Bà bầu bị chuột rút bắp chân: Nguyên nhân và cách khắc phục
24 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
819- 1Chuột rút bắp chân là tình trạng như thế nào?
- 2Nguyên nhân bị chuột rút bắp chân khi mang thai
- 3Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị chuột rút bắp chân
- 4Bà bầu bị chuột rút bắp chân có nguy hiểm không?
- 5Cách khắc phục chuột rút bắp chân cho bà bầu
- 6Phòng tránh chuột rút bắp chân khi mang thai
- 7Địa chỉ thăm khám, siêu âm thai uy tín tại Hà Nội
Chuột rút là dấu hiệu khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, tình trạng này nếu không sớm khắc phục có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn thông tin về vấn đề bà bầu bị chuột rút bắp chân: nguyên nhân và cách điều trị.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt nội tiết tố tăng cao trong thai kỳ dẫn tới cơ thể mẹ mệt mỏi nhiều hơn. Ngoài vóc dáng, làn da thì có đến 90% mẹ gặp phải triệu chứng chuột rút trong thời gian mang thai.
Chuột rút bắp chân là tình trạng như thế nào?
Chuột rút (vọp bẻ) là dấu hiệu thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai, tình trạng này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày. Chuột rút có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này đau nhức, không thể cử động.
Trong số các vị trí trên thì chuột rút bắp chân thường gặp nhất bắt đầu khi thai được 3 tuần trở đi và có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn khi thai càng ngày càng lớn. Tình trạng chuột rút bắp chân có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, khó ngủ…..hiện tượng này có thể tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Nguyên nhân bị chuột rút bắp chân khi mang thai
Chuyên gia nhận định: có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai, tiêu biểu là những nguyên nhân chính sau đây:
Cơ thể tăng cân
Khi mang thai, mẹ phải tăng cường chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Do vậy, trọng lượng cơ thể mẹ sẽ tăng lên cùng với sự phát triển lớn lên từng ngày của bé là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút bắp chân.
Tình trạng mất nước
Nếu như mẹ bầu thấy nước tiểu màu vàng đậm có nghĩa cơ thể bạn đang thiếu nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu như da môi bong tróc, khô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt….cho thấy mẹ đang mất nước. Việc thân nhiệt càng nóng thì mẹ càng dễ bị chuột rút ở bắp chân xảy ra nhiều hơn.
Thiếu chất dinh dưỡng
Theo nhiều nghiên cứu cho kết quả, phụ nữ mang thai thường xuyên bị chuột rút bắp chân nếu cơ thể thiếu hụt canxi hoặc magie khiến mẹ có nguy cơ chuột rút bắp chân khá cao. Lý do bởi khi mang thai, em bé cần nhiều canxi để phát triển xương và răng, viêm, dây thần kinh, cơ bắp…Do vậy nếu mẹ thiếu canxi thai sẽ tự động lấy canxi của mẹ, dẫn tới sức khỏe xương khớp của mẹ yếu đi gây chuột rút bắp chân.
Thói quen ngồi nhiều
Nếu mẹ ngồi quá nhiều, ít vận động hoặc những mẹ làm công việc văn phòng có thể gặp phải chứng chuột rút bắp chân.
Tuần hoàn máu chậm
Khi mang thai, máu cần cung cấp nuôi thai nên tuần hoàn máu của mẹ sẽ chậm lại, khiến bà bầu bị chuột rút ở bắp chân nhiều hơn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít gặp như tình trạng mẹ bị viêm ruột thừa, mắc các bệnh sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận; đau dây chằng tròn hay những mẹ quan hệ tình dục quá mạnh bạo có thể khiến tĩnh mạch trong khung xương chậu bị tổn thương làm cho tử cung co bóp dẫn tới ảnh hưởng gây chuột rút ở phụ nữ có thai. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu chuột rút bắp chân khi mang thai?
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị chuột rút bắp chân
Để nhận biết dấu hiệu chuột rút dưới bắp chân không khó, mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:
- Sờ vào bắp chân cảm thấy đau nhói, thấy cơ bị co cứng thành một cục
- Vị trí bắp chân rất khó khăn trong việc cử động hay thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.
- Co rút bắp chân kéo dài đau nhức, chạm vào thấy nóng
Bà bầu bị chuột rút bắp chân có nguy hiểm không?
Bình thường, chuột rút bắp chân ở phụ nữ mang thai xuất hiện rồi nhanh chóng kết thúc mà mẹ bầu không cần lo lắng.
Nhưng nếu, hiện tượng này xuất hiện quá nhiều có đi kèm thêm các triệu chứng khác như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, thân nhiệt tăng, đau dữ dội bắp chân do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.… thì mẹ bầu nên tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp thì chuột rút có thể đang cảnh báo mẹ có nguy cơ sảy thai. Theo tính toán, cứ 4 trường hợp thường xuyên bị chuột rút chân thì có 1 trường hợp sảy thai. Nguyên nhân có thể do sự đột biến về nhiễm sắc thể, trứng đã thụ thai không nằm trong tử cung mà nằm trong khung xương chậu….gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung.
Cách khắc phục chuột rút bắp chân cho bà bầu
Hầu hết các trường hợp bị chuột rút ở bắp chân khi mang thai không cần can thiệp y khoa, không cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, nếu để tình trạng chuột rút xuất hiện mà không khắc phục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Do vậy, khi bị chuột rút bắp chân, mẹ cần phải:
- Có dấu hiệu chuột rút bắp chân, mẹ hãy nhờ người kéo căng cơ bắp chân cho tới khi khỏi.
- Tắm nước ấm nóng, mát xa bằng đá hoặc mát xa cơ bắp cũng có thể giảm chuột rút.
- Nếu mẹ thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, hãy xoa bóp trước khi ngủ, kéo căng cơ trước cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút.
- Bổ sung magie: như đã trình bày nêu trên, nếu thiếu hụt magie sẽ khiến mẹ bị chuột rút trầm trọng. Do vậy thai phụ nên cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bổ sung chất này. Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu magie như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt.
- Bổ sung đầy đủ canxi: do canxi thiếu hụt cũng sẽ dẫn tới chuột rút bắp chân. Vì thế, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ. Chú ý, trong thực đơn hàng ngày, mẹ bổ sung tăng cường (thịt, cá, trứng, tôm, cua,…).
Phòng tránh chuột rút bắp chân khi mang thai
Để phòng tránh chuột rút bắp chân khi mang thai, mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, nếu làm công việc văn phòng mẹ nên thường xuyên đứng dậy vận động.
- Xoa bóp chân thường xuyên để hạn chế chuột rút
- Xoay cổ chân, bắp chân thường xuyên, vận động chân bất cứ lúc nào có thể
- Mẹ có thể thường xuyên vận động nhẹ nhàng, co duỗi chân, tay, xoa bóp hai mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp bà bầu ngủ ngon giấc hơn và ngủ sâu hơn.
- Mẹ nên nằm tư thế ngủ nghiêng trái để máu lưu thông khắp cơ thể, mẹ có thể gác cao chân khi nằm.
- Mẹ có thể mua một số gối ôm, nằm chuyên biệt dành cho bà bầu, có thể giúp mẹ ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.
- Uống đủ nước ít nhất 2 lít nước, tránh để cơ thể thiếu nước.
- Tắm bằng nước ấm sẽ giúp giãn các cơ và mạch máu hoạt huyết giảm thiểu chuột rút.
- Mẹ bầu có thể sử dụng nước nóng được pha với chút muối và gừng sẽ giúp bà bầu tránh bị chuột rút vào ban đêm.
- Tránh làm việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh được tác động tiêu cực đến bà bầu.
Cuối cùng, để giảm thiểu triệu chứng chuột rút bắp chân khi mang thai thì mẹ cần lựa chọn trang phục phù hợp, mặc váy bầu rộng rãi, mùa đông cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn chân. Không nên đi giày cao gót mà nên đi dép hoặc giày bệt để tránh gây áp lực lên bắp chân, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn hạn chế chuột rút. Ban ngày đi làm, mẹ bầu không nên ngồi bắt chéo chân, cần giữ hai đầu gối thăng bằng, có thể dùng massage chân bằng gỗ để giảm chuột rút bắp chân.
Đặc biệt, mẹ cần phải chú ý thăm khám sức khỏe, siêu âm thai để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, bảo vệ trọn vẹn cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
>>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu sắp sinh – Mẹ bầu nên chú ý
Địa chỉ thăm khám, siêu âm thai uy tín tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, mẹ có thể lựa chọn thăm khám thai tại một số bệnh viện lớn như: bệnh viện phụ sản Hà Nội, phụ sản TW,…tuy nhiên, để tránh tình trạng xếp hàng chờ đợi cả ngày chưa tới lượt khám thì mẹ có thể an tâm lựa chọn phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, chăm sóc thai an toàn cho nhiều thế hệ phụ nữ tại Hà Nội, nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của người bệnh.
Phòng khám với ưu thế về cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại ngang tầm “bệnh viện khách sạn”, tất cả thiết bị đều được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới, đã được Sở Y tế kiểm duyệt trước khi sử dụng gồm: máy siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động….cho kết quả chính xác.
Đặc biệt, toàn bộ quá trình thăm khám thai, siêu âm thai, đọc kết quả và tư vấn đều do bác sĩ Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm thực hiện nên bạn hoàn toàn có thể an tâm. Quá trình thăm khám, siêu âm thai chỉ khoảng 20 phút, mẹ bầu không cần xếp hàng chờ đợi. Ngoài ra, thủ tục khám bệnh tại đây khá nhanh chóng, chi phí thăm khám, siêu âm thai được niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế,….vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm thăm khám thai tại đây.
Mọi thắc mắc về vấn đề bà bầu bị chuột rút ở bắp chân: nguyên nhân và cách khắc phục, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại tới số máy (024).38.255.599 – 083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ When Should You Worry About Early Pregnancy Cramps? https://www.verywellfamily.com/pregnancy-cramps-2371267#:~:text=Once%20you%20become%20pregnant%2C%20your,to%20your%20typical%20menstrual%20cramps. Truy cập ngày: 24/10/2020
+ When to Be Concerned by Pregnancy Cramps https://www.healthline.com/health/pregnancy/cramps Truy cập ngày: 24/10/2020
Ngày sửa: 24-10-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]