Dinh dưỡng

Bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không?

Bánh canh là món ăn phổ biến của người Việt, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung và miền Tây. Nguyên liệu tương tự nhau nhưng cách nêm nếm gia vị vào nước dùng có thể khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi vùng. Nếu bạn đang thắc mắc không biết bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không, bầu ăn bánh canh được không, vừa sinh xong ăn bánh canh được không thì hãy xem ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác.

Bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không

1/ Bánh canh bao nhiêu calo?

Banh canh là món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, một chút béo ngậy cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Bạn có thể ăn bữa xế, bữa phụ hay thậm chí thay thế cả bữa chính cũng được.

Sợi bánh canh được làm từ bột mì, bột gạo, bột năng, bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Nước dùng được nấu từ tôm, cá, giò heo. Gia vị của bánh canh được thay đổi tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi vùng. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với chả cá, cá đã róc xương, tôm, thịt, tiết luộc, tóp mỡ…

Một số nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi 100g bánh canh sẽ chứa khoảng 145 calo. Còn trung bình một tô bánh canh bao gồm nước dùng từ xương heo ăn kèm bóng bì, tóp mỡ, hành lá sẽ chứa khoảng 295 calo. Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào các món mà bạn ăn kèm.

Ngoài ra, bánh canh cua hoặc bánh canh ghẹ sẽ chứa khoảng 379 calo. Bánh canh cá chứa khoảng 330 calo. Bánh canh chay chứa khoảng 225 calo. Bánh canh ngọt chứa khoảng 350 – 378 calo. Bánh canh gà chứa khoảng 346 calo.

2/ Ăn bánh canh có mập không?

Vì thành phần sợi bánh từ bột mì đồng thời nước dùng được chế biến từ xương, tôm, cá nên nhiều người thắc mắc không biết ăn bánh canh có mập không. Thực tế là ăn bánh canh có thể gây mập nếu bạn ăn quá nhiều. Còn nếu mỗi ngày bạn chỉ ăn 1 tô bánh canh thay thế cho bữa ăn trong ngày thì bạn cũng không cần quá lo lắng về cân nặng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về nhiều loại bánh khác:

3/ Bà bầu ăn bánh canh được không?

Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý tránh xa những loại đồ ăn, thực phẩm sau:

  • Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Mẹ bầu không nên ăn cá mập, cá ngừ đóng hộp bởi hàm lượng thủy ngân cao, có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ.
  • Sushi: Sushi có nguyên liệu chủ yếu là cá sống. Nếu mẹ bầu ăn phải rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Động vật có vỏ sống: Những động vật có vỏ sống như sò, ốc, hàu chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu nấu không kỹ có thể gây hại tới mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Thịt nguội: Thịt nguội có thể chứa vi khuẩn listeria. Nếu mẹ bầu bị nhiễm listeriosis có thể bị sảy thai.
  • Buffet: Buffet là loại hình ăn yêu thích của nhiều người nhưng mẹ bầu cần cẩn trọng vì trong buffet có thể có những món ăn đã được chế biến quá lâu. Mẹ chỉ nên ăn những món được chế biến trong vòng 2 giờ đổ lại.
  • Trứng sống: Trong trứng sống có thể chứa 20.000 vi khuẩn salmonella gây ngộ độc, đi ngoài. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn trứng sống, trứng lòng đào hay ăn các loại bánh có trứng sống.
  • Rau răm: Rau răm chứa một số chất có thể gây kích thích tiêu hóa, co bóp cơ trơn dẫn tới sảy thai.
  • Thực phẩm khác: Dưa muối, rau ngót, củ dền, khoai tây mọc mầm, măng tươi, khổ qua, sắn…

Còn những món ăn như bánh canh thì mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ được.

Mang thai khiến dạ dày mẹ trở nên nhạy cảm hơn, cơ thể cũng dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, mắc bệnh. Do đó, mẹ bầu cần chú ý tìm hiểu kỹ về món ăn, thực phẩm mà mình định lựa chọn đồng thời chủ động khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một trong những địa chỉ khám thai uy tín mà mẹ bầu có thể tìm đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn như bệnh viện E Hà Nội, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện K Trung Ương, bệnh viện Việt Đức, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội…

Phòng khám đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới như máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm 2D, 3D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động… giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9%.

Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399

4/ Sau sinh ăn bánh canh được không?

Không chỉ mang thai mới cần phải chú trọng tới việc ăn uống mà kể cả sau sinh cũng vây. Trong đó, bánh canh là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ có thể ăn được, không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe hay chất lượng sữa.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không.

Ngày sửa: 17-10-2020

Giao Thị Kim Vân
Tác giả Bác sĩ: Giao Thị Kim Vân Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội