Dinh dưỡng

Bạch tuộc bao nhiêu calo?ăn bạch tuộc có tốt không?

Bạch tuộc được biết đến là một trong những loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng, có khả năng bồi bổ sức khỏe. Với vị tươi ngon, không mất nhiều thời gian chế biến, bạch tuộc là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, được coi là một món ăn ngon ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên cụ thể bạch tuộc bao nhiêu calo, ăn bạch tuộc có tốt không thì không phải ai cũng nắm được. Nếu bạn là tín đồ của những món ăn chế biến từ bạch tuộc và đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng có trong bài viết dưới đây nhé!

Bạch tuộc bao nhiêu calo

Bạch tuộc bao nhiêu calo?

Trao đổi về vấn đề bạch thuộc bao nhiêu calo, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ như sau:

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, là động vật thân mềm, không xương, gần giống với mực ống. Bạch tuộc không có vỏ ngoài cứng nên có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Chính bởi đặc điểm này, bạch tuộc dễ bị tấn công vì không có vỏ ngoài bảo vệ. Khi bị tấn công, các xúc tu khỏe sẽ trở thành vũ khí tự vệ và tấn công hiệu quả, giúp bạch tuộc siết chặt con mồi đến chết.

Bạch tuộc bao nhiêu calo thì theo chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại hải sản có mức năng lượng trung bình, không quá thấp cũng không quá cao. Theo tính toán, trung bình trong 100g bạch tuộc cung cấp mức năng lượng là khoảng 188 calo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những nguyên liệu mà bạn kết hợp cùng và cách chế biến mà số lượng calo có trong bạch thuộc có thể thay đổi. Cụ thể như sau

  • Trong 100g bạch tuộc xào chứa khoảng 231 calo.
  • Trong 100g bạch tuộc nướng chứa khoảng 254 calo.
  • 1 chiếc bánh bạch tuộc takoyaki chứa khoảng 80 calo.

Vậy với mức năng lượng này thì liệu ăn bạch tuộc có béo không?

Ăn bạch tuộc có béo không?

Để biết được ăn bạch tuộc có béo không thì cần dựa vào thông tin về bạch tuộc bao nhiêu calo. Như đã nêu ở trên, calo trong bạch thuộc ở mức trung bình, khoảng 188 calo/100gr. Theo đó, để ăn no 1 bữa cùng bạch tuộc, một người cần ăn khoảng 500gr hoặc hơn. Lúc này, mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bạch tuộc sẽ rơi vào khoảng 940 calo.

Mặt khác, một người bình thường mỗi ngày cần nạp vào cơ thể trung bình là 2000 calo. Và mỗi ngày, một người thường có 3 bữa chính. Khi đó, mức năng lượng của 1 bữa chính cần nạp là khoảng 667 calo.

Ăn bạch tuộc có béo không

>>>Tìm hiểu thêm: Ăn tôm có béo không? Hàm lượng calo trong tôm là bao nhiêu?

So sánh hai mức năng lượng này có thể thấy nước năng lượng cung cấp từ việc ăn no bằng bạch tuộc cao hơn hẳn so với mức năng lượng trung bình cần nạp vào cơ thể mỗi bữa. Bởi vậy, nếu bạn ăn bạch tuộc thì mức năng lượng dư thừa sẽ tích tụ, chuyển hóa thành mỡ và đây là nguyên nhân khiến bạn béo lên. Bởi vậy, ăn bạch tuộc có béo không thì câu trả lời là có béo.

Ăn bạch tuộc có tốt không?

Ăn bạch tuộc có béo không? Vấn đề này chúng tôi đã giải đáp ở trên, chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời rồi phải không nào. Bạch tuộc chỉ gây béo khi chúng ta không ăn đúng cách đúng thời điểm còn nếu chúng ta áp dụng được chế độ ăn khoa học thì không những không gây béo mà còn mang lại nhiều lợi ích với cơ thể. Trao đổi về vấn đề ăn bạch tuộc có tốt không, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ như sau: Là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, bạch tuộc cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như A, B1, B2, PP, C, các khoáng chất như phốt pho, canxi axit béo omega 3, selenium,… Bởi vậy, ăn bạch tuộc có tốt không thì câu trả lời là có. Một số lợi ích cho sức khỏe mà bạch tuộc mang lại đó là:

Ăn bạch tuộc giúp tăng cường sức đề kháng

Hàm lượng canxi, kali, phốt pho, vitamin và một số axit béo omega-3 có trong bạch tuộc giúp cơ thể có khả năng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và ngăn ngừa được nhiều bệnh.

Ăn bạch tuộc tốt cho hệ tiêu hóa

Thống kê từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong 85gr bạch tuộc có thể cung cấp cho cơ thể 75 microgram dưỡng chất selenium. Chất selenium đóng vai trò quan trong việc chuyển hóa protein giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, tốt cho đường ruột. Mặt khác, chất này còn có cơ chế hoạt động như chất chống oxy hóa hỗ trợ việc loại trừ các gốc tự do có hại cho sức khỏe.

Ăn bạch tuộc giúp tăng cường trao đổi chất

Bạch tuộc chứa vitamin B12 – một loại khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất. Theo nghiên cứu, trong 85gr bạch tuộc cung cấp cho cơ thể khoảng 30 microgram vitamin B12.

Ăn bạch tuộc hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim

Trong bạch tuộc, người ta có thể bào chế ra chất octopamin, mang đến tác dụng gây mê, cường giao cảm. Mặt khác chúng còn chứa một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim rất tốt. Bởi vậy, những người mắc bệnh tim mạch nên bổ sung món bạch tuộc vào thực đơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Ăn bạch tuộc tốt cho cơ thể bị suy nhược gầy yếu

Thịt bạch tuộc nướng giòn và tán thành bột được sử dụng như một thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể sau những ngày lao động quá sức.

Ăn bạch tuộc cải thiện tình trạng thiếu máu, chậm tiêu

Thịt bạch tuộc có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, tắc tia sữa… Thịt bạch tuộc cũng được xem là bài thuốc hiệu quả dành cho những người bị thiếu máu, ăn không tiêu.

Ăn bạch tuộc có tốt không

Ăn bạch tuộc giúp duy trì thị lực

Bạch tuộc chứa axit béo omega-3 có thể giúp bạn phòng tránh các căn bệnh mất thị lực. Nhờ vậy, bổ sung bạch tuộc đúng cách sẽ giúp cho bạn sở hữu đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Ăn bạch tuộc có tác dụng làm đẹp da

Bạch tuộc vốn là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhờ vậy giúp bạn cải thiện làn da, sở hữu một làn da săn chắc và khỏe mạnh. Mặt khác, bạch tuộc cũng chứa lượng axit béo omega-3 trong dồi dào giúp bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh mặt trời làm hại tới làn da của bạn.

Ăn bạch tuộc hỗ trợ tăng cường trí óc

Có thể bạn chưa biết: ăn bạch tuộc đúng cách còn giúp kích thích sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, trong bạch tuộc chứa axit béo omega-3 giúp làm tăng chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.

Bạch tuộc có thể làm thuốc trị bệnh

Theo đông y, thịt bạch tuộc có tên thuốc là chương ngư, vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa…

Một số lưu ý khi ăn bạch tuộc

 Bên cạnh vấn đề bạch tuộc bao nhiêu calo và ăn bạch tuộc có tốt không thì khi sử dụng thực phẩm này để tận dụng hoàn toàn chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bạn đọc cũng cần lưu ý một số điều sau:

Bà bầu ăn bạch tuộc có được không?

Bà bầu ăn bạch tuộc được không thì câu trả lời là có. Thực phẩm này là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ và thai nhi trong bụng. Nguyên do là bởi trong bạch tuộc chứa rất nhiều dưỡng chất và hàm lượng vitamin cao, giúp tăng cường sức đề khác cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Mặt khác, dù không chứa chất xơ nhưng bạch tuộc vẫn được xem là loại thực phẩm cực kỳ tốt đối với hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu. Nguyên do là bởi hàm lượng selenium cao có trong bạch tuộc mang đến tác dụng chuyển hóa protein trong dạ dày giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất. Mặt khác, selenium cũng có khả năng chống oxy hóa tốt giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Những mẹ bầu nếu vừa ốm dậy vẫn có thể sử dụng bạch tuộc để phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất. Đồng thời giúp cung cấp một lượng omega 3 vào cơ thể, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Bà bầu ăn bạch tuộc có được không

Tuy vậy, để có thể tận dụng được toàn bộ lợi ích của bạch tuộc đối với mẹ bầu thì cần có một chế độ hợp lý và điều độ, cẩn trọng trong việc sử dụng. Theo chuyên gia y tế, mẹ bầu nên kiêng ăn bạch tuộc trong khoảng 2-3 tháng đầu thai kỳ và và sử dụng từ từ để xem có bị dị ứng gì hay không. Trong quá trình sử dụng bạch tuộc nếu cơ thể có nhạy cảm với những món ăn từ bạch tuộc thì tốt nhất nên dừng lại. Đồng thời đừng quên lựa chọn những địa chỉ bán hải sản tốt, tin cậy và chất lượng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bà bé.

Ăn bạch tuộc có độc không?

Đa phần các loại bạch tuộc được sử dụng làm thức ăn cho con người đều khá lành tính, không có độc. Thế nhưng, nếu như bạn mua phải bạch tuộc ngâm, tẩm hóa chất thì việc gây nguy hại cho sức khỏe là khó tránh khỏi. Bạch tuộc nếu như vẫn còn tươi ngon thì sẽ không cần dùng đến hóa chất như oxy già để tẩy trắng. Tuy nhiên, thông thường bạch tuộc chết sau vài giờ là bị phân hủy, tạo ra độc tố histamine. Nếu sử dụng thêm các hóa chất tẩy trắng hay bảo quản sẽ càng tăng thêm độc chất.

Một điều đáng buồn đó là tại Việt Nam, rất nhiều trường hợp vì mục đích lợi nhuận và cạnh tranh của con người mà rất nhiều loại bạch tuộc hiện nay được ngâm, tắm tắm trong những đại dương hóa chất cho đẹp, trắng, dai, tươi rói bất chấp sự độc hại khôn lường.

Bởi vậy, khi ăn bạch tuộc bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không ăn bạch tuộc đốm xanh vì nó chứa nhiều độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hại đến tính mạng.
  • Cẩn trọng trước các loại bạch tuộc roi rói, thịt dai, trắng tươi, bởi chỉ sau một đêm hay vài giờ đồng hồ trong bể hóa chất, bạch tuộc.
  • Tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ ăn uống, những nhà cung cấp bạch tuộc có nguồn gốc đảm bảo và tin cậy.

Ăn bạch tuộc có để lại sẹo không?

Về vấn đề ăn bạch tuộc có để lại sẹo không thì theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại hải sản hay đồ tanh nói chung không phải là nguyên nhân chính gây ra sẹo lồi bởi sẹo đã được hình thành từ trước đó do sự sản sinh quá mức của các Collagen lành tính. Tuy nhiên, các loại hải sản (trong đó có bạch tuộc) lại chứa các chất khiến cho tình trạng sẹo thâm nghiêm trọng ở những người có cơ địa sẹo lồi hoặc dễ kích ứng. Bởi vậy, tốt nhất nếu đang bị vết thương hở thì bạn nên tránh ăn bạch tuộc.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được thông tin xoay quanh vấn đề bạch tuộc bao nhiêu calo, ăn bạch tuộc có tốt không. Từ đó, thiết lập cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sớm sở hữu thân hình quyến rũ như ý.

Nguồn Tham Khảo:

 

Ngày sửa: 17-12-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội