Bà bầu bị nôn ra máu có nguy hiểm không?
12 Th 10, 2020Hà Thị Huệ
1468Nôn ra máu khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên đa phần là do bệnh lý cần phải được thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng này, biết bà bầu bị nôn ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, làm thế nào để phòng tránh và khắc phục, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Tình trạng bà bầu nôn ra máu là như thế nào?
Nôn ra máu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thải ra lượng dịch nôn nhất định có chứa máu. Tình trạng này có thể gặp phải ở nhiều người, chủ yếu xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nguyên nhân mẹ bầu bị nôn ra máu
Mẹ bầu bị nôn ra máu có thể do những nguyên nhân sau:
+ Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn, lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh thường gặp ở những mẹ bầu bị căng thẳng, stress kéo dài, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói, uống nhiều rượu hay thường xuyên sử dụng các loại thuôc giảm đau, kháng viêm… Khi ổ loét lớn, chảy máu, mẹ bầu có thể bị xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu.
+ Chảy máu thực quản: Nôn quá nhiều, nôn mạnh có thể khiến thực quản của mẹ bị chảy máu, có vết máu trong dịch nôn.
+ Tăng huyết áp: Mang thai khiến mẹ thường bị hạ huyết áp. Trường hợp ngược lại (bị tăng huyết áp) có thể khiến mẹ bầu nôn ra máu, tuy nhiên khá hiếm khi xảy ra.
+ Ngộ độc thực phẩm: Ăn đồ cũ hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất độc hại khi mang thai có thể khiến dạ dày của mẹ bầu bị ảnh hưởng, tổn thương dẫn tới tình trạng nôn ra máu.
+ Dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như ibuprofen, aspirin, naproxen… có thể ảnh hưởng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, dẫn tới chảy máu, viêm loét dạ dày. Đặc biệt, aspirin còn tác động lên các yếu tố đông máu, ức chế hoạt tính cuả tiểu cầu, giảm sự bền vững của mao mạch, kéo dài thời gian chảy máu.
+ Chảy máu đường tiêu hóa: Nôn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến dạ dày, thực quản và vùng ngực của mẹ, khiến mẹ bị chảy máu đường tiêu hóa, nôn ra máu.
+ Xơ gan: Xơ gan thường khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản với triệu chứng chủ yếu là nôn ra máu đỏ tươi.
+ Đói bụng: Đôi khi đói bụng cũng có thể khiến mẹ bầu nôn ra máu do dịch axit tăng cao, tổn thương dạ dày.
+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Nếu mẹ có chế độ ăn không phù hợp, cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách nôn ra máu. Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng này ngay sau khi ăn hoặc vào buổi sáng sớm.
+ Mất nước: Khi cơ thể không được cấp đủ nước, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, dễ nôn ra máu và mật vàng. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị nôn ra máu.
Biểu hiện của chứng nôn ra máu trong thai kỳ
Máu nôn có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm, nâu như bã cà phê, màu hạt dẻ… với số lượng ít nhiều khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mỗi người. Trong đó, máu nôn có màu hạt dẻ, màu nâu sẫm là biểu hiện cho thấy mẹ bị tổn thương ở dạ dày hoặc tá tràng. Còn máu nôn có màu đỏ tươi có thể do rách thực quản.
Bên cạnh đó, nôn ra máu còn thường kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Giãn đồng tử
- Mắt nhìn mờ
- Chóng mặt, xây xẩm nhẹ
- Tim đập loạn nhịp
- Các vấn đề về hô hấp
- Đãng trí
- Ngất xỉu
- Đổ mồ hôi
Làm thế nào để phát hiện ra tình trạng này sớm?
Để biết nôn ra máu do nguyên nhân nào, mẹ bầu cần chia sẻ chính xác về triệu chứng và màu sắc của máu nôn cùng những biểu hiện kèm theo trên cơ thể, tai nạn gần đây…
Sau khi đã nắm bắt triệu chứng và tình trạng nôn ra máu của mẹ bầu, bác sĩ tiến hành siêu âm, chụp CT, X-quang, MRI hoặc nội soi dạ dày và ruột cho mẹ bầu để đưa ra kết luận một cách chính xác nhất.
Bà bầu bị nôn ra máu có nguy hiểm không?
Mẹ bầu nôn ra máu có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu: Nôn ra máu khiến mẹ bầu bị mất máu, thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Nghẹt thở: Dịch nôn khiến mẹ bầu bị nghẹt thở, khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng tới tâm lý.
- Da nhợt nhạt, thở nhanh, chóng mặt, bài tiết ít nước tiểu.
- Nguy cơ sinh non: Mẹ bầu thường xuyên nôn ra máu có thể bị chán ăn, ăn không ngon miệng. Mẹ gặp khó khăn trong ăn uống sẽ khiến cơ thể không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, suy giảm sức đề kháng, suy nhược cơ thể… tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non thường ốm yếu, nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Quá trình lớn lên của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Tóm lại, khi thấy nôn ra máu thường xuyên, nôn mửa nghiêm trọng, nôn ra cục máu đông, nôn ra nhiều máu, mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục tốt nhất, tránh nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Điều trị nôn ra máu ở mẹ bầu khi mang thai
Sau khi nôn ra máu, cơ thể có sự thiếu hụt về lượng chất lỏng tối ưu, cần phải được bổ sung nước để bù lại. Ngoài nước lọc thông thường, mẹ có thể dùng nước ép trái cây để bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Nếu việc mất nước xảy ra quá nghiêm trọng thì sẽ cần truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch. Còn trường hợp mất máu nhiều sẽ được xem xét những phương pháp sau:
- Truyền máu
- Thở oxy
- Uống thuốc giảm lượng axit dịch vụ
- Điều trị nội soi
- Tiêm tĩnh mạch
- Phẫu thuật
Ngoài ra, để giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đồng thời mau chóng hồi phục sức khỏe, mẹ nên chú ý:
- Nghỉ ngơi sau khi nôn ra máu.
- Ăn nhẹ: Chia 3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 3-4 giờ để cơ thể đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Việc ăn nhiều cùng một lúc vừa khiến no hơi vừa dễ buồn nôn, nôn.
- Ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như canh, cháo, súp.
- Đồ ăn nên chế biến kiểu hấp, luộc, ninh, hầm.
- Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, đặc biệt là hải sản.
- Nếu bị viêm dạ dày thì mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như bắp cải, giá đỗ…
- Tăng cường ăn các loại hoa quả có màu đỏ, rau có màu xanh đậm.
- Tập thêm yoga: Các bài tập yoga trước sinh được chứng minh về khả năng hỗ trợ điều trị buồn nôn, nôn cho mẹ bầu.
>>>Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Các biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa nôn ra máu khi mang thai, mẹ bầu cần nhớ một số điều sau:
- Uống đủ 2 – 3 lit nước mỗi ngày
- Tránh rượu, bia, cà phê, trà đặc, các chất kích thích
- Uống trà gừng vào buổi sáng.
- Tránh hút thuốc lá
- Tránh đồ ăn cay nóng, chiên, xào, nhiều dầu mỡ
- Tránh thực phẩm tái sống, ôi thiu
- Tránh thực phẩm gây dị ứng
- Ngủ nghỉ điều độ, đủ giấc, đúng giấc
- Tránh căng thẳng
- Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là thuốc giảm đau aspirin.
- Chăm sóc vết thương cẩn thận sau khi phẫu thuật hoặc thương tích do tai nạn.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường liên quan tới sức khỏe của mẹ cùng sự phát triển của bé. Một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín mà mẹ bầu có thể tìm đến khi cần khám thai, theo dõi thai sản, chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).
Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi cùng hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm 2D, 3D, 4D, công nghệ ánh sáng sinh học… Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng vô khuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế đồng thời cho kết quả nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9%.
Bên cạnh đó, phòng khám còn quy tụ được đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Điển hình là:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, chuyên khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho nữ giới.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám chữa bệnh phụ khoa, khám thai, đình chỉ thai, khắc phục các vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ cho nữ giới.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền tại Bệnh viện E Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm về châm cứu, cấy chỉ, kê đơn thuốc y học cổ truyền, thủy châm huyệt, bấm huyết.
Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm, tạo cảm giác thoải mái cho người thăm khám. Thủ tục nhanh gọn, không rườm rà, bảo mật thông tin tuyệt đối. Chi phí hợp lý, công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.
- Thời gian làm việc: 8h – 20h30 hàng ngày.
- Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Bài viết giúp bạn đọc biết Bà bầu bị nôn ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, biểu hiện ra sao, cách điều trị như thế nào cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới vấn đề này, bạn có thể nhấp chuột [Tại Đây] để được giải đáp thêm (tư vấn trực tuyến 24/7, hoàn toàn miễn phí).
Nguồn tham khảo:
+ What Does Vomiting Blood During Pregnancy Mean — and What Should You Do? https://www.healthline.com/health/pregnancy/vomiting-blood-during-pregnancy Truy cập ngày: 12/10/2020
+ Vomiting Blood During Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/vomiting-blood-during-pregnancy/ Truy cập ngày: 12/10/2020
Ngày sửa: 12-10-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]