Bà bầu có nên nằm ngửa không? Tư thế ngủ lý tưởng cho mẹ bầu
29 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
1523Mang thai là khoảng thời gian vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cũng trong thời gian mang thai này, cơ thể người mẹ trở nên vô cùng nhạy cảm, bởi vậy cần đặc biệt chú ý thời gian nghỉ ngơi cùng chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, khi thai nhi ngày một lớn dần, bụng bầu to hơn đồng nghĩa với việc giấc ngủ của mẹ trở lên khó khăn hơn nhiều, tìm được tư thế ngủ thích hợp vào lúc này không hề dễ dàng. Liệu bà bầu có nên nằm ngửa không? Tư thế ngủ nào lý tưởng nhất với mẹ bầu? Tất cả sẽ được chuyên gia y tế chia sẻ trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bà bầu có nên nằm ngửa không?
Trao đổi về vấn đề bà bầu có nên nằm ngửa không, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:
Điều quan trọng nhất để tìm tư thế ngủ thích hợp khi mang thai là mẹ phải cảm thấy thoải mái khi ngủ và cả lúc thức dậy. Theo đó, bà bầu có nên nằm ngửa không cũng phụ thuộc từng thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mang thai 2 tháng đầu, lúc này mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.
Đối với mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà cổ tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu phải tập thay đổi thói quen để nỗi lo về giấc ngủ không làm phiền niềm vui thai kỳ. Thời điểm này, bà bầu nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt, từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi, bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả chắc chắn là không. Ở thời điểm này, việc nằm ngửa là tuyệt đối kiêng kỵ. Theo các chuyên gia, nếu mẹ nằm ngửa trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu từ dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Nếu mẹ tiếp tục nằm trong thời gian dài có thể sẽ bị chóng mặt hoặc quay cuồng.
Một số tác hại của việc nằm ngửa trong thai kỳ đối với các mẹ bầu đó là:
- Nằm ngửa khi ngủ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
- Tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi.
- Nằm ngửa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.
- Khi nằm ngửa để ngủ bụng sẽ đè lên ruột và các mạch máu lớn, gây ra nhiều vấn đề như: đau lưng, các vấn đề về đường hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa, gây tình trạng huyết áp thấp. trĩ,…
Mặt khác, thực tế cũng có rất nhiều chị em chia sẻ bản thân khi đi ngủ thường nằm nghiêng nhưng tới lúc lại thức dậy lại trở về tư thế nằm ngửa lúc nào không hay. Điều này khiến cho các mẹ khá băn khoăn là lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần bà bầu thường chuyển nhiều vị trí để ngủ thoải mái hơn. Trong đêm, nếu bất cứ lúc nào tỉnh giấc mà thấy mình đang nằm ngửa khi mẹ hãy nhẹ nhàng chuyển sang tư thế nằm nghiêng nhé!.
>>>Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
Ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm ngửa đối với thai nhi
Bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không. Bên cạnh những tác hại đối với mẹ bầu, việc mẹ nằm ngửa cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến con yêu ở trong bụng, cụ thể như sau:
Giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngả sang phải. Bởi vậy, mẹ bầu nếu thường xuyên nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến oxy và chất dinh dưỡng khi vận chuyển đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Tê liệt tĩnh mạch chi dưới
Phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm do trong thời kỳ thai nghén, tĩnh mạch thường ở trạng thái gián nở. Bởi vậy, nếu trong khi ngủ, mẹ bầu hay nằm ngửa sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.
Giảm lưu lượng máu
Áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới sẽ tăng lên khi mẹ bầu nằm ngửa. Từ đó cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới, dẫn đến giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển của thai nhi.
Khiến cơ thể phù nề
Tình trạng phù nề do cơ thể thai phụ tích nước có thể xảy ra thường xuyên, nhất là đối với những mẹ bầu có thói quen nằm ngửa. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp, hiện tượng phù nề toàn thân.
Do đó, bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không, nhất là khi đang bị hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những tư thế ngủ nên tránh khi mang thai
Bên cạnh tư thế nằm ngửa, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo về những tư thế khi nằm ngủ thuộc danh sách chống chỉ định trong thai kỳ nhằm mục đích ngăn chặn sự chèn ép tĩnh mạch chủ gây ra sự khó chịu ở người mẹ và có tác động đến khả năng oxy hóa tốt cho em bé đó là:
- Tư thế nằm sấp: đặc biệt từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi
- Tư thế ngồi nửa nằm
- Tư thế nằm nghiêng về bên phải
Mách bạn tư thế ngủ lý tưởng tốt cho mẹ và thai nhi
Như vậy, bàu bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tham khảo tư thế ngủ lý tưởng, tốt cho mẹ và bé.
Tư thế ngủ tốt là sự cảm nhận của từng người mẹ trong việc chọn tư thế nằm thích hợp cho thời gian nghỉ ngơi theo từng giai đoạn thay đổi về cơ thể của mẹ.
Các nhà khoa học, chuyên gia y tế đề đã chỉ ra rằng: tư thế ngủ nằm nghiêng sẽ là tư thế ngủ tốt nhất trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nguyên do là bởi khi mẹ bầu nằm nghiêng sẽ giúp bạn thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung. Tốt nhất, mẹ bầu nên nghiêng mình qua bên trái khi ngủ để giúp:
- Tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai.
- Giữ tử cung không đè lên gan. Nguyên do là bởi gan nằm bên phải bụng của bạn. Việc nằm nghiêng sang trái sẽ hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Hỗ trợ làm giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.
- Giúp mẹ bầu giảm phù chân ở những tháng cuối do phù chân sinh lý.
- Giúp mẹ tránh được tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim.
Ngoài ra, khi nằm ngủ liên tục ở một tư thế trong suốt một đêm sẽ không được thoải mái. Bởi vậy, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế nằm thường xuyên, nghiêng bên này bên kia, tuy nhiên cần tập thói quen nghiêng trái nhiều hơn. đồng thời.
Những nguy cơ có thể xảy ra khi mẹ bầu mất ngủ
Như đã nêu ở trên, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén. Nếu mẹ bầu không may mất ngủ thì có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Trẻ sinh ra dễ thiếu máu
- Trẻ sinh ra chậm phát triển
- Trẻ sinh ra hay quấy khóc
Các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu
- Ban ngày bạn nên làm việc bình thường, kết hợp vận động tay chân nhiều hơn để đêm đến có thể ngủ ngon hơn.
- Hãy tắm nước ấm vào buổi chiều tối.
- Đọc sách trước khi ngủ giúp bạn thư giãn dễ ngủ. Ưu tiên chọn những loại sách mang tính giáo dục hoặc vui cười.
- Tránh ăn quá no trước khi ngủ.
- Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ.
- Tránh sử dụng các chất kích thích giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn
- Nên đi vệ sinh trước khi đi ngủ để đảm bảo được yên giấc.
- Sử dụng những liệu pháp y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm,…
- Tránh những stress căng thẳng nên tìm người để giải tỏa
- Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
- Tránh xem các phim, các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ.
- Nếu mẹ bầu bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được bằng các biện pháp trên thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.
- Về tư thế ngủ, mẹ bầu cần lưu ý:
Gác chân cao và nằm đầu cao giúp mẹ bầu tránh được các bệnh lý. Mẹ bầu có thể áp dụng từ tháng thứ 4 trở đi đối với các mẹ có các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, chuột rút vào ban đêm nên gác chân cao. Mẹ cũng nên nằm đầu cao để hạn chế trào ngược do tử cung chèn ép dạ dày. Hãy sử dụng gối cao và lưng bằng gối mềm tạo với giường 1 góc 20 độ còn làm áp lực của thai nhi cho đường hô hấp trên của thai phụ hạn chế làm bà bầu “ngáy” khi ngủ. Việc sử dụng một chiếc gối dài mềm để kê phía trước và phía sau nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của bụng, giữ cho cột sống được thẳng, giảm sức ép của trọng lượng chân này lên chân kia sẽ giúp mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề bà bầu có nên nằm ngửa không, hy vọng hữu ích với bạn đọc.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc đang gặp rắc rối với tình trạng sức khỏe sinh sản, bạn đọc có thể tìm đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa uy tín tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế bằng cách cấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch hẹn khám.
Nguồn tham khảo:
- Sleeping Positions During Pregnancy https://www.whattoexpect.com/pregnancy/sleep-solutions/pregnancy-sleep-positions/#:~:text=Experts%20recommend%20pregnant%20women%20avoid,heart%20from%20your%20lower%20body. Truy cập ngày: 29/10/2020
- Pregnant women ‘should avoid sleeping on back in last trimester’ https://www.nhs.uk/news/pregnancy-and-child/pregnant-women-should-avoid-sleeping-back-last-trimester/ Truy cập ngày: 29/10/2020
Ngày sửa: 04-05-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]