Ăn củ sắn có tốt không? Củ sắn có giảm cân không?
07 Th 01, 2021Đinh Thị Quỳnh Huế
5687Củ sắn là loại thực vật được đánh giá rất cao, bởi công dụng đa di năng của chúng. Củ sắn mang lại nguồn dinh dưỡng cực kỳ dồi dào và rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng nếu không biết cách sử dụng sắn, chúng rất dễ “phản chủ”, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cơ thể con người. Vậy ăn củ sắn có tốt không? 100g củ sắn bao nhiêu calo? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!
Ăn củ sắn có tốt không?
Củ sắn là một loại cây lương thực sống lâu năm và vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo phương ngữ miền Nam, củ sắn còn có tên gọi khác là khoai mì. Củ sắn có xuất xứ từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ la tinh và đã được nuôi trồng từ 5000 năm về trước.
Cây sắn có thể dài tới 2 – 3 m, lá có nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và chứa đầy tinh bột. Theo thời gian, củ sắn có thể sinh sôi và phát triển từ 6 đến 12 tháng. Tùy giống loài, thời vụ và địa bàn … Sắn có thể sinh trưởng tới 18 tháng.
Vậy ăn sắn dây có tốt không? Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn biết cách sử dụng củ sắn, chúng sẽ mang tới những lợi ích như sau:
- Cung cấp năng lượng
Tuy giá trị dinh dưỡng trong củ sắn không được cao, so với những loại cây lương thực khác như ngô, khoai, … Nhưng chúng chứa rất nhiều hợp chất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe con người, mà nhiều loại thực vật khác không có được. Ví dụ như giàu tinh bột, chất xơ, canxi, vitamin C…
- Hỗ trợ điều trị táo bón
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, củ sắn là một loại thực vật lý tưởng đối với những người mắc chứng táo bón. Bởi sắn sẽ giúp các hoạt động trong dạ dày ổn định, trơn tru hơn. Từ đó, ngăn chặn sự rối loạn, mất cân bằng và phòng ngừa bệnh táo bón cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, củ sắn dây còn chứa saponin – một loại hợp chất có tác dụng thải độc, chống viêm, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Chữa bệnh cảm nắng, nhức đầu
Theo y học phương Đông, củ sắn vốn dĩ đã có tính mát. Vì vậy, nhiều người thường tìm mua bột sắn giã nhỏ, pha với nước để uống. Thức uống này có công dụng rất tốt trong việc giảm thiểu tình trạng say nắng.
Chỉ cần 30g củ sắn dây, pha với 1 lít nước. Sau đó bỏ bã và uống nước còn lại là được. Bạn cũng có thể nấu cháo với sắn, thêm chút gừng. Món ăn này sẽ giúp bạn bớt đau đầu và thuyên giảm triệu chứng cảm nắng vô cùng hiệu quả.
- Chống độc cho cơ thể
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, củ sắn dây chứa khá nhiều hoạt chất. Có tác dụng chống độc, chống oxy hóa tốt cho cơ thể con người.
>>> Lưu ý: Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng chính vì điều này cũng để lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi các chất chống độc sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin và chất khoáng vào cơ thể.
- Tăng cường nội tiết tố nữ giới
Củ sắn rất giàu protein và lecithin, chúng có công dụng là kích thích cơ thể sản xuất estrogen – nội tiết tố quan trọng với mọi nữ giới. Bởi vậy, nếu chị em phụ nữ biết cách sử dụng sắn, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn, vòng 1 phát triển hơn, da dẻ mịn màng, tóc mềm mượt hơn,… Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, củ sắn có công dụng điều hòa kinh nguyệt khi nội tiết tố tăng lên.
- Hỗ trợ loại bỏ thâm nám và tàn nhang
Isoflavone là một hoạt tính có cấu trúc và công dụng giống với nội tiết tố estrogen ở nữ giới. Và thật tuyệt vời, khoa học đã chứng minh hoạt chất isoflavone có trong củ sắn.
Bạn có thể không biết, isoflavone có khả năng chữa lành, thay thế các hormone đang bị tổn thương trong cơ thể. Giúp chúng luôn ổn định, giảm chất melanin. Từ đó, giúp làn da đỡ nám và tàn nhang hiệu quả hơn. Chưa kể, isoflavone cũng có công dụng như một chất chống oxy hóa, rất có lợi cho cơ thể con người.
- Giảm mụn nhọt, mẩn ngứa
Củ sắn dây có công dụng thanh nhiệt, thải độc cực hiệu quả, bởi vậy rất nhiều người sử dụng sắn dây pha nước uống. Ngoài công dụng này, chất saponin và tanin trong củ sắn còn bảo vệ cơ thể khỏi độc tố. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng mẩn ngứa và mụn nhọt trong da.
Củ sắn cũng có tác động rất tích cực tới lá gan của bạn. Như chúng ta vẫn biết, lá gan là một một trong những yếu tố quyết định sự hiện diện của mụn nhọt, rôm sẩy. Khi lá gan được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, không còn độc tố bên trong, mụn nhọt sẽ không xuất hiện nhiều nữa.
- Hỗ trợ điều trị viêm ruột
Nếu bạn biết cách sử dụng củ sắn khoa học và hợp lý, cơ thể chúng ta sẽ được loại bỏ bớt vi khuẩn, chống lại viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột. Hay một số căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa và dạ dày. Đó là nhờ vào các chất chống độc, chống oxy hóa như saponin, tanin, phytate…
100G củ sắn bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, củ sắn chứa rất nhiều calo, carbohydrate, vitamin (vitamin C, B1, B2, B3) và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể như sau:
- Chất khô: 38 – 40%
- Tinh bột: 16 – 32%
- Chất protein: 0,8 – 2,5 g
- Chất béo: 0,2 – 0,3 g
- Chất xơ: 1,1 -1,7 g
- Chất tro: 0,6 – 0,9 g
- Chất canxi: 18,9 – 22,5 g
- Photpho: 22,5 – 25,4 g
- Vitamin B1: 0,02 mg
- Vitamin B2: 0,02 mg
- Vitamin PP: 0,5 mg
Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong sắn có thể thay đổi, tùy thuộc vào giống loài, cách nuôi trồng và mùa vụ thu hoạch. Ngoài ra, sắn chứa chỉ số đường huyết rất thấp, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Hàm lượng chất axit amin có trong củ sắn không cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu lưu huỳnh. Tuy nhiên, chất đạm trong sắn khá đầy đủ axit amin thiết yếu và giàu chất lysine.
Nhìn vào những thành phần dinh dưỡng trong củ sắn, có bao giờ bạn tự hỏi liệu rằng, trong 100g củ sắn chứa bao nhiêu calo không? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, củ sắn chứa khoảng 152 kcal/ 100g mà thôi.
Vậy ăn củ sắn có giảm cân không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo, ngay dưới đây nhé!
Ăn củ sắn có giảm cân không?
100g củ sắn bao nhiêu calo? ăn củ sắn có giảm cân không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong củ sắn tuy chứa nhiều tinh bột, nhưng hàm lượng calories được tìm thấy chỉ khoảng 152 kcal/100g mà thôi. So với mức năng lượng cần nạp tối thiểu trong ngày, là khoảng 2000 kcal. Thì ăn củ sắn có giảm cân không? Chắc chắn là có giảm cân bạn nhé!
Với thành phần dinh dưỡng chủ yếu là nước và chất xơ – chất dinh dưỡng thiết yếu có khả năng chuyển hóa năng lượng, tiêu hao mỡ thừa. Vì vậy, củ sắn có khả năng đốt cháy mỡ, giúp quá trình giảm cân an toàn và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy nhanh no, no lâu hơn khi ăn củ sắn. Bởi lượng nước lên tới 80%, củ sắn sẽ giúp bạn giảm cơn đói, kiểm soát lượng thức ăn sẽ nạp vào cơ thể.
Chưa kể, chúng còn giúp chúng ta giảm đi hàm lượng chất béo có trong các tế bào, giảm thiểu tối đa nguy cơ thừa cân, béo phì. Có thể nói, củ sắn không những chẳng khiến chúng ta tăng cân, mà còn hỗ trợ giảm cân vô cùng “thần thánh” đúng không nào.
Ăn củ sắn có mập không?
Như đã phân tích trong phần 100g củ sắn bao nhiêu calo, có thể thấy hàm lượng calories trong sắn khá thấp, khi so sánh với mức năng lượng cần nạp vào cơ thể tối thiểu 2000kcal/ ngày.
Chưa kể, củ sắn rất giàu chất xơ, nước,… Chúng sẽ giúp bạn nhanh no, no lâu hơn. Đồng thời, hỗ trợ đường ruột hoạt động hiệu quả, kích thích quá trình hấp thụ và đào thải. Từ đó, sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tích tụ mỡ thừa, dư thừa năng lượng, gây mập và tăng cân.
Chưa kể, chất saponin có trong củ sắn còn giúp giảm thiểu tối đa tình trạng viêm ruột. Giúp phân hủy chất thải hữu cơ như axit uric, cân bằng hoạt động hệ thống đường ruột, dạ dày…
Tóm lại, ăn củ sắn không những chẳng bị mập lên, mà còn hỗ trợ giảm cân vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ăn kiêng, giảm cân. Hãy bổ sung sắn vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé!
Lưu ý khi ăn củ sắn giảm cân
Tuy sắn rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng sai cách, củ sắn có thể “phản chủ”, gây ra nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi ăn củ sắn giảm cân, một số tip như sau:
Muốn ăn sắn tươi phải ngâm nước trước khi ăn
Việc ngâm củ sắn tuy sẽ mất thời gian một chút, nhưng sẽ giúp bạn loại bỏ được các chất độc hại, độc tố gây hại sức khỏe, còn sót lại trong củ sắn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trước khi ăn sắn tươi, bạn nên ngâm sắn tối thiểu 2 ngày. Trong khi ngâm, phải thay nước sau 3 – 4 giờ. Cứ làm liên tục như vậy, sau 2 ngày bạn mới có thể yên tâm ăn sắn được.
Chế biến sắn chín thật kỹ
Bạn nên nhớ, sắn chứa khá nhiều độc tố, vì vậy bằng mọi phương pháp nấu ăn, bạn cần để sắn chín thật kỹ mới được thưởng thức. Trước khi chế biến, đừng quên gọt sạch vỏ, ngâm nước nhé!
Nghiền sắn thành dạng bột
Cách chế biến này có vẻ sẽ mất thời gian và tốn công một chút so với việc bạn chế biến nguyên củ sắn. Tuy nhiên, khi nghiền sắn thành dạng bột, khi chế biến sẽ chín kỹ hơn. Sau đó, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức.
Nghiền sắn thành dạng bột cũng giúp bạn bảo quản sắn lâu hơn nhiều, so với việc để nguyên củ hay giã nhỏ sắn.
Ngoài ra, để ăn sắn giảm cân, bạn cũng không nên tiêu thụ sắn vào buổi tối. Bởi các triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra vào ban đêm. Nếu như không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Hãy lưu ý điều này nhé!
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Ăn củ ấu có béo không? ăn nhiều củ ấu có tác dụng gì?
- 100g củ đậu bao nhiêu calo? Ăn củ đậu có béo không?
Kết luận lại, ăn củ sắn có tốt không? 100g củ sắn bao nhiêu calo? Đã được giải đáp tận tình và chi tiết nhất có thể trong bài viết này. Ăn sắn đúng cách, mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có thể sử dụng sắn như một loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc, đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nguồn Tham Khảo:
- Cassava: Benefits and Dangers https://www.healthline.com/nutrition/cassava Truy cập ngày: 7/1/2021
- 10 Health Benefits You Can Gain From Cassava https://www.bandingin.com/en/10-health-benefits-you-can-gain-from-cassava Truy cập ngày: 7/1/2021
Ngày sửa: 07-01-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]