời còn non nớt, chưa thực hiện tốt các chức năng bên trong, đặc biệt là chức năng thải độc nên khi trẻ bú mẹ có ăn khoai mì nhiễm độc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
>>> Chú ý về hiện tượng ngộ độc khoai mì: Ngộ độc khoai mì (ngộ độc cyanua) xảy ra khi khoai mì chưa được chế biến đúng cách với hiểu hiện tê liệt, tổn thương nội tạng, thậm chí tử vong. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Một nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho thấy, trẻ tử vong do ngộ độc thức ăn chiếm khoảng 16,7% trong đó 10% là do khoai mì.
Để tránh bị ngộ độc khoai mì, bạn cần chú ý:
- Sắn trước khi chế biến cần lột bỏ vỏ, cắt bỏ đầu, đuôi, ngâm qua đêm với nước (tốt nhất là ngâm 48 – 60h trước khi chế biến).
- Khi luộc sắn cần cho nhiều nước và không đậy kín nắp nồi.
- Thay nước 2 – 3 lần trong quá trình luộc khoai mì.
- Chế biến chín kỹ.
- Ăn kèm những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa, các loại hạt…
- Khoai mì nhổ lên phải nấu ngay, không được để quá lâu. Nếu chưa nấu thì phải vùi lại xuống đất.
- Không ăn khoai mì có vị đắng, khoai mì cao sản, khoai mì có đốm xanh, mốc.
- Không cho trẻ ăn khoai mì nhiều.
- Không ăn khoai mì nướng nguyên củ hay khoai mì chiên nguyên củ.
>>> XEM THÊM:
- Khoai từ có tác dụng gì? Ăn khoai từ có giảm cân không?
- Khoai lang tím bao nhiêu calo? Ăn khoai lang tím có giảm cân không?
- Ăn khoai sọ có béo không? Khoai sọ có tác dụng gì?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết ăn khoai mì có mập không, khoai mì bao nhiêu calo, có tác dụng gì và cần chú ý những gì khi ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại củ này, bạn có thể nhấp chuột hỏi [Tại Đây] để được giải đáp (hoàn toàn miễn phí).
Nguồn Tham Khảo:
- Cassava: Benefits and Dangers https://www.healthline.com/nutrition/cassava Truy cập ngày: 6/1/2021
- Are You Fat If You Eat Cassava? https://burravisitorcentre.com/new/are-you-fat-if-you-eat-cassava Truy cập ngày: 6/1/2021
Ngày sửa: 06-01-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]