Ăn thịt vịt luộc có béo không? [Tư vấn dinh dưỡng]
29 Th 12, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
2050Những món ngon chế biến từ thịt vịt nhiều người ăn hoài không chán. Trong số đó, món ngon đơn giản nhất từ nguyên liệu này là thịt vịt luộc. Mọi người thưởng chỉ chú ý đến hương vị hấp dẫn từ món ăn mà ít ai biết ăn thịt vịt luộc có béo không? thịt vịt luộc bao nhiêu calo. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.
Thịt vịt – nguồn thực phẩm bổ dưỡng
Thịt vịt là thực phẩm phổ biến
Thịt vịt là loại thịt của loại gia cầm là vịt mà vịt thịt chủ yếu được nuôi nhà, có thể là chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc theo các vùng trang trại vịt. Vịt không chỉ được nuôi lấy thịt mà còn được nuôi để lấy trứng.
Thịt vịt vốn là món ăn phổ biến của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt la vùng Châu Á. Trong đó, tại Việt Nam thịt vịt được yêu thích, trở thành món ăn phổ biến kể cả trong đời sống thường nhật hay các dịp dỗ chạp, lễ tết. Với nhiều gia đình, thịt vịt là món ăn không thể nào thiếu được trong những ngày hè, oi bức.
Đặc điểm món thịt vịt
Thịt vịt có đặc điểm dai hơi các loại thịt gà hay thịt heo. Tuy nhiên, thịt vịt thường có mùi tanh nên khi sơ chế nguyên liệu bạn cần phải thận chu đáo, lựa chọn rượu trắng hoặc chanh muối, gừng để chà xát thịt vịt sạch, loại bỏ mùi hôi.
Hiện nay, thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng khác nhau, giúp tăng cường sức khỏe. Thịt vịt được dùng làm nguyên liệu chính cho rất nhiều các món ăn, có thể kể đến như: Vịt quay Bắc Kinh, vịt nướng, vịt luộc; cháo vịt, vịt tiềm hay vịt hầm, vịt nấu chao… Cháo vịt đậu xanh, vịt nấu rau lang, vịt om sấu, thịt vịt nước mía… Trong số các món ăn này thì thịt vịt luộc là món đơn giản, dễ chế biến nhất mà mọi người đều có thể thực hiện.
100g thịt vịt luộc bao nhiêu calo?
Bất kỳ món ăn nào cũng được tính bằng calo. Có như vậy mới có thể giúp bạn biết được mình cần ăn bao nhiêu thịt vịt là đủ. Dung nạp các thực phẩm như thế nào giúp bạn có một sức khỏe tốt lại vừa có thể giữ trạng thái cân bằng về cân nặng.
Lượng calo có trong vịt luộc bao nhiêu?
Nhiều người cho rằng ăn thịt vịt tốt hơn thịt gà, lượng calo có trong thịt gà cao hơn thịt vịt. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt và vịt gà có giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Nhưng thường thịt gà không có mùi tanh, không hôi và chế biến dễ hơn nên mọi người thường chọn ăn thịt gà nhiều hơn thịt vịt.
Theo chuyên gia, trong 100g thịt vịt luộc có chứa khoảng 137 calo. Ngoài ra, thịt vịt còn rất giàu protein, vitamin B, E; hàm lượng kali, sắt, đồng, kẽm… cao được xác định là tốt cho sức khỏe con người.
Một số tác dụng của thịt vịt
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính mát. Với những tác dụng nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa. Đặc biệt, theo y học cổ truyền thì loại thịt này có hiệu quả đối với tình trạng sốt, sởi, đại tiện táo, họng khô miệng khát, ra mồ hôi trộm, phù nề,…tốt cho nam và nữ giới độ tuổi sinh sản. Một số tác dụng khác của thịt vịt có thể kể đến như sau:
+ Tốt cho dạ dày: Theo một số nghiên cứu cho kết quả rằng, nếu bạn thường xuyên ăn thịt vịt sẽ giúp nuôi dưỡng dạ dày, trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng rất tốt. Đặc biệt những người mắc bệnh dạ dày thì có thể thường xuyên ăn thịt vịt luộc. Nhưng đối với món thịt vịt măng chua hay vịt om sấu thì nên hạn chế nếu bạn đang mắc bệnh dạ dày nhé.
+ Tốt cho hệ tim mạch: Hội Tim mạch Mỹ đã có những nghiên cứu và chứng nhận rằng thịt vịt nói chung và vịt luộc nói riêng có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Trong 100g thịt vịt luộc có đến 25g chất protein, canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie; đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K… bổ sung tốt. Đặc biệt, loại thịt này còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng , lượng cholesterol có trong thịt vịt luộc khá cao, 1kg có khoảng 25mg cholesterol cùng chất béo bão hòa. Vì vậy, khi ăn thịt vịt luộc thì bạn chỉ nên ăn phần ức, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ.
+ Tốt cho phụ nữ: Những phụ nữ có kinh nguyệt ít, phụ nữ sau sinh ít sữa…thì nên ăn thịt vịt luộc bổ sung thường xuyên.
Đặc biệt, với một số người bị chứng ù tai, tăng huyết áp, chóng mặt, váng đầu,…thì nên ăn thịt vịt luộc thường xuyên, chú ý luộc chín tới để vịt không bị mất chất. Ngoài thịt vịt luộc thì bạn cũng có thể ăn trứng vịt vào mỗi buổi sáng cũng có tác dụng cao nhất.
Ăn thịt vịt luộc có béo không?
Theo công thức tính toán của tổ chức y tế thế giới WHO thì một ngày một người cần nạp khoảng 2000 cao trong một ngày. Nếu chia 3 bữa ăn chính thì một bữa cần khoảng 667 calo. Tuy nhiên, trong một bữa ăn chính bạn thường không chỉ ăn thịt vịt luộc mà còn ăn đồ ăn đi kèm như cơm, rau,….lúc này lượng calo cũng từ đó mà tăng lên, tùy thuộc vào lượng thức ăn mà bạn dung nạp.
Trong khi đó, 100g thịt vịt luộc chỉ chứa 137 calo. Vì thế, nếu bạn chỉ ăn khoảng 300g thịt vịt luộc sẽ không gây béo. Lượng protein trong thịt vịt khoảng 16% ~ 25%, cao hơn nhiều so với thịt gia súc. Chất béo trong thịt vịt luộc ở mức độ vừa phải. Do vậy nếu ăn hợp lý thì thịt vịt luộc sẽ không gây béo.
>>>Tìm hiểu thêm: Ăn tôm có béo không? Hàm lượng calo trong tôm là bao nhiêu?
Nhưng nếu bạn ăn đến 500g thịt vịt luộc- tương đương với 685 calo. Nếu như thêm 1 bát cơm 130 calo, chưa kể đến các món rau hoặc thức ăn đi kèm. Như vậy, lượng calo đã lên đến 800-1000 calo- vượt quá mức cho phép cho 1 bữa ăn. Lúc này bạn ăn thịt vịt luộc sẽ gây béo.
Kết luận: ăn thịt vịt luộc có béo không còn phụ thuộc vào lượng thức ăn cũng như việc bạn ăn kèm theo những thực phẩm nào. Nếu bạn muốn giữ cân nặng lý tưởng thì cần phải chú ý lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cùng với đó là chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý để có vóc dáng như mong đợi.
Cách ăn vịt luộc không tăng cân?
Ăn thịt vịt luộc có béo không? Dựa trên những phân tích bên trên chắc hẳn các bạn đã có lời giải đáp. Theo chuyên gia, vì thịt vịt luộc giàu dinh dưỡng nên ăn thế nào để không tăng cân là điều mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Dưới đây là một số cách ăn thịt vịt không lo bị tăng cân mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Ăn thịt vịt luộc nên ăn phần vịt, bỏ phần da và bỏ phần thịt mỡ: như bạn đã biết, phần da thịt vịt chứa khá nhiều chất béo. Đặc biệt có một số phần thịt chứa nhiều mỡ vịt…khi ăn, để không béo thì bạn nên bỏ phần da mà mỡ.
- Không ăn quá 300g thịt vịt luộc: như đã trình bày nêu trên, nếu ăn nhiều thịt vịt luộc dễ gây béo. Do vậy, bạn không nên ăn quá nhiều vịt luộc. Một tuần có thể ăn 2-3 lần thịt vịt.
- Giảm ăn các món từ thực phẩm khác: nếu muốn ăn nhiều thịt vịt hơn mà không lo tăng cân thì bạn hãy chủ động cắt giảm khẩu phần ăn từ các món chứa nhiều chất béo khác để cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể không quá 667 calo trong 1 bữa ăn.
- Bên cạnh đó, ngoài món vịt luộc thì còn một số món ăn không lo bị tăng cân mà bạn có thể tham khảo như: lẩu vịt hầm sả, đùi vịt sốt cam, ức vịt xông trà, ….
Ngoài ra, bạn chú ý rằng mặc dù thịt vịt tốt cho sức khỏe, thịt vịt luộc chứa nhiều dinh dưỡng nhưng bạn nên chọn thịt vịt nhà nuôi, vịt ăn lúa, ngô thường thịt sẽ ngon hơn thịt vịt nuôi cám….Do vậy, bạn hãy thận trọng trong việc chọn mua thịt vịt để chế biến.
Những ai không nên ăn thịt vịt
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên những nhóm người sau đây không nên ăn thịt vịt, cụ thể:
- Những người đang bị ho: trong thịt vịt có chứa chất tanh khiến những người bị ho trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu bị ho bạn nên hạn chế ăn vịt luộc.
- Người đang bị cảm lạnh: thịt vịt có tính mát hay còn gọi là tính hàn. Vì thế nếu như cơ thể bạn có chút bất ổn, tính hàn lạnh thì không nên ăn thịt vịt. Vì sẽ có nguy cơ bị lạnh bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy kèm theo các vấn đề khác.
- Người có hệ tiêu hóa kém: cũng được khuyến cáo không nên ăn hoặc hạn chế tối đa ăn vịt luộc. Vì thịt vịt chứa nhiều chất béo. Nếu người bệnh có hệ tiêu hóa kém có thể dẫn tới chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy….
- Người mắc bệnh gout: vì có chứa chất dinh dưỡng cao, đặc biệt thịt vịt luộc có chứa purin và protein cao có thể khiến axit uric tăng cao. Điều này hoàn toàn không tốt cho những người mắc bệnh gout. Do vậy không nên ăn thịt vịt.
- Đối với người mắc bệnh xương khớp: đối với những người mắc bệnh xương khớp cần thận trọng khi ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt có tính hàn, nếu ăn thực phẩm này nhiều dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh, dẫn tới đau khớp trầm trọng hơn.
- Người có vết thương hở do tai nạn hoặc phẫu thuật: đối với những người vết thương hở nhỏ thì không vấn đề gì. Nhưng những người tiểu phẫu lớn, vết thương do chấn thương thì thịt vịt là một loại thực phẩm kích thích ra da non rất nhanh, có thể tạo ra những vết sẹo lồi trong quá trình lành bệnh. Thậm chí có những trường hợp viêm, đau nhức, làm mủ và khiến vết thương ngứa hơn…vì thế bạn nên hạn chế sử dụng thịt vịt.
Hy vọng những thông tin về vấn đề ăn thịt vịt có béo không? thịt vịt bao nhiêu calo? Ăn có giảm cân không….đã mang đến bạn câu trả lời hữu ích nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Nguồn Tham Khảo:
- Basic Boiled Duck Meat And Stock Recipe https://www.google.com/search?rlz=1C1GCEU_viVN889VN889&ei=Ka3qX5aDHbGUr7wPnJSUmAE&q=Are+boiled+ducks+fatty%3F&oq=Are+boiled+ducks+fatty%3F&gs_lcp=CgZwc3ktYWIQAzIICCEQFhAdEB5QpoafAVimhp8BYPmJnwFoAHABeACAAYcBiAGHAZIBAzAuMZgBAKABAqABAaoBB2d3cy13aXrAAQE&sclient=psy-ab&ved=0ahUKEwjWu_iFqvLtAhUxyosBHRwKBRMQ4dUDCA0&uact=5 Truy cập ngày: 29/12/2020
Ngày sửa: 04-05-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]