Sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu 3 tháng cuối cần chú ý những gì?

Thời điểm 3 tháng cuối, mẹ bầu đã cảm thấy cơ thể mình thay đổi rất nhiều rồi phải không nào, cùng với sự phát triển lớn lên từng ngày của bé, bụng mẹ cũng lớn hơn rất nhiều, sự thay đổi trong cơ thể cũng diễn ra nhanh chóng. Vậy, đối với bà bầu 3 tháng cuối cần chú ý những gì? Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối như thế nào? Lịch khám thai ra sao? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể theo dõi thông tin có trong bài viết sau đây.

Bà bầu 3 tháng cuối cần chú ý những gì

Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ được xác đinh là thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ và em bé sắp được gặp nhau. Thời điểm này có thể của mẹ và bé diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận và đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thời điểm này để em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ cán đích an toàn nhé!.

Những thay đổi của cơ thể trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bác sĩ Hà Thị Huệ– bác sĩ chuyên khoa 1- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế cho biết: mang thai 3 tháng cuối cơ thể của mẹ và bé có những thay đổi, cụ thể như sau:

Thay đổi đối với thai nhi

  • Tuần thứ 28+29: em bé của mẹ có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g, mí mắt thai nhi mở một phần, bé đã có khả năng đá và duỗi người. Hệ thần kinh trung ương có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Đến tuần thai thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.
  • Tuần thứ 30+31: em bé của mẹ có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g, lúc này tóc của bé mọc lên và cũng là thời điểm cân nặng tăng lên rõ rệt. Đến tuần 31 thì bé hầu như đã hoàn thiện và đang trong bước chạy đà tăng cân mạnh mẽ trước khi chào đời.
  • Tuần thứ 32+33: em bé của mẹ có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g, bé đã bắt đầu tập thở và cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Sang tuần thai thứ 33, đồng tử của bé đã thay đổi rất nhiều, xương chắc khỏe, xương sọ của thai mềm và dễ uốn hơn.
  • Tuần thứ 34+35: em bé của mẹ nặng khoảng 2100 g và có chiều dài khoảng  300 mm, móng tay thai nhi mọc dài ra, da hồng hào, chân tay đã khá mũm mĩm. Đây là sự phát triển hoàn toàn bình thường nên mẹ có thể an tâm.
  • Tuần thứ 36+37: kích thước thai, chiều dài thai phát triển chiếm phần lớn không gian túi ối và bé đã bắt đầu quay đầu xuống dưới. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của bé. Thời điểm này mẹ đi khám để biết được tình trạng của bé, ngôi thai có thuận hay không.
  • Tuần thứ 38+39: em bé của mẹ có cân nặng khoảng 2900 g, móng chân của thai nhi dài ra, lông ngực phát triển.
  • Tuần thứ 40: em bé của mẹ có cân nặng khoảng 3400 g, nhưng tùy vào thể trạng từng mẹ, chế độ dinh dưỡng khác nhau mà em bé phát triển trọng lượng khác nhau. Đây là thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến.
  • Tuần thứ 41 và 42: thời điểm này mẹ có thể xuất hiện cơn chuyển dạ, chuẩn bị đón chào em bé ra đời.

Những thay đổi của cơ thể trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thay đổi trong cơ thể mẹ

Thời điểm mang thai 3 tháng cuối, bụng mẹ đã to hơn nhiều, tư thế ngồi, nằm ngủ đều khiến mẹ khó khăn hơn. Lúc này, thay vì nằm ngửa, mẹ nên nằm nghiêm để giúp tuần hoàn màu tốt hơn, việc kê gối sau lưng sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Liên quan đến thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ có thể gặp phải những thay đổi như:

  • Chứng chuột rút: do áp dụng của các dây thần kinh và mạch máu
  • Phù chân: mẹ mang thai những tháng cuối thường có triệu chứng sưng phù ở chân khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn.
  • Chứng ợ nóng: mẹ thấy nóng bỏng ngực dưới, cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn rất nhiều.
  • Mẹ cảm nhận và thấy rõ từng nhịp đạp của bé (thai máy) trong thời điểm này.
  • Mẹ đi tiêu nhiều hơn do bé có kích thước lớn chèn ép lên bàng quang gây tiểu nhiều lần.

Chú ý rằng nếu như mang thai 3 tháng cuối mà có cơn gò tử cung mạnh kèm theo các dấu hiệu đau bụng hay chảy máu âm đạo bất thường thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có chỉ định xử lý kịp thời.

Nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn thêm!

Lịch khám thai 3 tháng cuối

Thời điểm mang thai 3 tháng cuối được xác định là thời điểm vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần phải thăm khám thai, siêu âm thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Dưới đây là mốc khám thai dành cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có đặt lịch khám thay đổi. Cụ thể:

Lần khám thai tuần thứ 32 (sàng lọc trước sinh)

Nhằm kiểm tra sự phát triển toàn diện của thai, kích thước, cân nặng,…phát hiện những bất thường ở thai nhi xảy ra muộn như: bất thường tại tim mạch, ở não,…nhận chẩn đoán ngôi thai, nước ối, sự cân xứng giữa trọng lượng thai và khung xương chậu của người mẹ….

Lần khám thai ở tuần thứ 35

Siêu âm theo dõi sự phát triển của bé, tình trạng ngôi thai, trọng lượng thai, kiểm tra xem bé có nhận đủ lượng oxy và sự thay đổi của tim thai có tương thích với chuyển động của thai hay không.

Lần khám thai 37-39

Thời gian này mẹ cần hết sức lưu ý khi có dấu hiệu chuyển dạ. Chính vì thế, lịch khám thai sẽ dày hơn bình thường, 3 ngày 1 lần xem có dấu hiệu bất thường không, mẹ có thể sinh thường hay cần thiết mổ lấy thai….

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ không chỉ cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi mà chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ Sản khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có thể điều chỉnh hoặc bổ sung phù hợp chế độ ăn, tránh gây tăng cân đồng thời đủ chất cho sự phát triển ổn định của bé.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần phải dung nạp đủ lượng nước cho cơ thể, nên ăn thành nhiều bữa ăn với nguồn thực phẩm đa dạng, không bỏ bữa; mẹ nên bổ sung đầy đủ, phong phú nguồn dinh dưỡng như: sắt, canxi, magiê, khoảng chất, kẽm, vitamin B, axit folic, các loại vitamin A, C, E, D và beta-caroten…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

>>>Tìm hiểu thêm: Có bầu quan hệ được không? Nên quan hệ trong giai đoạn nào?

Trong thời kỳ 3 tháng cuối, mẹ tăng cân rất nhanh lên đến 6-8 kg. Để đủ chất cho bé phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ thì chế độ dinh dưỡng cần tăng cường tương ứng. Thông thường mẹ cần cung cấp khoảng 2.250 kcalo, tăng cường chất đậm, bổ sung thịt, cá, trứng sữa và các loại rau xanh, hoa quả, các loại axit béo để bé có nền tảng phát triển tốt nhất. Nhưng lưu ý rằng trong giai đoạn này, tùy cơ địa từng người mà mẹ dung nạp lượng chất có sự khác biệt theo chỉ dẫn của chuyên gia để phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết tình trạng sức khỏe, có thể cần thiết phải bổ sung các viên uống như sắt, vitamin, khoáng chất…Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc sử dụng để tránh những hậu quả khó lường.

Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối

Để bảo vệ trọn vẹn cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh thì dưới đây bài viết sẽ nêu ra những lưu ý quan trọng để mẹ bầu có thể note lại và áp dụng:

  • Hãy chú ý sự phát triển của bé không chỉ qua siêu âm thai mà qua việc đếm cử động của thai mỗi ngày.
  • Khám thai đều đặn theo lịch của bác sĩ
  • Tiêm phòng uốn ván trước sinh theo căn dặn của bác sĩ
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không lạm dụng các loại chất khử mùi, nước hoa có thể gây viêm ngứa vùng sinh dục.
  • Không thụt rửa âm đạo để tránh tổn thương, xuất huyết.
  • Nếu thấy tử cung có cơn gò ngắn, gò cứng bụng, đau hoặc ra dịch hồng, lẫn máu cần đến ngày cơ sở y tế.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, loại bỏ lo lắng
  • Có thể luyện tập yoga nhẹ nhàng dành cho bà bầu.

Hiện nay, tại Hà Nội, chị em có thể yên tâm thăm khám thai, siêu âm thai định kỳ, theo dõi sự phát triển của bé tại các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Phụ sản TW, Phụ sản Hà Nội,…nhưng để tránh xếp hàng chờ đợi khám thì mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế bên ngoài được thành lập với chức năng như bệnh viện lớn như phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế.

Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, chăm sóc, theo dõi thai kỳ…nhận được sự tín nhiệm của người bệnh.

Với ưu thế về cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại bao gồm: hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D,…cho kết quả chính xác. Đội ngũ bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc sẽ trực tiếp thăm khám thai, đọc kết quả tư vấn cụ thể cho mẹ bầu, đặc biệt trong thời điểm mang thai 3 tháng cuối.

Với thủ tục khám thai tại đây khá nhanh chóng, mẹ bầu không cần xếp hàng chờ đợi khám. Chi phí khám thai được niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế….tất cả tạo nên môi trường y tế chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài thủ đô Hà Nội.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bà bầu 3 tháng cuối cần chú ý những gì?  Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số (024) 38.255.599 –  083.663.3399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

+ Nguồn tham khảo: 9 Precautions To Take In The Last 3 Months Of Pregnancy For Your Own Safety https://www.romper.com/p/9-precautions-to-take-in-the-last-3-months-of-pregnancy-for-your-own-safety-66878 Truy cập ngày: 12/10/2020

 

Ngày sửa: 12-10-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội