Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ
30 Th 09, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
792Trong thời gian mang thai, vitamin và các khoáng chất luôn vô cùng quan trọng để mẹ có sức đề kháng tốt, em bé phát triển khỏe mạnh. Bên dưới bài viết sẽ hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai vô cùng đa dạng bao gồm các loại vitamin, (A, D, B1, B2, C…), protein, canxi, sắt, iốt, kẽm,…Trong đó sắt đóng vai trò quan trọng đối với mẹ bầu giúp cho trình phát triển của bào thai, nhau thai và phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể mẹ và bé.
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với tất cả con người. Sắt chiếm tỉ lệ 0.004% được phân bố ở các tế bào trên toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, Sắt còn có vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần phải bổ sung chất sắt đầy đủ trong toàn bộ thai kỳ.
Bà bầu uống sắt có tác dụng gì?
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sắt là một trong những vi chất cần thiết trong hình thành hồng cầu, tạo máu; cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai thì việc bổ sung sắt sẽ giúp thai phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là tổng hợp những tác dụng của sắt đối với bà bầu:
- Thiếu sắt đương nhiên sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai có thể choáng, ngất, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Nếu bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, bé phát triển khỏe mạnh.
- Nếu cơ thể mẹ đủ sắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ được tốt hơn.
- Bổ sung đầy đủ sắt thời gian mang thai giúp tăng cảm giác ngon miệng ở bà bầu. Vì nếu như thiếu sắt, thiếu máu mẹ sẽ thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ vì oxy lên não và các tế bào rất ít.
- Nếu thiếu sắt mẹ sẽ giảm sức đề kháng, dẫn tới các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều này ảnh hưởng tới em bé, sinh ra có nguy cơ cao bị thiếu máu dẫn tới sức khỏe suy kém.
- Bổ sung sắt đầy đủ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai, sinh non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản…..
- Bổ sung sắt giúp bào thai phát triển toàn diện.
Bà bầu uống sắt như thế nào?
Theo các chuyên gia, bổ sung sắt quá nhiều cũng không tốt, quá ít lại càng không tốt. Chính vì thế mẹ cần bổ sung đúng, đủ và phù hợp như sau:
Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Không chỉ phụ nữ mang thai mà trước khi mang thai 1-3 tháng mẹ cần tối thiểu 15mg/ngày lượng sắt. Khi cấn bầu, cơ thể cần lượng sắt cao gấp đôi khoảng 30mg/ngày mới có thể đáp ứng đủ. Gần như bắt buộc trong thời gian mang thai mẹ cần bổ sung sắt đầy đủ để không mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ lần đầu tiên mang thai, ngoài việc bổ sung thực phẩm có chứa sắt thì mỗi ngày nên sử dụng viên sắt uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung sắt phù hợp là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi giai đoạn của thai kỳ, lượng chất sắt cần bổ sung thường không giống nhau:
- 3 tháng đầu thai kỳ: đây là thời điểm phôi thai mới hình thành nên nhu cầu bổ sung chất sắt chưa cao, thậm chí lượng sắt có trong cơ thể mẹ còn cao hơn trước do mẹ không bị mất máu ngày hành kinh.
- 3 tháng giữa thai kỳ: là thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai được tính từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 . Lúc này là giai đoạn thai nhi đang có bước phát triển mạnh mẽ nên mẹ bầu cần bổ sung sắt cao nhất mỗi ngày.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn nhu cầu cần thiết có chất sắt lên cao tới đỉnh điểm để đáp ứng đủ cho cho quá trình tạo máu cũng như sự phát triển toàn diện của em bé ở 3 tháng cuối trước khi chào đời.
- Sau sinh từ 1 đến 3 tháng: mẹ tiếp tục bổ sung sắt để cân bằng lượng sắt trong cơ thể, tránh trường hợp mất nhiều máu sau sinh.
Nên uống sắt vào buổi nào thì tốt
Theo khuyến cáo, thời điểm tốt nhất uống viên sắt là 1-2h sau bữa ăn sáng, trưa hoặc tối đều được. Không nên uống viên sắt khi đã ăn no, bởi vì sắt sẽ được cơ thể hấp thụ tốt nhất là khi dạ dày trống rỗng, nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không nên chờ đến khi đói mới uống sắt sẽ có hại cho sức khỏe. Một lưu ý nhỏ nữa dành cho bà bầu đó là nên hạn chế uống sắt trước khi đi ngủ bởi chúng chính là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn kém ngon giấc đi đấy.
Đặc biệt, nếu như mẹ phải bổ sắt đồng thời với canxi thì nên tách hai chất này ra. Bởi sắt và canxi vốn dĩ kỵ nhau, không nên bổ sung cả hai cùng lúc. Mẹ có thể chia 2 loại này, bữa sáng uống sắt, bữa trưa hoặc tối uống canxi hoặc ngược lại.
>>> Xem thêm: Vitamin cho bà bầu: tầm quan trọng và lưu ý khi sử dụng
Những loại thực phẩm nào để bổ sung sắt
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt mà mẹ bầu có thể bổ sung, bao gồm:
+ Rau Bina: theo kết quả nghiên cứu được, cứ 100 gam rau bina có chứa 2,7 miligam sắt tương đương 15% nhu cầu mà cơ thể cần.
+ Thịt đỏ: Chất sắt có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu… Theo đó, những loại thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều sắt.
+ Gan và nội tạng động vật: gan, thận, não và tim – chứa rất nhiều chất sắt. Bên cạnh đó, thịt nội tạng cũng rất giàu protein, các loại vitamin A, B, đồng, selen tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của em bé ngay từ trong bụng mẹ.
+ Động vật thân mềm: tiêu biểu như các loại ốc, sò, ngao…được chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều sắt cho mẹ bầu. Nhưng các loại này cần chế biến kỹ để tránh mẹ bầu bị lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
+ Rau chân vịt: hay còn gọi là cải bó xôi cũng như các nguồn rau xanh giàu chất xơ, chất sắt nhưng lại rất ít calo, thích hợp cho các mẹ bầu khi mang thai.
+ Bông cải xanh: thuộc họ cải, các món ăn chế biến từ rau này vô cùng bổ dưỡng, cung cấp chất sắt cho mẹ bầu. Hơn thế nữa, trong bông cải xanh cũng có nhiều vitamin K và chất xơ giúp mẹ ngăn chặn tình trạng táo bón.
+ Các loại đậu: bao gồm đậu xanh, đậu Hà Lan hay tàu hũ… là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào cho mẹ bầu. Không những thế, đậu cũng có thể chế biến thành món ăn vặt mẹ bầu có thể ăn thoải mái.
+ Hạt bí ngô: chứa nhiều chất sắt được mẹ bầu dùng làm món ăn vặt ngon miệng, giảm ốm nghén. Bên cạnh đó, hạt bí ngô còn cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin K, kẽm, mangan, magiê giúp giảm nguy tiểu đường và trầm cảm.
+ Sô-cô-la đen: cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho mẹ bầu, có thể chống oxy hóa, tác dụng giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh
Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc chứa sắt
Để bổ sung sắt mang lại hiệu quả cao nhất thì bà bầu cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu hiện nay được bán khá nhiều trên thị trường thường có 2 dạng: sắt vô cơ (Sắt sulfat) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ được sử dụng nhiều hơn sắt vô cơ.
Theo đó hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng là sắt nước và viên sắt. Đối với sắt nước có ưu điểm ít nóng và dễ hấp thu, ít táo bón nhưng khó uống, thậm chí mẹ có thể buồn nôn khi uống.
Ngược lại, viên sắt có ưu điểm là dễ uống, ít gây buồn nôn nhưng dễ gây nóng trong, táo bón, kém hấp thụ hơn. Vì thế, mẹ cần lưu ý:
- Nên uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
- Không uống sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì nó có thể cản trở hấp thu sắt.
- Khi uống viên sắt, mẹ nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để bớt nóng trong và táo bón.
- Nên uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, không dùng kèm trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
- Không nên dùng thuốc sắt với các loại thuốc kháng sinh…
Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ theo chỉ định không uống quá liều lượng có thể gây xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường….đặc biệt trong khoảng thời gian mang thai mẹ cần phải thăm khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sự phát triển của bé cũng như được bác sĩ tư vấn cụ thể đầy đủ về chế độ dinh dưỡng, bổ sung các chất cần thiết khi mang thai, đặc biệt là chất sắt vô cùng quan trọng này.
Địa chỉ khám, theo dõi thai uy tín
Hiện nay tại Hà Nội, khi cần thăm khám thai thì chị em có thể an tâm lựa chọn phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội. Phòng khám chuyên khoa sức khỏe sinh sản- đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là địa chỉ thăm khám, siêu âm thai uy tín mà nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại thủ đô đã lựa chọn.
Phòng khám được trang bị theo mô hình “bệnh viện khách sạn” đầy đủ thiết bị y tế hiện đại gồm hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D cho kết quả chính xác. Đặc biệt toàn bộ quá trình thăm khám, siêu âm thai, tư vấn thai kỳ do đội ngũ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thực hiện.
Mặt khác, thủ tục khám bệnh tại đây rất nhanh chóng nhờ hệ thống đặt lịch khám miễn phí; thủ tục khám bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai minh bạch.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ hay các vấn đề Sản phụ khoa khác , bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch.
Nguồn tham khảo:
+ Daily iron and folic acid supplementation during pregnancy https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/#:~:text=Daily%20oral%20iron%20and%20folic,birth%20weight%2C%20and%20preterm%20birth. Truy cập ngày: 30/9/2020
Ngày sửa: 30-09-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]